Mỹ-Trung "lời qua tiếng lại" về biển Đông
Kể từ khi Mỹ tuyên bố sẽ đưa tàu chiến tới tuần tra gần đảo nhân tạo biển Đông, Bắc Kinh và Washington đã liên tục "lời qua tiếng lại"
Kể từ khi Mỹ tuyên bố sẽ đưa tàu chiến tới tuần tra gần đảo nhân tạo biển Đông, Bắc Kinh và Washington đã liên tục “lời qua tiếng lại” về vấn đề này - BBC đưa tin.
Tuần trước, giới chức Mỹ nói nước này đang cân nhắc đưa chiến hạm khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngay lập tức đáp trả bằng cách cáo buộc “một số quốc gia phô diễn sức mạnh quân sự hết lần này đến lần khác” trên biển Đông. Dù không trực tiếp nhắc đến Mỹ, những phát biểu của bà Hoa được hiểu là nhằm vào Washington.
Trong buổi họp báo ngày thứ Sáu tuần trước, bà Hoa nói: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận cho bất kỳ nước nào đi vào vùng chủ quyền lãnh hải cũng như không phận của Trung Quốc ở Trường Sa dưới vỏ bọc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không”.
Tiếp đó, hôm thứ Ba tuần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc xây đảo nhân tạo trên biển Đông, đồng thời bảo vệ kế hoạch của Washington về đưa tàu chiến tới gần những đạo nhân tạo này.
“Tàu bè và máy bay của Mỹ sẽ đi lại và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên thế giới, và biển Đông cũng sẽ không phải là một ngoại lệ”, ông Carter nói trong một cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Australia.
“Chúng tôi sẽ làm công việc đó vào thời điểm và tại những nơi mà chúng tôi lựa chọn”, ông Carter phát biểu.
Sau đó, vào ngày thứ Tư (14/10), bà Hoa Xuân Oánh đã có sự đáp trả những tuyên bố trên của phía Mỹ.
“Tôi muốn chỉ ra rằng một số quốc gia đã triển khai vũ khí tấn công trên quy mô lớn và phô diễn sức mạnh quân sự hết lần này đến lần khác trên biển Đông. Đây chính là nhân tố lớn nhất trong vấn đề quân sự hóa biển Đông.
Chúng tôi hy vọng các bên liên quan ngừng thổi phồng vấn đề biển Đông và tuân thủ lời hứa của họ về không đứng về bên nào trong tranh chấp ở khu vực này”, bà Hoa Xuân Oánh nói khi được hỏi về những tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter.
Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông, bao gồm 3 lần tuần tra xung quanh Trường Sa. Tuy nhiên, từ năm 2012 tới nay, tàu Mỹ chưa khi nào tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh cách bãi và đá mà Trung Quốc xây trái phép đảo nhân tạo - theo giới chức Mỹ.
Hồi tháng 5 năm nay, một máy bay quân sự Mỹ bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo đã bị phía Trung Quốc cảnh báo 8 lần.
Theo các nhà phân tích của hãng tin BBC, giờ là lúc Mỹ phải quyết định cử tàu chiến tới tuần tra gần khu vực tranh chấp, hoặc từ bỏ ý định này và chấp nhận bị xem là yếu đuối.
Tuần này, Việt Nam đã lên án việc Trung Quốc khánh thành hai ngọn hải đăng ở Trường Sa, khẳng định đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ nguyên luận điệu rằng những ngọn hải đăng mà nước này xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động hàng hải.
Tuần trước, giới chức Mỹ nói nước này đang cân nhắc đưa chiến hạm khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngay lập tức đáp trả bằng cách cáo buộc “một số quốc gia phô diễn sức mạnh quân sự hết lần này đến lần khác” trên biển Đông. Dù không trực tiếp nhắc đến Mỹ, những phát biểu của bà Hoa được hiểu là nhằm vào Washington.
Trong buổi họp báo ngày thứ Sáu tuần trước, bà Hoa nói: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận cho bất kỳ nước nào đi vào vùng chủ quyền lãnh hải cũng như không phận của Trung Quốc ở Trường Sa dưới vỏ bọc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không”.
Tiếp đó, hôm thứ Ba tuần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc xây đảo nhân tạo trên biển Đông, đồng thời bảo vệ kế hoạch của Washington về đưa tàu chiến tới gần những đạo nhân tạo này.
“Tàu bè và máy bay của Mỹ sẽ đi lại và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên thế giới, và biển Đông cũng sẽ không phải là một ngoại lệ”, ông Carter nói trong một cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Australia.
“Chúng tôi sẽ làm công việc đó vào thời điểm và tại những nơi mà chúng tôi lựa chọn”, ông Carter phát biểu.
Sau đó, vào ngày thứ Tư (14/10), bà Hoa Xuân Oánh đã có sự đáp trả những tuyên bố trên của phía Mỹ.
“Tôi muốn chỉ ra rằng một số quốc gia đã triển khai vũ khí tấn công trên quy mô lớn và phô diễn sức mạnh quân sự hết lần này đến lần khác trên biển Đông. Đây chính là nhân tố lớn nhất trong vấn đề quân sự hóa biển Đông.
Chúng tôi hy vọng các bên liên quan ngừng thổi phồng vấn đề biển Đông và tuân thủ lời hứa của họ về không đứng về bên nào trong tranh chấp ở khu vực này”, bà Hoa Xuân Oánh nói khi được hỏi về những tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter.
Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông, bao gồm 3 lần tuần tra xung quanh Trường Sa. Tuy nhiên, từ năm 2012 tới nay, tàu Mỹ chưa khi nào tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh cách bãi và đá mà Trung Quốc xây trái phép đảo nhân tạo - theo giới chức Mỹ.
Hồi tháng 5 năm nay, một máy bay quân sự Mỹ bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo đã bị phía Trung Quốc cảnh báo 8 lần.
Theo các nhà phân tích của hãng tin BBC, giờ là lúc Mỹ phải quyết định cử tàu chiến tới tuần tra gần khu vực tranh chấp, hoặc từ bỏ ý định này và chấp nhận bị xem là yếu đuối.
Tuần này, Việt Nam đã lên án việc Trung Quốc khánh thành hai ngọn hải đăng ở Trường Sa, khẳng định đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ nguyên luận điệu rằng những ngọn hải đăng mà nước này xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động hàng hải.