Nhân dân tệ cùng USD, Euro tạo thế chân kiềng?
Một hệ thống tài chính quốc tế lành mạnh và ổn định hơn cần có sự hiện diện của "chân kiềng thứ 3"
Chỉ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mới có thể cùng với USD và Euro tạo thành thế chân kiềng cho hệ thống tiền tệ toàn cầu, cựu lãnh đạo cơ quan giám sát tiền tệ của Hồng Kông, ông Joseph Yam, bày tỏ quan điểm.
Theo tờ Economist Times, ông Yam hiện đảm nhiệm chức Phó chủ tịch cơ quan tài chính và ngân hàng Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).
Trả lời cuộc phỏng vấn hãng tin Tân Hoa hôm 4/7 vừa qua, ông Joseph Yam nhận định, một hệ thống tài chính quốc tế lành mạnh và ổn định hơn cần có sự hiện diện của “chân kiềng thứ 3”.
Hai chân kiềng hiện tại, đồng đôla Mỹ và Euro, chưa thực sự "đủ lực" duy trì lòng tin của thị trường trong dài hạn.
Bức tranh kinh tế chưa rõ ràng của Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), các chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng và tình hình nợ công cao, tất cả đều tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực về lòng tin của các nhà đầu tư đối với hai đồng tiền tệ này.
Theo ông, đồng Nhân dân tệ là ứng cử viên duy nhất trong số các đồng tiền hiện nay, có thể đảm nhận cương vị “chân kiềng” thứ 3.
Bên cạnh đó, với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế hoạt động dưới hình thức "một quốc gia-hai thể chế," Hồng Kông là địa điểm lý tưởng cho nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, và đưa đồng tiền này tiến tới mục tiêu đó.
Việc PBoC gần đây tăng tính linh hoạt cho đồng Nhân dân tệ, nâng tỷ giá Nhân dân tệ/USD, mở rộng chương trình thí điểm giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ, đã cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng từng bước quốc tế hóa đồng nội tệ.
Tuy nhiên, theo ông Yam, quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sẽ diễn ra trong nhiều năm và khó có thể hoàn thành nếu không đáp ứng được năm điều kiện.
Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc cần tương đương với Mỹ và Eurozone. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2009, GDP của nước này đạt 5.000 tỷ USD, trong khi mức tương ứng của Mỹ và Eurozone là 14.200 và 16.000 tỷ USD.
Thứ hai, Trung Quốc cần tiếp tục thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả trong vài thập kỷ tới và duy trì tăng trưởng ổn định.
Thứ ba, Nhân dân tệ cần trở thành một đồng tiền có thể quy đổi hoàn toàn và Trung Quốc cần dỡ bỏ tất cả các hình thức kiểm soát vốn.
Thứ tư, Trung Quốc cần xây dựng một thị trường đầu tư toàn diện bằng đồng Nhân dân tệ và cho phép các cá nhân và tổ chức quốc tế sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch tài chính.
Cuối cùng, Trung Quốc phải xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại để hỗ trợ hệ thống thanh toán thời gian thực bằng đồng Nhân dân tệ.
Theo số liệu thống kê tính tới hết tháng 5/2010, dự trữ Nhân dân tệ của Hồng Kông đạt 84,7 tỷ (tương đương 12,5 tỷ USD), trong khi giá trị trái phiếu bằng Nhân dân tệ là 30 tỷ (khoảng 4,4 tỷ USD).
Ông Yam cho rằng, Trung Quốc vẫn cần nỗ lực hơn nữa để mở rộng vai trò của đồng Nhân dân tệ tại trung tâm tài chính Hồng Kông, bởi sự liên kết tài chính giữa đại lục và Hồng Kông sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển và nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền này, đồng thời giảm thiểu các rủi ro tài chính tiềm ẩn.
Theo tờ Economist Times, ông Yam hiện đảm nhiệm chức Phó chủ tịch cơ quan tài chính và ngân hàng Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).
Trả lời cuộc phỏng vấn hãng tin Tân Hoa hôm 4/7 vừa qua, ông Joseph Yam nhận định, một hệ thống tài chính quốc tế lành mạnh và ổn định hơn cần có sự hiện diện của “chân kiềng thứ 3”.
Hai chân kiềng hiện tại, đồng đôla Mỹ và Euro, chưa thực sự "đủ lực" duy trì lòng tin của thị trường trong dài hạn.
Bức tranh kinh tế chưa rõ ràng của Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), các chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng và tình hình nợ công cao, tất cả đều tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực về lòng tin của các nhà đầu tư đối với hai đồng tiền tệ này.
Theo ông, đồng Nhân dân tệ là ứng cử viên duy nhất trong số các đồng tiền hiện nay, có thể đảm nhận cương vị “chân kiềng” thứ 3.
Bên cạnh đó, với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế hoạt động dưới hình thức "một quốc gia-hai thể chế," Hồng Kông là địa điểm lý tưởng cho nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, và đưa đồng tiền này tiến tới mục tiêu đó.
Việc PBoC gần đây tăng tính linh hoạt cho đồng Nhân dân tệ, nâng tỷ giá Nhân dân tệ/USD, mở rộng chương trình thí điểm giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ, đã cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng từng bước quốc tế hóa đồng nội tệ.
Tuy nhiên, theo ông Yam, quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sẽ diễn ra trong nhiều năm và khó có thể hoàn thành nếu không đáp ứng được năm điều kiện.
Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc cần tương đương với Mỹ và Eurozone. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2009, GDP của nước này đạt 5.000 tỷ USD, trong khi mức tương ứng của Mỹ và Eurozone là 14.200 và 16.000 tỷ USD.
Thứ hai, Trung Quốc cần tiếp tục thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả trong vài thập kỷ tới và duy trì tăng trưởng ổn định.
Thứ ba, Nhân dân tệ cần trở thành một đồng tiền có thể quy đổi hoàn toàn và Trung Quốc cần dỡ bỏ tất cả các hình thức kiểm soát vốn.
Thứ tư, Trung Quốc cần xây dựng một thị trường đầu tư toàn diện bằng đồng Nhân dân tệ và cho phép các cá nhân và tổ chức quốc tế sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch tài chính.
Cuối cùng, Trung Quốc phải xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại để hỗ trợ hệ thống thanh toán thời gian thực bằng đồng Nhân dân tệ.
Theo số liệu thống kê tính tới hết tháng 5/2010, dự trữ Nhân dân tệ của Hồng Kông đạt 84,7 tỷ (tương đương 12,5 tỷ USD), trong khi giá trị trái phiếu bằng Nhân dân tệ là 30 tỷ (khoảng 4,4 tỷ USD).
Ông Yam cho rằng, Trung Quốc vẫn cần nỗ lực hơn nữa để mở rộng vai trò của đồng Nhân dân tệ tại trung tâm tài chính Hồng Kông, bởi sự liên kết tài chính giữa đại lục và Hồng Kông sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển và nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền này, đồng thời giảm thiểu các rủi ro tài chính tiềm ẩn.