Mốt sắm máy bay riêng của nhà giàu Trung Quốc
Người Trung Quốc đã dám bỏ tiền tậu máy bay riêng là muốn mua máy bay mới cứng
Cách đây 2 năm, những gì Candy Chung biết về máy bay chỉ là một phương tiện giao thông có cánh mà cô thường xuyên dùng giữa các chuyến đi giữa châu Á và châu Âu.
Tuy nhiên, hiện giờ, Chung đã là chủ của một công ty chuyên môi giới bán máy bay cho tầng lớp triệu phú, tỷ phú ở châu Á. Mỗi chiếc máy bay được bán có thể giúp Chung bỏ túi từ 300.000-1 triệu USD. “Có lúc kiếm nhiều, có lúc kiếm được ít hơn”, Chung nói với phóng viên hãng tin CNN.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của tầng lớp thượng lưu tại Trung Quốc, doanh số thị trường máy bay phản lực tư nhân ở nước này cũng tăng mạnh theo. Theo tạp chí Hồ Nhuận, Trung Quốc hiện có 1.363 triệu phú với tài sản 150 triệu USD trở lên và 189 tỷ phú, chỉ xếp sau nước Mỹ. Cô Chung cho rằng, với một thị trường như vậy, có quá nhiều cơ hội để những công ty như của cô tìm khách hàng dám bỏ tiền tậu máy bay.
Ở các thị trường phát triển, khách hàng thường chuộng máy bay đã qua sử dụng, nhưng Chung cho biết, ở Trung Quốc, khách nào cũng thích sắm một chiếc máy bay mới cứng.
Các công ty quản lý máy bay tư nhân cũng đang ăn nên làm ra nhờ số lượng gia tăng các khách hàng đến từ Trung Quốc đại lục. “Cách đây 5 năm, ở Hồng Kông có chưa đầy 10 máy bay tư nhân, giờ đã có 40 chiếc. 4 năm trước, Metrojet chỉ quản lý 4 chiếc máy bay, giờ đã quản lý 26 chiếc”, ông Björn Näf, Giám đốc công ty quản lý máy bay tư nhân Metrojet tại Hồng Kông cho biết.
Môi giới máy bay là một nghề mới ở Trung Quốc và đến với cô Chung rất tình cờ. Một người bạn của Chung trên mạng xã hội Small World cho cô biết có một chiếc máy bay đang được rao bán. Thông tin này gây chú ý với Chung và cô đã nhận thấy cơ hội để phát triển một lĩnh vực mới.
Ở thời điểm đó, Chung đã là nhà cung cấp rượu vang độc quyền cho nhiều người trong giới thượng lưu Trung Quốc, do vậy cô có trong tay một đội ngũ khách hàng mua máy bay tiềm năng. Trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính, nữ doanh nhân 30 tuổi này còn môi giới nhiều thỏa thuận để đưa các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục lên sàn chứng khoán.
Ở Trung Quốc, việc xâm nhập tầng lớp thượng lưu không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, với Chung, nguồn gốc xuất thân đã giúp ích nhiều cho cô. Cha của Chung, ông Zhong Qiong, là một nhà công nghiệp thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, khởi nghiệp không lâu sau khi nước này mở cửa nền kinh tế vào thập niên 1980. Ông Zhong Qiong không có con trai nên muốn đào tạo Chung, cô con gái lớn nhất trong số 3 người con gái của ông, thành một doanh nhân như mình. “Từ lúc 7 tuổi, tôi đã được cha đưa tới các cuộc họp”, Chung cho biết.
Cơ hội của Chung gia tăng cùng với sự đi lên của gia đình cô trong nấc thang xã hội, cho phép cô thâm nhập vào thế giới thượng lưu tưởng như đóng kín của Trung Quốc. “Một nửa khách hàng của tôi là những người kinh doanh bất động sản”, Chung tiết lộ.
Tuy có nhiều tiền, nhưng những khách hàng Trung Quốc muốn sở hữu máy bay vẫn vấp phải một vấn đề là phải chờ đợi. Theo cô Chung, những đơn hàng mới đặt mua máy bay có thể phải mất 3 năm mới được giao hàng. Những khách hàng mới thiếu kiên nhẫn có thể chi thêm tiền để được nhận máy bay sớm hơn. Chẳng hạn, để có máy bay ngay tháng sau, khách phải chi 1-2 triệu USD.
Sau khi có máy bay rồi, các ông chủ Trung Quốc còn phải đối mặt với hàng loạt bất tiện khác. “Các quy định Trung Quốc còn chưa thực sự mở đối với lĩnh vực hàng không. Ngành này ở Trung Quốc còn chậm so với Mỹ 30-40 năm”, Chung nói.
Điều này có nghĩa là không phải cứ có máy bay là được bay ngay mà còn phải làm vô số thủ tục liên quan. Bởi thế, không hiếm chuyện các ông chủ Trung Quốc có máy bay phản lực riêng vẫn phải ngồi máy bay thương mại trong các chuyến đi.
Tuy nhiên, hiện giờ, Chung đã là chủ của một công ty chuyên môi giới bán máy bay cho tầng lớp triệu phú, tỷ phú ở châu Á. Mỗi chiếc máy bay được bán có thể giúp Chung bỏ túi từ 300.000-1 triệu USD. “Có lúc kiếm nhiều, có lúc kiếm được ít hơn”, Chung nói với phóng viên hãng tin CNN.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của tầng lớp thượng lưu tại Trung Quốc, doanh số thị trường máy bay phản lực tư nhân ở nước này cũng tăng mạnh theo. Theo tạp chí Hồ Nhuận, Trung Quốc hiện có 1.363 triệu phú với tài sản 150 triệu USD trở lên và 189 tỷ phú, chỉ xếp sau nước Mỹ. Cô Chung cho rằng, với một thị trường như vậy, có quá nhiều cơ hội để những công ty như của cô tìm khách hàng dám bỏ tiền tậu máy bay.
Ở các thị trường phát triển, khách hàng thường chuộng máy bay đã qua sử dụng, nhưng Chung cho biết, ở Trung Quốc, khách nào cũng thích sắm một chiếc máy bay mới cứng.
Các công ty quản lý máy bay tư nhân cũng đang ăn nên làm ra nhờ số lượng gia tăng các khách hàng đến từ Trung Quốc đại lục. “Cách đây 5 năm, ở Hồng Kông có chưa đầy 10 máy bay tư nhân, giờ đã có 40 chiếc. 4 năm trước, Metrojet chỉ quản lý 4 chiếc máy bay, giờ đã quản lý 26 chiếc”, ông Björn Näf, Giám đốc công ty quản lý máy bay tư nhân Metrojet tại Hồng Kông cho biết.
Môi giới máy bay là một nghề mới ở Trung Quốc và đến với cô Chung rất tình cờ. Một người bạn của Chung trên mạng xã hội Small World cho cô biết có một chiếc máy bay đang được rao bán. Thông tin này gây chú ý với Chung và cô đã nhận thấy cơ hội để phát triển một lĩnh vực mới.
Ở thời điểm đó, Chung đã là nhà cung cấp rượu vang độc quyền cho nhiều người trong giới thượng lưu Trung Quốc, do vậy cô có trong tay một đội ngũ khách hàng mua máy bay tiềm năng. Trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính, nữ doanh nhân 30 tuổi này còn môi giới nhiều thỏa thuận để đưa các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục lên sàn chứng khoán.
Ở Trung Quốc, việc xâm nhập tầng lớp thượng lưu không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, với Chung, nguồn gốc xuất thân đã giúp ích nhiều cho cô. Cha của Chung, ông Zhong Qiong, là một nhà công nghiệp thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, khởi nghiệp không lâu sau khi nước này mở cửa nền kinh tế vào thập niên 1980. Ông Zhong Qiong không có con trai nên muốn đào tạo Chung, cô con gái lớn nhất trong số 3 người con gái của ông, thành một doanh nhân như mình. “Từ lúc 7 tuổi, tôi đã được cha đưa tới các cuộc họp”, Chung cho biết.
Cơ hội của Chung gia tăng cùng với sự đi lên của gia đình cô trong nấc thang xã hội, cho phép cô thâm nhập vào thế giới thượng lưu tưởng như đóng kín của Trung Quốc. “Một nửa khách hàng của tôi là những người kinh doanh bất động sản”, Chung tiết lộ.
Tuy có nhiều tiền, nhưng những khách hàng Trung Quốc muốn sở hữu máy bay vẫn vấp phải một vấn đề là phải chờ đợi. Theo cô Chung, những đơn hàng mới đặt mua máy bay có thể phải mất 3 năm mới được giao hàng. Những khách hàng mới thiếu kiên nhẫn có thể chi thêm tiền để được nhận máy bay sớm hơn. Chẳng hạn, để có máy bay ngay tháng sau, khách phải chi 1-2 triệu USD.
Sau khi có máy bay rồi, các ông chủ Trung Quốc còn phải đối mặt với hàng loạt bất tiện khác. “Các quy định Trung Quốc còn chưa thực sự mở đối với lĩnh vực hàng không. Ngành này ở Trung Quốc còn chậm so với Mỹ 30-40 năm”, Chung nói.
Điều này có nghĩa là không phải cứ có máy bay là được bay ngay mà còn phải làm vô số thủ tục liên quan. Bởi thế, không hiếm chuyện các ông chủ Trung Quốc có máy bay phản lực riêng vẫn phải ngồi máy bay thương mại trong các chuyến đi.