Mỹ có thể phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
Một công ty khai khoáng của Mỹ vừa phát hiện mỏ kim loại đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới
Một công ty khai khoáng của Mỹ vừa phát hiện mỏ kim loại đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới, trang tin Money Morning của nước này hôm 3/1 cho hay.
Với mỏ mới phát hiện này, Mỹ có thể phá vỡ độc quyền của Trung Quốc về đất hiếm, kim loại quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghệ cao.
Mỏ đất hiếm này có trữ lượng khoảng 4,9 triệu tấn, đủ để đáp ứng 25% nhu cầu công nghiệp toàn cầu về đất hiếm trong vòng 20 năm tới. Đây là khu mỏ urani đã đóng cửa từ thập niên 1980.
Trước đó, vào những ngày cuối cùng của năm 2010, Trung Quốc đã tuyên bố cắt giảm hơn 1/3 hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong đợt cấp phép đầu tiên của năm 2011.
Động thái này của Trung Quốc, nước chiếm hơn 90% nguồn cung đất hiếm của thế giới, khiến các nhà quan sát thêm lo ngại về tình trạng khan hiếm đất hiếm.
Với 17 nguyên tố quý giá có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum, đất hiếm có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới.
Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Theo tờ The Christian Science Monitor, những năm đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết.
Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60.
Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách.
Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 36 triệu tấn và Mỹ có 13 triệu tấn.
Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp đất hiếm chủ yếu trong 50 năm qua, nhưng với chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán đất hiếm với giá thấp nhất trên thế giới.
Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai.
Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung đất hiếm sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.
Với mỏ mới phát hiện này, Mỹ có thể phá vỡ độc quyền của Trung Quốc về đất hiếm, kim loại quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghệ cao.
Mỏ đất hiếm này có trữ lượng khoảng 4,9 triệu tấn, đủ để đáp ứng 25% nhu cầu công nghiệp toàn cầu về đất hiếm trong vòng 20 năm tới. Đây là khu mỏ urani đã đóng cửa từ thập niên 1980.
Trước đó, vào những ngày cuối cùng của năm 2010, Trung Quốc đã tuyên bố cắt giảm hơn 1/3 hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong đợt cấp phép đầu tiên của năm 2011.
Động thái này của Trung Quốc, nước chiếm hơn 90% nguồn cung đất hiếm của thế giới, khiến các nhà quan sát thêm lo ngại về tình trạng khan hiếm đất hiếm.
Với 17 nguyên tố quý giá có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum, đất hiếm có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới.
Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Theo tờ The Christian Science Monitor, những năm đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết.
Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60.
Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách.
Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 36 triệu tấn và Mỹ có 13 triệu tấn.
Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp đất hiếm chủ yếu trong 50 năm qua, nhưng với chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán đất hiếm với giá thấp nhất trên thế giới.
Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai.
Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung đất hiếm sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.