“Một Việt Nam rất mới trong mắt tôi”
Tổng thống Barack Obama sẽ chứng kiến một quốc gia đang trải qua những thay đổi rất nhanh chóng
Nhân dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm tới Việt Nam, ông Richard Fontaine - người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security (CNAS) ở Washington D.C., một cựu cố vấn về chính sách đối ngoại cho Thượng nghị sỹ John McCain - đã có bài viết đánh giá về Việt Nam và quan hệ Việt-Mỹ. VnEconomy xin được giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết đăng trên trang CNN.
Khi cùng tới Việt Nam với Thượng nghị sỹ John McCain cách đây mấy năm, tôi đã cảm nhận được rõ ràng khả năng tiến xa đến đâu của mối quan hệ giữa hai đất nước cựu thù.
Những phòng giam tối tăm của nhà tù Hỏa Lò gợi lại những ký ức của một cuộc chiến tranh dài và khốc liệt. Một bức tượng McCain bên hồ Trúc Bạch đánh dấu địa điểm nơi chiếc A-4E Skyhawk của ông bị Việt Nam bắn hạ vào năm 1957.
Nhưng đối với người dân và Chính phủ Việt Nam, cái nhìn được hướng về tương lai chứ không phải quá khứ. Khi đến thăm Việt Nam, Tổng thống Barack Obama sẽ chứng kiến một quốc gia đang trải qua những thay đổi rất nhanh chóng và muốn có mối quan hệ ngày càng thắt chặt với Mỹ.
Đó là một cơ hội mà Washington không nên bỏ lỡ.
Tốc độ thay đổi ở Việt Nam có thể khiến nhiều người bất ngờ. Một trong những sự thay đổi này được thể hiện rõ cách đây một năm khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Washington.
Tôi đã tham dự buổi lễ mà ông Trọng có bài phát biểu tại Hội đồng Thương mại Mỹ sau khi ông có các cuộc gặp ở Nhà Trắng. Có lẽ tôi không phải là người duy nhất có mặt cảm thấy ấn tượng khi vị Tổng bí thư của một đất nước cộng sản kêu gọi tự do thương mại ngay tại thành lũy của chủ nghĩa tư bản thị trường.
Việt Nam đã trở nên mới mẻ như thế. Là một thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% mỗi năm, trong đó lĩnh vực xuất khẩu thậm chí tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ hơn. Việt Nam có một dân số trẻ với mức độ kết nối ngày càng cao.
Đó là lý do vì sao mà chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam sẽ có rất nhiều ý nghĩa, và là một bước tiến nữa trên con đường từ chiến tranh, tới bình thường hóa quan hệ, rồi quan hệ đối tác giữa hai nước. Tuy vậy, những gì diễn ra sau khi ông Obama rời Việt Nam thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn.
Trong chuyến thăm, Obama đã tuyên bố dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam, nhưng xét đến ngân sách quốc phòng còn hạn hẹp của Việt Nam, Washington nên giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng bằng cách hỗ trợ Việt nam thông qua Sáng kiến An ninh hàng hải (Maritime Security Initiative) mới trị giá 425 triệu USD, cũng như các chương trình hỗ trợ tài chính khác.
Ngoài ra, Washington cũng nên khuyến khích Việt Nam mở cửa một số cảng biển cho tàu Mỹ và tàu của các quốc gia có quan hệ tốt về mặt quân sự khác. Việt Nam đã thiết lập một cảng quốc tế tại vịnh Cam Ranh, một trong những cảng nước sâu tốt nhất ở Đông Nam Á và từng được quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh.
Washington nên khuyến khích để phát triển Cam Ranh trở thành một địa chỉ khu vực cho các hoạt động hải quân. Chuyến thăm của hai tàu khu trục của Nhật tới Cam Ranh hồi đầu năm nay là một ví dụ cho thấy những việc có thể làm được ở cảng này.
Việt Nam có thể giữ một vai trò rộng lớn hơn trong chiến lược gần đây của Lầu Năm Góc về tăng cường kết nối an ninh ở châu Á - một tầm nhìn nhằm bổ sung cho bốn liên minh song phương của Mỹ bằng một mạng lưới kết nối giữa các đối tác và đồng minh. Chỉ trong vòng một năm qua, Việt Nam đã tăng cường quan hệ quốc phòng với Nhật Bản, Australia, Singapore và Philippines. Những diễn biến này có hiệu ứng ổn định đối với khu vực.
Ngoài vấn đề quan hệ an ninh, còn có những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương cần được xúc tiến sau khi ông Obama rời Việt Nam. Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP, thì đó sẽ là một trở ngại lớn đối với chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á.
Mối quan hệ ấm lên giữa Mỹ và Việt Nam có thể minh chứng mang lại những hiệu quả đặc biệt. Đưa Việt Nam từ cựu thù thành đối tác sẽ nói lên nhiều điều về những ưu tiên của Mỹ. Chuyến thăm của ông Obama là một cơ hội để bắt đầu viết nên một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.
Khi cùng tới Việt Nam với Thượng nghị sỹ John McCain cách đây mấy năm, tôi đã cảm nhận được rõ ràng khả năng tiến xa đến đâu của mối quan hệ giữa hai đất nước cựu thù.
Những phòng giam tối tăm của nhà tù Hỏa Lò gợi lại những ký ức của một cuộc chiến tranh dài và khốc liệt. Một bức tượng McCain bên hồ Trúc Bạch đánh dấu địa điểm nơi chiếc A-4E Skyhawk của ông bị Việt Nam bắn hạ vào năm 1957.
Nhưng đối với người dân và Chính phủ Việt Nam, cái nhìn được hướng về tương lai chứ không phải quá khứ. Khi đến thăm Việt Nam, Tổng thống Barack Obama sẽ chứng kiến một quốc gia đang trải qua những thay đổi rất nhanh chóng và muốn có mối quan hệ ngày càng thắt chặt với Mỹ.
Đó là một cơ hội mà Washington không nên bỏ lỡ.
Tốc độ thay đổi ở Việt Nam có thể khiến nhiều người bất ngờ. Một trong những sự thay đổi này được thể hiện rõ cách đây một năm khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Washington.
Tôi đã tham dự buổi lễ mà ông Trọng có bài phát biểu tại Hội đồng Thương mại Mỹ sau khi ông có các cuộc gặp ở Nhà Trắng. Có lẽ tôi không phải là người duy nhất có mặt cảm thấy ấn tượng khi vị Tổng bí thư của một đất nước cộng sản kêu gọi tự do thương mại ngay tại thành lũy của chủ nghĩa tư bản thị trường.
Việt Nam đã trở nên mới mẻ như thế. Là một thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% mỗi năm, trong đó lĩnh vực xuất khẩu thậm chí tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ hơn. Việt Nam có một dân số trẻ với mức độ kết nối ngày càng cao.
Đó là lý do vì sao mà chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam sẽ có rất nhiều ý nghĩa, và là một bước tiến nữa trên con đường từ chiến tranh, tới bình thường hóa quan hệ, rồi quan hệ đối tác giữa hai nước. Tuy vậy, những gì diễn ra sau khi ông Obama rời Việt Nam thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn.
Trong chuyến thăm, Obama đã tuyên bố dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam, nhưng xét đến ngân sách quốc phòng còn hạn hẹp của Việt Nam, Washington nên giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng bằng cách hỗ trợ Việt nam thông qua Sáng kiến An ninh hàng hải (Maritime Security Initiative) mới trị giá 425 triệu USD, cũng như các chương trình hỗ trợ tài chính khác.
Ngoài ra, Washington cũng nên khuyến khích Việt Nam mở cửa một số cảng biển cho tàu Mỹ và tàu của các quốc gia có quan hệ tốt về mặt quân sự khác. Việt Nam đã thiết lập một cảng quốc tế tại vịnh Cam Ranh, một trong những cảng nước sâu tốt nhất ở Đông Nam Á và từng được quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh.
Washington nên khuyến khích để phát triển Cam Ranh trở thành một địa chỉ khu vực cho các hoạt động hải quân. Chuyến thăm của hai tàu khu trục của Nhật tới Cam Ranh hồi đầu năm nay là một ví dụ cho thấy những việc có thể làm được ở cảng này.
Việt Nam có thể giữ một vai trò rộng lớn hơn trong chiến lược gần đây của Lầu Năm Góc về tăng cường kết nối an ninh ở châu Á - một tầm nhìn nhằm bổ sung cho bốn liên minh song phương của Mỹ bằng một mạng lưới kết nối giữa các đối tác và đồng minh. Chỉ trong vòng một năm qua, Việt Nam đã tăng cường quan hệ quốc phòng với Nhật Bản, Australia, Singapore và Philippines. Những diễn biến này có hiệu ứng ổn định đối với khu vực.
Ngoài vấn đề quan hệ an ninh, còn có những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương cần được xúc tiến sau khi ông Obama rời Việt Nam. Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP, thì đó sẽ là một trở ngại lớn đối với chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á.
Mối quan hệ ấm lên giữa Mỹ và Việt Nam có thể minh chứng mang lại những hiệu quả đặc biệt. Đưa Việt Nam từ cựu thù thành đối tác sẽ nói lên nhiều điều về những ưu tiên của Mỹ. Chuyến thăm của ông Obama là một cơ hội để bắt đầu viết nên một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.