"Xây dựng thương hiệu Việt cần thời gian rất dài"
Hỏi chuyện Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhân kỷ niệm một năm ra đời ngày Thương hiệu Việt Nam
Một diễn đàn với chủ đề “Thương hiệu Quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa” sẽ được tổ chức nhân ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) năm nay.
Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã cho biết thông tin này trong nội dung trả lời phỏng vấn về hoạt động nhân kỷ niệm một năm ra đời ngày Thương hiệu Việt Nam.
Ngày 20/4 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là ngày Thương hiệu Việt Nam theo đề nghị của Bộ Công thương. Thưa ông, xuất phát từ đâu mà Bộ đã đưa ra đề nghị này?
Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ phong phú, chất lượng cao để thúc đẩy xuất khẩu, cũng như tăng cường năng lực của hệ thống phân phối và khả năng nhận biết hàng hoá lưu thông, dịch vụ trong nước nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa, làm “hậu phương” cho phát triển kinh tế đối ngoại luôn là yêu cầu chiến lược quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước.
Từ yêu cầu đó, nhằm cổ vũ tinh thần xây dựng thương hiệu, tạo ra các thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam. Nhân kỷ niệm một năm ngày Thương hiệu Việt Nam năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Hàng năm, đến ngày này, các doanh nhân Việt Nam sẽ ngồi lại, cùng thảo luận và đánh giá về công tác phát triển thương hiệu trước đó xem mình đã làm được gì, đang làm gì và sắp tới sẽ phải làm gì.
Ngày 20/4/2009 cũng là dịp kỷ niệm một năm ngày Thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã hưởng ứng như thế nào và bước đầu đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?
Chúng tôi đã cố gắng để nhiều doanh nghiệp, doanh nhân biết đến ngày kỷ niệm này và qua đó hưởng ứng tinh thần xây dựng thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam. Nhưng quan trọng vẫn là vai trò của báo chí và giới truyền thông trong việc truyền tải thông điệp về ngày Thương hiệu Việt Nam đến cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh các thông tin phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp đến chương trình.
Do đó, nếu nói đạt kết quả gì thì chưa thể có câu trả lời cụ thể. Xây dựng thương hiệu Việt cần thời gian rất dài. Trước mắt, chúng ta đang đi đúng hướng, đúng phương pháp và có tầm nhìn rõ ràng, điều này là quan trọng hơn cả.
Nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm nay, Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ tổ chức những hoạt động gì để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp?
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung, năm nay, Bộ Công Thương chỉ đạo Ban thư ký Chương trình tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia 2009 với chủ đề “Thương hiệu Quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa”, giới thiệu tủ sách kiến thức thương hiệu và ra mắt chương trình “Made in Vietnam” trên kênh Style TV, công bố kế hoạch triển khai chương trình thương hiệu quốc gia trong hai năm tới. Ngoài ra, còn có các hoạt động chào mừng chúc mừng trên các phương tiện truyền thông.
Thông qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia, ông có kỳ vọng về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế?
Như tôi đã nói ở trên, xây dựng thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam cần thời gian hàng thế hệ. Trong vòng một năm, chắc chúng ta chưa thể làm gì nhiều mà chỉ có thể làm được những điều cần thiết. Theo tôi, quan trọng hơn cả là để cộng đồng doanh nhân và xã hội nhận biết một cách đầy đủ nhất về tinh thần và ý nghĩa của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Tôi hy vọng rằng vào ngày này năm sau, đất nước sẽ thoát khỏi suy thoái và nền kinh tế sẽ bước sang một giai đoạn mới, với vận hội mới, thuận lợi mới, mở ra khả năng phát triển cho các thương hiệu Việt mang tầm cỡ thế giới.
Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã cho biết thông tin này trong nội dung trả lời phỏng vấn về hoạt động nhân kỷ niệm một năm ra đời ngày Thương hiệu Việt Nam.
Ngày 20/4 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là ngày Thương hiệu Việt Nam theo đề nghị của Bộ Công thương. Thưa ông, xuất phát từ đâu mà Bộ đã đưa ra đề nghị này?
Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ phong phú, chất lượng cao để thúc đẩy xuất khẩu, cũng như tăng cường năng lực của hệ thống phân phối và khả năng nhận biết hàng hoá lưu thông, dịch vụ trong nước nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa, làm “hậu phương” cho phát triển kinh tế đối ngoại luôn là yêu cầu chiến lược quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước.
Từ yêu cầu đó, nhằm cổ vũ tinh thần xây dựng thương hiệu, tạo ra các thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam. Nhân kỷ niệm một năm ngày Thương hiệu Việt Nam năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Hàng năm, đến ngày này, các doanh nhân Việt Nam sẽ ngồi lại, cùng thảo luận và đánh giá về công tác phát triển thương hiệu trước đó xem mình đã làm được gì, đang làm gì và sắp tới sẽ phải làm gì.
Ngày 20/4/2009 cũng là dịp kỷ niệm một năm ngày Thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã hưởng ứng như thế nào và bước đầu đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?
Chúng tôi đã cố gắng để nhiều doanh nghiệp, doanh nhân biết đến ngày kỷ niệm này và qua đó hưởng ứng tinh thần xây dựng thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam. Nhưng quan trọng vẫn là vai trò của báo chí và giới truyền thông trong việc truyền tải thông điệp về ngày Thương hiệu Việt Nam đến cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh các thông tin phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp đến chương trình.
Do đó, nếu nói đạt kết quả gì thì chưa thể có câu trả lời cụ thể. Xây dựng thương hiệu Việt cần thời gian rất dài. Trước mắt, chúng ta đang đi đúng hướng, đúng phương pháp và có tầm nhìn rõ ràng, điều này là quan trọng hơn cả.
Nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm nay, Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ tổ chức những hoạt động gì để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp?
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung, năm nay, Bộ Công Thương chỉ đạo Ban thư ký Chương trình tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia 2009 với chủ đề “Thương hiệu Quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa”, giới thiệu tủ sách kiến thức thương hiệu và ra mắt chương trình “Made in Vietnam” trên kênh Style TV, công bố kế hoạch triển khai chương trình thương hiệu quốc gia trong hai năm tới. Ngoài ra, còn có các hoạt động chào mừng chúc mừng trên các phương tiện truyền thông.
Thông qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia, ông có kỳ vọng về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế?
Như tôi đã nói ở trên, xây dựng thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam cần thời gian hàng thế hệ. Trong vòng một năm, chắc chúng ta chưa thể làm gì nhiều mà chỉ có thể làm được những điều cần thiết. Theo tôi, quan trọng hơn cả là để cộng đồng doanh nhân và xã hội nhận biết một cách đầy đủ nhất về tinh thần và ý nghĩa của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Tôi hy vọng rằng vào ngày này năm sau, đất nước sẽ thoát khỏi suy thoái và nền kinh tế sẽ bước sang một giai đoạn mới, với vận hội mới, thuận lợi mới, mở ra khả năng phát triển cho các thương hiệu Việt mang tầm cỡ thế giới.