Muốn tự hào với thương hiệu Việt
Cả Chính phủ và doanh nghiệp đều đang thay đổi nhận thức về vai trò của thương hiệu
Có lẽ, những doanh nhân đã từng làm “osin” cho thương hiệu nước ngoài lại là những người thiết tha nhất với việc đòi lại quyền “tự chủ” cho sản phẩm của mình.
“Ngay trong lúc kinh doanh xuôi chèo, máy mái nhất, khi đàm phán giá cho hợp đồng gia công với bạn hàng, tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó được quyết định giá cho sản phẩm mình làm ra, mang thương hiệu của chính mình”, bà Ninh Thị Ty, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm, tâm sự.
Mong muốn của nữ doanh nhân điều hành doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và hiện là đối tác của nhiều nhãn hàng may mặc nổi tiếng thế giới này, giờ đây đã trở thành trăn trở, khao khát của nhiều lớp doanh nhân Việt Nam.
Và, không chỉ doanh nghiệp, mà cả Chính phủ cũng đang thay đổi nhận thức về vai trò của thương hiệu.
Vượt rào cản nhận thức
Quan niệm xây dựng thương hiệu là tốn tiền, mất thời gian, công sức, một thời là nhận thức chung của nhiều doanh nhân, nay hầu như đã không còn.
Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia, ông Đỗ Thắng Hải, trong một bài viết gần đây trên báo Nhân Dân, cho rằng xây dựng thương hiệu đã trở thành nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp bởi trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nhờ những tác động kinh tế mà nó mang lại.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp sở hữu một trong những thương hiệu có tính quốc tế hóa cao, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thì cho rằng thương hiệu phải được coi là “sức khỏe” của chính doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng thương hiệu một cách bài bản và có chiến lược. Điển hình là trường hợp của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Từ tháng 4/2008, doanh nghiệp này đã thay đổi thương hiệu và tiến hành đăng ký thương hiệu của mình tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, VietinBank cũng cho áp dụng quy trình quản lý thương hiệu theo tiêu chuẩn ISO, thống nhất quy chuẩn hệ thống giấy tờ, đến biển hiệu, logo…
Cuối tháng 3 vừa qua, Chương trình Thương hiệu Mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức đã trao giải thưởng cho 120 doanh nghiệp. Và tại sự kiện này, nhận định chung là càng khó khăn thì giá trị thương hiệu càng thể hiện vai trò quan trọng của nó.
“Trong mọi hoàn cảnh, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu có giá trị, rõ ràng sẽ chiếm lợi thế vượt trội trong việc giữ vững và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh”, Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam nói.
Hiểu rõ vai trò của thương hiệu hơn cả có lẽ là đại diện của ngành xi măng, lĩnh vực từng diễn ra tình trạng cung “áp đảo” cầu hồi cuối năm ngoài, và đầu năm nay.
“Sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang ngày càng quyết liệt. Thương hiệu Xi măng Tây Đô của chúng tôi chính là một công cụ hỗ trợ cạnh tranh hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay”, ông Ngô Thanh Lâm, Giám đốc Dự án Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô nói.
Chính phủ cùng chung sức
Không chỉ doanh nghiệp “đơn thương, độc mã” xây dựng thương hiệu, Chính phủ cũng đang góp sức chia sẻ gánh nặng với doanh nghiệp.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia đang tiếp tục được triển khai, với mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao.
Nhiều nội dung hoạt động của Chương trình hướng tới nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Vào năm ngoái, 30 doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Ngày 20/4 năm đó cũng được lấy làm Ngày Thương hiệu Việt Nam, thể hiện mong muốn của Chính phủ, của cả xã hội trong việc khẳng định thương hiệu Việt Nam trước quốc tế.
Và vào Ngày Thương hiệu Việt Nam năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có thư gửi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân “thường xuyên chăm lo và có những hoạt động thiết thực để xây dựng thương hiệu cho chính ngành mình, doanh nghiệp mình và thương hiệu quốc gia, giữ gìn được những giá trị về chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm. dịch vụ Việt Nam”.
“Ngay trong lúc kinh doanh xuôi chèo, máy mái nhất, khi đàm phán giá cho hợp đồng gia công với bạn hàng, tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó được quyết định giá cho sản phẩm mình làm ra, mang thương hiệu của chính mình”, bà Ninh Thị Ty, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm, tâm sự.
Mong muốn của nữ doanh nhân điều hành doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và hiện là đối tác của nhiều nhãn hàng may mặc nổi tiếng thế giới này, giờ đây đã trở thành trăn trở, khao khát của nhiều lớp doanh nhân Việt Nam.
Và, không chỉ doanh nghiệp, mà cả Chính phủ cũng đang thay đổi nhận thức về vai trò của thương hiệu.
Vượt rào cản nhận thức
Quan niệm xây dựng thương hiệu là tốn tiền, mất thời gian, công sức, một thời là nhận thức chung của nhiều doanh nhân, nay hầu như đã không còn.
Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia, ông Đỗ Thắng Hải, trong một bài viết gần đây trên báo Nhân Dân, cho rằng xây dựng thương hiệu đã trở thành nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp bởi trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nhờ những tác động kinh tế mà nó mang lại.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp sở hữu một trong những thương hiệu có tính quốc tế hóa cao, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thì cho rằng thương hiệu phải được coi là “sức khỏe” của chính doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng thương hiệu một cách bài bản và có chiến lược. Điển hình là trường hợp của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Từ tháng 4/2008, doanh nghiệp này đã thay đổi thương hiệu và tiến hành đăng ký thương hiệu của mình tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, VietinBank cũng cho áp dụng quy trình quản lý thương hiệu theo tiêu chuẩn ISO, thống nhất quy chuẩn hệ thống giấy tờ, đến biển hiệu, logo…
Cuối tháng 3 vừa qua, Chương trình Thương hiệu Mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức đã trao giải thưởng cho 120 doanh nghiệp. Và tại sự kiện này, nhận định chung là càng khó khăn thì giá trị thương hiệu càng thể hiện vai trò quan trọng của nó.
“Trong mọi hoàn cảnh, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu có giá trị, rõ ràng sẽ chiếm lợi thế vượt trội trong việc giữ vững và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh”, Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam nói.
Hiểu rõ vai trò của thương hiệu hơn cả có lẽ là đại diện của ngành xi măng, lĩnh vực từng diễn ra tình trạng cung “áp đảo” cầu hồi cuối năm ngoài, và đầu năm nay.
“Sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang ngày càng quyết liệt. Thương hiệu Xi măng Tây Đô của chúng tôi chính là một công cụ hỗ trợ cạnh tranh hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay”, ông Ngô Thanh Lâm, Giám đốc Dự án Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô nói.
Chính phủ cùng chung sức
Không chỉ doanh nghiệp “đơn thương, độc mã” xây dựng thương hiệu, Chính phủ cũng đang góp sức chia sẻ gánh nặng với doanh nghiệp.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia đang tiếp tục được triển khai, với mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao.
Nhiều nội dung hoạt động của Chương trình hướng tới nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Vào năm ngoái, 30 doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Ngày 20/4 năm đó cũng được lấy làm Ngày Thương hiệu Việt Nam, thể hiện mong muốn của Chính phủ, của cả xã hội trong việc khẳng định thương hiệu Việt Nam trước quốc tế.
Và vào Ngày Thương hiệu Việt Nam năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có thư gửi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân “thường xuyên chăm lo và có những hoạt động thiết thực để xây dựng thương hiệu cho chính ngành mình, doanh nghiệp mình và thương hiệu quốc gia, giữ gìn được những giá trị về chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm. dịch vụ Việt Nam”.