Mỹ - Trung bất đồng về khủng hoảng nợ
Tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung, lãnh đạo hai nước đã đưa ra quan điểm trái chiều về khủng hoảng nợ ở châu Âu
Theo tờ London Evening Standard, tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung đang diễn ra ở Bắc Kinh, lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã có những quan điểm trái chiều về khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Hôm 24/5, Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung vòng hai đã khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, với sự tham gia của khoảng 50 đại diện của hai nước.
Cơ chế đối thoại này đã được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 hồi tháng 1/2009. Vòng đối thoại đầu tiên được tổ chức vào tháng 7/2009 tại Washington.
Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, kinh tế toàn cầu đã phục hồi nhanh hơn dự báo. Theo ông, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trái ngược với quan điểm này, phía Trung Quốc lại tỏ ra khá thận trọng, khi cảnh báo tác động của khủng hoảng nợ châu Âu tới xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc, cũng như của các khu vực khác.
Theo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ sẽ có tác động mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của nước này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân trước đó cũng cảnh báo khủng hoảng này có thể tác động tới các khu vực khác của thế giới.
"Hiện tại, những nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đã làm gia tăng các yếu tố bất ổn lên tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu”, ông Tạ viết trong một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Washington và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Trong khi đó, các thị trường toàn cầu vẫn tiếp tục chao đảo trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có thể lan rộng sang các quốc gia khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhất là khu vực Nam Âu.
“Các vấn đề ở khu vực Eurozone vẫn chưa được giải quyết gọn ghẽ”, Nagayuki Yamagishi, chiến lược gia thuộc Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities ở Toyota, nhận xét. “Và cho dù kinh tế toàn cầu rõ ràng đã có nhiều dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn cách đây 6 tháng, thì những lo ngại về bất ổn ở Eurozone sẽ làm chậm đà tăng trưởng, vẫn sẽ tiếp tục”.
Khủng hoảng nợ đã khiến nhiều quốc gia châu Âu, không chỉ riêng Hy Lạp, phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm ngân sách, chi tiêu công. Tháng tới, Đức sẽ cắt giảm ngân sách ít nhất 3 tỉ Euro. Lần đầu tiên chính phủ nước này thông báo sẽ cắt giảm trợ cấp thất nghiệp, chỉ trợ cấp từ 50% đến 60% mức lương cuối cùng trước thuế tối đa một năm.
Trước đó, Anh cũng đã thông báo sẽ cắt giảm ngân sách 6 tỉ bảng, tương đương 8,6 tỉ USD, chủ yếu giảm quỹ lương và chi phí. Chính phủ sẽ nâng tuổi hưu của nữ từ 60 lên 65 và của nam từ 65 lên 66, siết chặt chế độ phúc lợi, buộc người thất nghiệp phải tìm kiếm việc làm, bãi bỏ trợ cấp 230 bảng cho trẻ em mới sinh.
Chính phủ Pháp cũng có kế hoạch tăng tuổi về hưu. Người lao động có thể về hưu ở tuổi 60 nhưng chỉ được hưởng 50% lương trung bình. Tại Tây Ban Nha, chính phủ đã lên kế hoạch cắt giảm hàng tỉ Euro lương công chức từ đầu tháng 6 tới, còn việc tăng lương hưu để bù lạm phát sẽ bị đóng băng trong khoảng 2 năm.
Bồ Đào Nha, quốc gia cũng đang nặng nợ và có khả năng theo gót Hy Lạp cầu cứu Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã quyết định tăng thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp và thuế kinh doanh.
Hôm 24/5, Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung vòng hai đã khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, với sự tham gia của khoảng 50 đại diện của hai nước.
Cơ chế đối thoại này đã được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 hồi tháng 1/2009. Vòng đối thoại đầu tiên được tổ chức vào tháng 7/2009 tại Washington.
Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, kinh tế toàn cầu đã phục hồi nhanh hơn dự báo. Theo ông, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trái ngược với quan điểm này, phía Trung Quốc lại tỏ ra khá thận trọng, khi cảnh báo tác động của khủng hoảng nợ châu Âu tới xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc, cũng như của các khu vực khác.
Theo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ sẽ có tác động mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của nước này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân trước đó cũng cảnh báo khủng hoảng này có thể tác động tới các khu vực khác của thế giới.
"Hiện tại, những nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đã làm gia tăng các yếu tố bất ổn lên tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu”, ông Tạ viết trong một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Washington và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Trong khi đó, các thị trường toàn cầu vẫn tiếp tục chao đảo trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có thể lan rộng sang các quốc gia khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhất là khu vực Nam Âu.
“Các vấn đề ở khu vực Eurozone vẫn chưa được giải quyết gọn ghẽ”, Nagayuki Yamagishi, chiến lược gia thuộc Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities ở Toyota, nhận xét. “Và cho dù kinh tế toàn cầu rõ ràng đã có nhiều dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn cách đây 6 tháng, thì những lo ngại về bất ổn ở Eurozone sẽ làm chậm đà tăng trưởng, vẫn sẽ tiếp tục”.
Khủng hoảng nợ đã khiến nhiều quốc gia châu Âu, không chỉ riêng Hy Lạp, phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm ngân sách, chi tiêu công. Tháng tới, Đức sẽ cắt giảm ngân sách ít nhất 3 tỉ Euro. Lần đầu tiên chính phủ nước này thông báo sẽ cắt giảm trợ cấp thất nghiệp, chỉ trợ cấp từ 50% đến 60% mức lương cuối cùng trước thuế tối đa một năm.
Trước đó, Anh cũng đã thông báo sẽ cắt giảm ngân sách 6 tỉ bảng, tương đương 8,6 tỉ USD, chủ yếu giảm quỹ lương và chi phí. Chính phủ sẽ nâng tuổi hưu của nữ từ 60 lên 65 và của nam từ 65 lên 66, siết chặt chế độ phúc lợi, buộc người thất nghiệp phải tìm kiếm việc làm, bãi bỏ trợ cấp 230 bảng cho trẻ em mới sinh.
Chính phủ Pháp cũng có kế hoạch tăng tuổi về hưu. Người lao động có thể về hưu ở tuổi 60 nhưng chỉ được hưởng 50% lương trung bình. Tại Tây Ban Nha, chính phủ đã lên kế hoạch cắt giảm hàng tỉ Euro lương công chức từ đầu tháng 6 tới, còn việc tăng lương hưu để bù lạm phát sẽ bị đóng băng trong khoảng 2 năm.
Bồ Đào Nha, quốc gia cũng đang nặng nợ và có khả năng theo gót Hy Lạp cầu cứu Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã quyết định tăng thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp và thuế kinh doanh.