Mục tiêu lạm phát: Điều chỉnh cũng không dễ thực hiện
Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu năm 2011 về tăng trưởng xuống còn 6%, về lạm phát tăng lên 15%
Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu năm 2011, về tăng trưởng xuống còn 6%, về lạm phát tăng lên 15%.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 đã được Chính phủ đưa từ 7-7,5% xuống 6%. Như vậy, tăng trưởng GDP theo mục tiêu điều chỉnh vẫn cao hơn tốc độ tăng của 2009, nhưng đã thấp hơn tốc độ tăng của 2010.
Đây là sự điều chỉnh cần thiết và phù hợp, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Quyết tâm này là một trong những yếu tố tạo lòng tin trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế do Đại hội Đảng đề ra trong 5 - 10 năm tới.
Trong khi đó, với mức điều chỉnh lên 15%, thì lạm phát năm 2011 đã cao thứ hai tính từ năm 1993 đến nay (sau năm 2008).
Mặc dù mục tiêu lạm phát đã được điều chỉnh lên gấp đôi, nhưng việc thực hiện mục tiêu điều chỉnh cũng không dễ dàng.
Bởi, một là, “dư địa” của nhiệm vụ kiềm chế lạm phát không còn nhiều. Sau 5 tháng, lạm phát đã ở mức 12,07%, để thực hiện mục tiêu điều chỉnh 15%, thì 7 tháng còn lại chỉ được tăng 2,61% (hay tăng 0,37%/tháng).
Đây là tốc độ tăng mà cùng kỳ trong 7 năm trước chưa bao giờ thấp hơn (2010 là 6,89%, 2009 là 4,3%, 2008 là 3,39%, 2007 là 7,97%, 2006 là 2,83%, 2005 là 3,65%, 2004 là 3,04%).
Hai là, mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng bắt đầu từ tháng 5 đã có xu hướng tháng sau tăng thấp hơn tháng trước, nhưng các yếu tố ở trong nước và trên thế giới làm tăng lạm phát vẫn còn. Trong nước, những yếu tố tiềm ẩn của lạm phát (như hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp) chuyển biến còn chậm.
Chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, tăng tỷ giá dồn dập, vào cùng một lúc, với tốc độ cao, lãi suất cho vay cao... tiếp tục tác động. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy đã được “co lại”, nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
Việc mua vào USD để tranh thủ thời cơ tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị thu hẹp, nếu không có biện pháp dung hòa, thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra, sẽ tạo sức ép tăng tỷ giá, làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước. Lạm phát trên thị trường thế giới hiện đang khó dự đoán xu hướng và mức độ...
Để thực hiện kiềm chế lạm phát trong mục tiêu đã được điều chỉnh, cần tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, chưa thể chủ quan, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đã đạt được.
Trong các giải pháp này, theo người viết, cần quan tâm đến các giải pháp sau.
Thứ nhất, chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng cần tiết giảm chi phí hoạt động, giảm bớt lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quay nhanh vòng vốn...
Thứ hai, cần mạnh tay hơn, cụ thể hơn trong việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công, nhất là các địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt hơn.
Thứ ba, cần hết sức cẩn trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường, cần tạo tiền đề cho việc thực hiện lộ trình (đa thành phần, giảm độc quyền, ...).
Thứ tư, cần cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá, tránh “giật cục”. Tranh thủ mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh quốc gia, nhưng cần thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra.
Thứ năm, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuyên truyền giáo dục để giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, áp dụng các giải pháp mạnh để kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng cần kiểm soát, cần hạn chế, ngay cả những máy móc, thiết bị có kỹ thuật, công nghệ cũ, lạc hậu,...
Thứ sáu, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về giá cả.
Thứ bảy, tăng cường phân tích và dự báo, tránh lạc quan quá, bi quan quá. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan minh bạch.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 đã được Chính phủ đưa từ 7-7,5% xuống 6%. Như vậy, tăng trưởng GDP theo mục tiêu điều chỉnh vẫn cao hơn tốc độ tăng của 2009, nhưng đã thấp hơn tốc độ tăng của 2010.
Đây là sự điều chỉnh cần thiết và phù hợp, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Quyết tâm này là một trong những yếu tố tạo lòng tin trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế do Đại hội Đảng đề ra trong 5 - 10 năm tới.
Trong khi đó, với mức điều chỉnh lên 15%, thì lạm phát năm 2011 đã cao thứ hai tính từ năm 1993 đến nay (sau năm 2008).
Mặc dù mục tiêu lạm phát đã được điều chỉnh lên gấp đôi, nhưng việc thực hiện mục tiêu điều chỉnh cũng không dễ dàng.
Bởi, một là, “dư địa” của nhiệm vụ kiềm chế lạm phát không còn nhiều. Sau 5 tháng, lạm phát đã ở mức 12,07%, để thực hiện mục tiêu điều chỉnh 15%, thì 7 tháng còn lại chỉ được tăng 2,61% (hay tăng 0,37%/tháng).
Đây là tốc độ tăng mà cùng kỳ trong 7 năm trước chưa bao giờ thấp hơn (2010 là 6,89%, 2009 là 4,3%, 2008 là 3,39%, 2007 là 7,97%, 2006 là 2,83%, 2005 là 3,65%, 2004 là 3,04%).
Hai là, mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng bắt đầu từ tháng 5 đã có xu hướng tháng sau tăng thấp hơn tháng trước, nhưng các yếu tố ở trong nước và trên thế giới làm tăng lạm phát vẫn còn. Trong nước, những yếu tố tiềm ẩn của lạm phát (như hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp) chuyển biến còn chậm.
Chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, tăng tỷ giá dồn dập, vào cùng một lúc, với tốc độ cao, lãi suất cho vay cao... tiếp tục tác động. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy đã được “co lại”, nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
Việc mua vào USD để tranh thủ thời cơ tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị thu hẹp, nếu không có biện pháp dung hòa, thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra, sẽ tạo sức ép tăng tỷ giá, làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước. Lạm phát trên thị trường thế giới hiện đang khó dự đoán xu hướng và mức độ...
Để thực hiện kiềm chế lạm phát trong mục tiêu đã được điều chỉnh, cần tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, chưa thể chủ quan, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đã đạt được.
Trong các giải pháp này, theo người viết, cần quan tâm đến các giải pháp sau.
Thứ nhất, chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng cần tiết giảm chi phí hoạt động, giảm bớt lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quay nhanh vòng vốn...
Thứ hai, cần mạnh tay hơn, cụ thể hơn trong việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công, nhất là các địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt hơn.
Thứ ba, cần hết sức cẩn trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường, cần tạo tiền đề cho việc thực hiện lộ trình (đa thành phần, giảm độc quyền, ...).
Thứ tư, cần cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá, tránh “giật cục”. Tranh thủ mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh quốc gia, nhưng cần thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra.
Thứ năm, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuyên truyền giáo dục để giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, áp dụng các giải pháp mạnh để kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng cần kiểm soát, cần hạn chế, ngay cả những máy móc, thiết bị có kỹ thuật, công nghệ cũ, lạc hậu,...
Thứ sáu, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về giá cả.
Thứ bảy, tăng cường phân tích và dự báo, tránh lạc quan quá, bi quan quá. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan minh bạch.