Mỹ muốn nâng quan hệ thương mại với Ấn Độ
Quan hệ thương mại Mỹ-Ấn thường bị sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh làm lu mờ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ tại New Delhi trong ngày hôm nay (6/4) để bàn về việc thúc đẩy quan hệ song phương, thường bị sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh làm lu mờ.
Theo hãng tin AFP, ông Geithner đang thực hiện chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Ấn Độ trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuyến đi này kéo dài trong 2 ngày, 6-7/4. Dự kiến, hai bên sẽ tập trung thảo luận vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương, cũng như việc khôi phục sự ổn định tài chính toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã hội kiến với Thủ tướng Manmohan Singh, một quan chức Ấn Độ cho hay. Ông Geithner sau đó đã gặp gỡ người đồng cấp Pranab Mukherjee để bày tỏ mong muốn Ấn Độ mở rộng thị trường hơn nữa cho các nhà đầu tư Mỹ, trong đó có thị trường tài chính.
Washington cho rằng, nếu các thị trường được nới lỏng hơn, Ấn Độ sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn trị giá hàng tỷ USD. Điều đó sẽ giúp đáp ứng về mặt tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng hơn hai lần trong 5 năm qua, nhưng hiện Mỹ không còn là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Giữ vị trí số 1 hiện nay là Trung Quốc, kế đến là Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, sau đó mới tới Mỹ.
Tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều giữa Ấn Độ và Mỹ trong năm 2008 vào khoảng 21 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức trao đổi song phương giữa Mỹ với khu vực châu Âu hay với Trung Quốc.
Tờ New York Times bình luận, thời gian gần đây, Ấn Độ đã tỏ ra thân thiện hơn với các ngân hàng nước ngoài khi cho phép Credit Suisse hay The Australia & New Zealand Banking Group mở văn phòng chi nhánh, nhưng vẫn giữ nguyên tắc giới hạn các ngân hàng Mỹ và châu Âu mở chi nhánh mới trong nước.
Hãng tin Reuters dẫn lời giới quan sát cho rằng, mục tiêu chính của ông Geithner trong chuyến thăm này là củng cố hơn nữa mối quan hệ Mỹ - Ấn vốn bị Mỹ đẩy xuống sau Trung Quốc trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, các cuộc hội đàm Mỹ - Ấn thường có quy mô nhỏ hơn so với đối thoại hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tháng trước, Mỹ và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận khung về hợp tác thương mại và đầu tư tại Washington. Thỏa thuận này, theo đánh giá của Đại diện Thương mại Mỹ, Ron Kirk, sẽ mở ra “một tiềm năng gần như vô hạn cho sự phát triển thương mại song phương”.
Theo hãng tin AFP, ông Geithner đang thực hiện chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Ấn Độ trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuyến đi này kéo dài trong 2 ngày, 6-7/4. Dự kiến, hai bên sẽ tập trung thảo luận vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương, cũng như việc khôi phục sự ổn định tài chính toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã hội kiến với Thủ tướng Manmohan Singh, một quan chức Ấn Độ cho hay. Ông Geithner sau đó đã gặp gỡ người đồng cấp Pranab Mukherjee để bày tỏ mong muốn Ấn Độ mở rộng thị trường hơn nữa cho các nhà đầu tư Mỹ, trong đó có thị trường tài chính.
Washington cho rằng, nếu các thị trường được nới lỏng hơn, Ấn Độ sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn trị giá hàng tỷ USD. Điều đó sẽ giúp đáp ứng về mặt tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng hơn hai lần trong 5 năm qua, nhưng hiện Mỹ không còn là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Giữ vị trí số 1 hiện nay là Trung Quốc, kế đến là Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, sau đó mới tới Mỹ.
Tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều giữa Ấn Độ và Mỹ trong năm 2008 vào khoảng 21 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức trao đổi song phương giữa Mỹ với khu vực châu Âu hay với Trung Quốc.
Tờ New York Times bình luận, thời gian gần đây, Ấn Độ đã tỏ ra thân thiện hơn với các ngân hàng nước ngoài khi cho phép Credit Suisse hay The Australia & New Zealand Banking Group mở văn phòng chi nhánh, nhưng vẫn giữ nguyên tắc giới hạn các ngân hàng Mỹ và châu Âu mở chi nhánh mới trong nước.
Hãng tin Reuters dẫn lời giới quan sát cho rằng, mục tiêu chính của ông Geithner trong chuyến thăm này là củng cố hơn nữa mối quan hệ Mỹ - Ấn vốn bị Mỹ đẩy xuống sau Trung Quốc trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, các cuộc hội đàm Mỹ - Ấn thường có quy mô nhỏ hơn so với đối thoại hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tháng trước, Mỹ và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận khung về hợp tác thương mại và đầu tư tại Washington. Thỏa thuận này, theo đánh giá của Đại diện Thương mại Mỹ, Ron Kirk, sẽ mở ra “một tiềm năng gần như vô hạn cho sự phát triển thương mại song phương”.