Mỹ chuyển từ “mềm” sang “rắn” với tiền tệ Trung Quốc
Chính phủ Mỹ đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang lập trường cứng rắn hơn đối với chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc
Theo tờ New York Times, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang lập trường cứng rắn hơn đối với chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đang tỏ thái độ tức giận đối với Trung Quốc trước thềm cuộc tuyển cử giữa kỳ.
Từ hôm qua (15/9), Quốc hội Mỹ bắt đầu phiên điều trần 2 ngày để thảo luận xem có cần áp dụng hành động cứng rắn hơn để thực thi áp lực lên chính sách tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc hay không. Dự kiến, trong ngày hôm nay (16/9), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Timothy F.Geithner, sẽ tham dự các cuộc điều trần tại lưỡng viện.
Phía Mỹ cáo buộc, Trung Quốc đã định giá thấp đồng nội tệ để hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước được hưởng lợi bất hợp lý. Tuy nhiên, trước đó, ông Geithner đã 3 lần từ chối việc đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tỷ giá trong báo cáo nửa năm.
Theo tờ New York Times, tại phiên điều trần lần này, ông Geithner có khả năng sẽ phát biểu như trích dẫn trong thông cáo của ông đã được Bộ Tài chính Mỹ công bố đêm qua: “Chúng tôi, cũng như nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, lo ngại rằng tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ quá chậm, và giới hạn tăng giá vẫn quá hạn chế”.
Ông C.Fred Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế thế giới Peterson, cho rằng Mỹ cần tác động đến Liên minh châu Âu và các quốc gia như Brazil, Nga và Ấn Độ để cùng tạo áp lực buộc Trung Quốc nới tay hơn với đồng Nhân dân tệ, đồng thời thuyết phục Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có biện pháp trừng phạt Trung Quốc nếu quốc gia này không chịu nhượng bộ.
Hôm qua, Mỹ đã đưa ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hai vụ kiện Trung Quốc. Trong đó, một vụ liên quan đến rào cản thương mại của Trung Quốc đối với các công ty thẻ tín dụng Mỹ. Vụ còn lại liên quan tới khoản thuế phá giá mà Trung Quốc áp đặt lên một sản phẩm thép đặc biệt do Mỹ sản xuất trị giá hơn 200 triệu USD.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk tuyên bố, chính quyền Obama "đang đấu tranh cho người lao động Mỹ bị đe doạ bởi các hành động của Trung Quốc". Động thái kiện tụng của Mỹ đối với Trung Quốc diễn ra chỉ vài giờ trước khi các hạ nghị sỹ Mỹ đòi chính quyền Washington phải có hành động về vấn đề tiền tệ.
Báo New York Times cho hay, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá được khoảng 1% so với USD, kể từ khi Bắc Kinh cam kết linh hoạt tỷ giá hồi tháng 6. Theo Ủy ban Ngoại hối Trung Quốc, hôm qua, tỷ giá Nhân dân tệ đứng ở mức 6,725 Nhân dân tệ/USD, tăng 128 điểm cơ bản, tương đương 0,19%, cao hơn kỷ lục trước đó 6,7378 Nhân dân tệ/USD.
Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm qua, 36 hiệp hội thương mại Mỹ đã cùng gửi một bức thư lên Hạ viện nước này phản đối việc thông qua luật thu thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng để buộc Nhân dân tệ tăng giá hơn nữa.
Các hiệp hội thương mại cho biết hiện chưa có bất kỳ phương pháp nào được công nhận để quyết định nên làm thế nào khi tỷ giá hối đoái của một nước không do thị trường quyết định, do đó giá trị Nhân dân tệ ở mức nào là hợp lý là ý kiến chủ quan và đơn phương, cũng tiềm tàng khuynh hướng chính trị hóa.
Các hiệp hội còn cho rằng dự luật có thể vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các hiệp hội chỉ ra nếu Quốc hội Mỹ thông qua luật trên, Trung Quốc có thể kiện lên WTO và áp thuế trả đũa với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Diêu Kiên, hôm qua đã tuyên bố, việc thông qua thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ để xác định Trung Quốc thao túng tiền tệ là không hợp lý. Phía Trung Quốc cho rằng, các chính trị gia Mỹ đang dùng vấn đề chính sách thương mại của Trung Quốc để ghi điểm trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 tới.
Trong khi đó, tờ Telegraph của Anh ngày 15/9 đăng tải, Hội đồng cố vấn cấp cao của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Mỹ sẽ thất bại trong cuộc chiến thương mại, nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc liên quan tới vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Telegraph dẫn lời ông Ding Yifan, cố vấn chính sách cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu phát triển của Trung Quốc cho biết, nước này có thể đáp trả lại bằng việc bán 1.500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Và việc này sẽ đẩy lãi suất ở Mỹ lên cao. Tuy nhiên, ông Gabriel Stein tại Trung tâm nghiên cứu Lombard Street cho rằng, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
“Bài học của những năm 1930 đã chỉ ra rằng những nước có thặng dư thương mại nhưng cầu nội địa yếu sẽ hứng chịu thất bại”, ông Stein cho hay. Ông cũng cảnh báo, việc Trung Quốc bán trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ chỉ là một hành động vô ích và đem lại tác dụng không mong muốn cho chính sách đồng Nhân dân tệ hiện nay của Trung Quốc.
Cùng ngày 15/9, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert Zoellick bày tỏ sự ủng hộ các kêu gọi định giá lại đồng Nhân dân tệ. Ông Zoellick nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng, ông đồng ý với quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên để cho đồng Nhân dân tệ tăng giá cao hơn nữa.
Từ hôm qua (15/9), Quốc hội Mỹ bắt đầu phiên điều trần 2 ngày để thảo luận xem có cần áp dụng hành động cứng rắn hơn để thực thi áp lực lên chính sách tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc hay không. Dự kiến, trong ngày hôm nay (16/9), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Timothy F.Geithner, sẽ tham dự các cuộc điều trần tại lưỡng viện.
Phía Mỹ cáo buộc, Trung Quốc đã định giá thấp đồng nội tệ để hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước được hưởng lợi bất hợp lý. Tuy nhiên, trước đó, ông Geithner đã 3 lần từ chối việc đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tỷ giá trong báo cáo nửa năm.
Theo tờ New York Times, tại phiên điều trần lần này, ông Geithner có khả năng sẽ phát biểu như trích dẫn trong thông cáo của ông đã được Bộ Tài chính Mỹ công bố đêm qua: “Chúng tôi, cũng như nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, lo ngại rằng tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ quá chậm, và giới hạn tăng giá vẫn quá hạn chế”.
Ông C.Fred Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế thế giới Peterson, cho rằng Mỹ cần tác động đến Liên minh châu Âu và các quốc gia như Brazil, Nga và Ấn Độ để cùng tạo áp lực buộc Trung Quốc nới tay hơn với đồng Nhân dân tệ, đồng thời thuyết phục Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có biện pháp trừng phạt Trung Quốc nếu quốc gia này không chịu nhượng bộ.
Hôm qua, Mỹ đã đưa ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hai vụ kiện Trung Quốc. Trong đó, một vụ liên quan đến rào cản thương mại của Trung Quốc đối với các công ty thẻ tín dụng Mỹ. Vụ còn lại liên quan tới khoản thuế phá giá mà Trung Quốc áp đặt lên một sản phẩm thép đặc biệt do Mỹ sản xuất trị giá hơn 200 triệu USD.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk tuyên bố, chính quyền Obama "đang đấu tranh cho người lao động Mỹ bị đe doạ bởi các hành động của Trung Quốc". Động thái kiện tụng của Mỹ đối với Trung Quốc diễn ra chỉ vài giờ trước khi các hạ nghị sỹ Mỹ đòi chính quyền Washington phải có hành động về vấn đề tiền tệ.
Báo New York Times cho hay, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá được khoảng 1% so với USD, kể từ khi Bắc Kinh cam kết linh hoạt tỷ giá hồi tháng 6. Theo Ủy ban Ngoại hối Trung Quốc, hôm qua, tỷ giá Nhân dân tệ đứng ở mức 6,725 Nhân dân tệ/USD, tăng 128 điểm cơ bản, tương đương 0,19%, cao hơn kỷ lục trước đó 6,7378 Nhân dân tệ/USD.
Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm qua, 36 hiệp hội thương mại Mỹ đã cùng gửi một bức thư lên Hạ viện nước này phản đối việc thông qua luật thu thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng để buộc Nhân dân tệ tăng giá hơn nữa.
Các hiệp hội thương mại cho biết hiện chưa có bất kỳ phương pháp nào được công nhận để quyết định nên làm thế nào khi tỷ giá hối đoái của một nước không do thị trường quyết định, do đó giá trị Nhân dân tệ ở mức nào là hợp lý là ý kiến chủ quan và đơn phương, cũng tiềm tàng khuynh hướng chính trị hóa.
Các hiệp hội còn cho rằng dự luật có thể vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các hiệp hội chỉ ra nếu Quốc hội Mỹ thông qua luật trên, Trung Quốc có thể kiện lên WTO và áp thuế trả đũa với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Diêu Kiên, hôm qua đã tuyên bố, việc thông qua thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ để xác định Trung Quốc thao túng tiền tệ là không hợp lý. Phía Trung Quốc cho rằng, các chính trị gia Mỹ đang dùng vấn đề chính sách thương mại của Trung Quốc để ghi điểm trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 tới.
Trong khi đó, tờ Telegraph của Anh ngày 15/9 đăng tải, Hội đồng cố vấn cấp cao của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Mỹ sẽ thất bại trong cuộc chiến thương mại, nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc liên quan tới vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Telegraph dẫn lời ông Ding Yifan, cố vấn chính sách cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu phát triển của Trung Quốc cho biết, nước này có thể đáp trả lại bằng việc bán 1.500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Và việc này sẽ đẩy lãi suất ở Mỹ lên cao. Tuy nhiên, ông Gabriel Stein tại Trung tâm nghiên cứu Lombard Street cho rằng, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
“Bài học của những năm 1930 đã chỉ ra rằng những nước có thặng dư thương mại nhưng cầu nội địa yếu sẽ hứng chịu thất bại”, ông Stein cho hay. Ông cũng cảnh báo, việc Trung Quốc bán trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ chỉ là một hành động vô ích và đem lại tác dụng không mong muốn cho chính sách đồng Nhân dân tệ hiện nay của Trung Quốc.
Cùng ngày 15/9, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert Zoellick bày tỏ sự ủng hộ các kêu gọi định giá lại đồng Nhân dân tệ. Ông Zoellick nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng, ông đồng ý với quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên để cho đồng Nhân dân tệ tăng giá cao hơn nữa.