“Năm 2009 khó xảy ra sốt giá”
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng năm nay Việt Nam sẽ khó xảy ra những cơn sốt giá như năm 2008
Năm 2008, điều mà người dân Việt Nam cảm thấy lo lắng nhất cho nền kinh tế chính là những diễn biến bất thường về giá với những cơn sốt giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhưng những "cơn sốt" này liệu có còn lặp lại trong năm 2009? Trả lời câu hỏi này, TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói:
- Năm 2008 có xảy ra tình trạng hai thái cực song song là lửa và băng. Nóng gọi là lửa, do sự tăng giá của ba loại hàng hoá chính: lương thực, thực phẩm và kim loại, bên cạnh đó thì thị trường tài chính lại suy thoái, tức là băng, tức là vừa lửa vừa băng. Cuối năm 2008, lửa giảm, băng lớn lên, báo hiệu một sự suy thoái.
Cái rất hay của Việt Nam là vừa qua, trong gọng kìm của băng và lửa như vậy, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định. Đó là thành quả lớn của các giải pháp mà Chính phủ thực hiện.
Nhưng tới khi băng lớn lên thì biện pháp nó phải khác hơn. Thành ra tôi nghiêng về hướng nên dự phòng về khả năng suy thoái kinh tế thế giới hơn là xảy ra một cơn sốt về giá nữa.
Vì vậy, theo tôi, khó có thể xảy ra những cơn sốt giá như năm 2008. Vấn đề trước mắt là phải giải quyết được lạm phát và suy giảm kinh tế.
Năm 2008, Việt Nam phải trải qua những cơn địa chấn mạnh của thị trường vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2009 được dự báo là còn khó khăn hơn nữa. Như phân tích của ông, có vẻ như Việt Nam sẽ còn vấp phải rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn khi "vượt bão"?
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang bước sang giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu - điều thế giới lo ngại nhất.
Với nước ta, dấu hiệu ảnh hưởng trên 3 mặt. Thị trường xuất khẩu sẽ giảm. Trong khi những nước có dấu hiệu giảm sút ít như Trung Quốc là nơi ta nhập siêu thì những nước Việt Nam xuất siêu lại chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng, do đó, xuất khẩu sẽ giảm.
Hai là, giải ngân FDI sẽ bị tác động. Chúng ta cấp nhiều dự án, nhưng nhà đầu tư có dự án mới huy động vốn. Khi thị trường tài chính như thế này, không ai huy động nổi vốn. Nguy cơ giảm giải ngân đầu tư trực tiếp sẽ rất lớn.
Thứ ba, ảnh hưởng trực tiếp tới các quỹ đầu tư gián tiếp. Năm 2008, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp ở Việt Nam đều lỗ, có nơi lỗ tới 40-50%. Nguy cơ các quỹ không những không bơm thêm tiền vào mà bán bớt là có.
Ba tác động này rất xấu tới tình hình kinh tế Việt Nam.
Chống lạm phát ta làm vừa qua thành công, nhưng nguyên nhân sâu xa chưa khắc phục được, như hiệu quả đầu tư thấp, năng suất nền kinh tế không tăng, giá trị gia tăng thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm... Những cái đó phải lâu dài mới làm được. Do đó, nguy cơ lạm phát vẫn còn.
Nhưng Chính phủ cũng đã kịp thời có 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đang rốt ráo thực thi?
Tuy nhiên, đến nay, tôi cho rằng việc thực hiện chính sách này khá chậm so với diễn biến tình hình. Trong 2 tháng đầu năm nay, sức mua trên thị trường giảm khá lớn.
Ví dụ trên địa bàn Tp.HCM, nếu loại trừ yếu tố giá, thì doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chỉ tăng 3,2% (cùng kỳ năm trước tăng 19,9%). Dấu hiệu giảm sức cầu đã khá rõ, trong khi chính sách kích cầu vẫn chưa có tác dụng kích thích sức mua.
Sự sút giảm nghiêm trọng thị trường chứng khoán trong các tuần gần đây cũng là dấu hiệu không tốt đối với "sức khoẻ" của nền kinh tế. Tôi cho rằng cần phải khẩn trương hơn nữa và thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp của Chính phủ, nếu chậm trễ thì tình hình sẽ khó khăn hơn trong các tháng cuối năm.
Trong tình hình hiện nay, theo ông, những điều kiện nào là bắt buộc đối với Việt Nam để có thể biến nguy cơ thành thời cơ?
Nếu một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra, thì nguy cơ đó đối với nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn.
Muốn biến nguy cơ thành thời cơ, thì cần có một kế hoạch kinh tế trung hạn cho 2 năm 2009-2010, chứ không thể cứ tiếp tục mục tiêu kinh tế- xã hội 2006-2010, như đã định trước đây.
Đó là vấn đề gắn chính sách kích cầu hiện nay với mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh. Thay các mục tiêu tăng trưởng về lượng sang mục tiêu phát triển về chất, tức là nâng giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động.
Nếu gói kích cầu hiện nay, chỉ nhằm vào mục tiêu bảo đảm kế hoạch tăng trưởng GDP của năm 2009, thì dù có đạt được, vẫn sẽ dồn khó khăn cho các năm sau.
Tình hình hiện nay đang diễn ra hiện tượng "sàng lọc" của thị trường, do đó nhà nước cần có chính sách tác động vào quá trình sàng lọc này, với "cái giá" thấp nhất. Tôi cho rằng đây là vấn đề kinh tế trọng tâm hiện nay. Đây cũng là cơ hội để cho doanh nghiệp Việt Nam tái cấu trúc doanh nghiệp và phương pháp kinh doanh để vững bước tiến trong hội nhập.
Nhưng những "cơn sốt" này liệu có còn lặp lại trong năm 2009? Trả lời câu hỏi này, TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói:
- Năm 2008 có xảy ra tình trạng hai thái cực song song là lửa và băng. Nóng gọi là lửa, do sự tăng giá của ba loại hàng hoá chính: lương thực, thực phẩm và kim loại, bên cạnh đó thì thị trường tài chính lại suy thoái, tức là băng, tức là vừa lửa vừa băng. Cuối năm 2008, lửa giảm, băng lớn lên, báo hiệu một sự suy thoái.
Cái rất hay của Việt Nam là vừa qua, trong gọng kìm của băng và lửa như vậy, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định. Đó là thành quả lớn của các giải pháp mà Chính phủ thực hiện.
Nhưng tới khi băng lớn lên thì biện pháp nó phải khác hơn. Thành ra tôi nghiêng về hướng nên dự phòng về khả năng suy thoái kinh tế thế giới hơn là xảy ra một cơn sốt về giá nữa.
Vì vậy, theo tôi, khó có thể xảy ra những cơn sốt giá như năm 2008. Vấn đề trước mắt là phải giải quyết được lạm phát và suy giảm kinh tế.
Năm 2008, Việt Nam phải trải qua những cơn địa chấn mạnh của thị trường vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2009 được dự báo là còn khó khăn hơn nữa. Như phân tích của ông, có vẻ như Việt Nam sẽ còn vấp phải rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn khi "vượt bão"?
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang bước sang giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu - điều thế giới lo ngại nhất.
Với nước ta, dấu hiệu ảnh hưởng trên 3 mặt. Thị trường xuất khẩu sẽ giảm. Trong khi những nước có dấu hiệu giảm sút ít như Trung Quốc là nơi ta nhập siêu thì những nước Việt Nam xuất siêu lại chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng, do đó, xuất khẩu sẽ giảm.
Hai là, giải ngân FDI sẽ bị tác động. Chúng ta cấp nhiều dự án, nhưng nhà đầu tư có dự án mới huy động vốn. Khi thị trường tài chính như thế này, không ai huy động nổi vốn. Nguy cơ giảm giải ngân đầu tư trực tiếp sẽ rất lớn.
Thứ ba, ảnh hưởng trực tiếp tới các quỹ đầu tư gián tiếp. Năm 2008, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp ở Việt Nam đều lỗ, có nơi lỗ tới 40-50%. Nguy cơ các quỹ không những không bơm thêm tiền vào mà bán bớt là có.
Ba tác động này rất xấu tới tình hình kinh tế Việt Nam.
Chống lạm phát ta làm vừa qua thành công, nhưng nguyên nhân sâu xa chưa khắc phục được, như hiệu quả đầu tư thấp, năng suất nền kinh tế không tăng, giá trị gia tăng thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm... Những cái đó phải lâu dài mới làm được. Do đó, nguy cơ lạm phát vẫn còn.
Nhưng Chính phủ cũng đã kịp thời có 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đang rốt ráo thực thi?
Tuy nhiên, đến nay, tôi cho rằng việc thực hiện chính sách này khá chậm so với diễn biến tình hình. Trong 2 tháng đầu năm nay, sức mua trên thị trường giảm khá lớn.
Ví dụ trên địa bàn Tp.HCM, nếu loại trừ yếu tố giá, thì doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chỉ tăng 3,2% (cùng kỳ năm trước tăng 19,9%). Dấu hiệu giảm sức cầu đã khá rõ, trong khi chính sách kích cầu vẫn chưa có tác dụng kích thích sức mua.
Sự sút giảm nghiêm trọng thị trường chứng khoán trong các tuần gần đây cũng là dấu hiệu không tốt đối với "sức khoẻ" của nền kinh tế. Tôi cho rằng cần phải khẩn trương hơn nữa và thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp của Chính phủ, nếu chậm trễ thì tình hình sẽ khó khăn hơn trong các tháng cuối năm.
Trong tình hình hiện nay, theo ông, những điều kiện nào là bắt buộc đối với Việt Nam để có thể biến nguy cơ thành thời cơ?
Nếu một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra, thì nguy cơ đó đối với nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn.
Muốn biến nguy cơ thành thời cơ, thì cần có một kế hoạch kinh tế trung hạn cho 2 năm 2009-2010, chứ không thể cứ tiếp tục mục tiêu kinh tế- xã hội 2006-2010, như đã định trước đây.
Đó là vấn đề gắn chính sách kích cầu hiện nay với mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh. Thay các mục tiêu tăng trưởng về lượng sang mục tiêu phát triển về chất, tức là nâng giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động.
Nếu gói kích cầu hiện nay, chỉ nhằm vào mục tiêu bảo đảm kế hoạch tăng trưởng GDP của năm 2009, thì dù có đạt được, vẫn sẽ dồn khó khăn cho các năm sau.
Tình hình hiện nay đang diễn ra hiện tượng "sàng lọc" của thị trường, do đó nhà nước cần có chính sách tác động vào quá trình sàng lọc này, với "cái giá" thấp nhất. Tôi cho rằng đây là vấn đề kinh tế trọng tâm hiện nay. Đây cũng là cơ hội để cho doanh nghiệp Việt Nam tái cấu trúc doanh nghiệp và phương pháp kinh doanh để vững bước tiến trong hội nhập.