Năm 2010, cán cân thanh toán thâm hụt khoảng 4 tỷ USD
Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch phát triển 2011
Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch phát triển 2011, được Chính phủ công bố ngày 17/10 vừa qua.
Trước đó, con số này cũng đã được đề cập trong một báo cùng tên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, ngày 30-31/8. Về cơ bản, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA... không có sự khác biệt nhiều giữa hai báo cáo.
Các con số đáng chú ý là đầu tư nước ngoài vẫn được giữ ở mức dự báo trước, ước đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 tỷ USD (không bao gồm phần đóng góp trong nước), bằng 21,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng gần 28% so với năm 2009.
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA cả năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD (vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD), trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh.
Tuy nhiên, nhập siêu năm 2010 được dự báo khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt 68 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 18/10 tỏ ra lo lắng về tình hình thâm hụt thương mại tăng cao.
Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%.
“Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây”, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận.
”Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia”, báo cáo thẩm tra trích dẫn như một lưu ý về vấn đề này.
Tuy nhiên, xem xét các cấu thành trong cán cân thanh toán tại báo cáo của Chính phủ, nhiều chỉ cân đối thể hiện góc nhìn lạc quan hơn so với đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cán cân thương mại tính theo giá FOB năm 2010 ước chỉ còn thâm hụt 8,2 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 0,55 tỷ USD và thu nhập đầu tư thâm hụt 4,2 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 7,5 tỷ USD. Trong khi các chỉ tiêu này tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần lượt là -10,1 tỷ USD; -1,9 tỷ USD; -5,4 tỷ USD và 6,9 tỷ USD.
Kết quả là cán cân vãng lai từ mức thâm hụt 10,6 tỷ USD tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được cải thiện lên mức thâm hụt 5,48 tỷ USD trong nhìn nhận của Chính phủ.
Cán cân vốn và tài chính tiếp tục cho thấy Chính phủ đánh giá lạc quan hơn khi mức thặng dư lên tới 11,54 tỷ USD, cao hơn 1,3 tỷ USD so với con số 9,2 tỷ USD mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, cán cân tổng thể vận được giữ ở mức thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. “Đây là nguyên nhân chủ yếu tác động đến cung cầu và tỷ giá VND/USD tăng lên”, Chính phủ tái khẳng định.
Với năm 2011, báo cáo của Chính phủ cho rằng, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân đối giữa luồng ngoại tệ vào và ra.
Dự kiến cán cân thương mại thâm hụt 9,51 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 1,75 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,12 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 5,5 tỷ USD và do đó cán cân vãng lai thâm hụt khoảng gần 10,9 tỷ USD. Số thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư trong cán cân vốn và tài chính 11,8 tỷ USD. Cán cân tổng thể thặng dư khoảng 500 triệu USD.
Trước đó, con số này cũng đã được đề cập trong một báo cùng tên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, ngày 30-31/8. Về cơ bản, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA... không có sự khác biệt nhiều giữa hai báo cáo.
Các con số đáng chú ý là đầu tư nước ngoài vẫn được giữ ở mức dự báo trước, ước đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 tỷ USD (không bao gồm phần đóng góp trong nước), bằng 21,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng gần 28% so với năm 2009.
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA cả năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD (vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD), trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh.
Tuy nhiên, nhập siêu năm 2010 được dự báo khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt 68 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 18/10 tỏ ra lo lắng về tình hình thâm hụt thương mại tăng cao.
Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%.
“Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây”, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận.
”Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia”, báo cáo thẩm tra trích dẫn như một lưu ý về vấn đề này.
Tuy nhiên, xem xét các cấu thành trong cán cân thanh toán tại báo cáo của Chính phủ, nhiều chỉ cân đối thể hiện góc nhìn lạc quan hơn so với đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cán cân thương mại tính theo giá FOB năm 2010 ước chỉ còn thâm hụt 8,2 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 0,55 tỷ USD và thu nhập đầu tư thâm hụt 4,2 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 7,5 tỷ USD. Trong khi các chỉ tiêu này tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần lượt là -10,1 tỷ USD; -1,9 tỷ USD; -5,4 tỷ USD và 6,9 tỷ USD.
Kết quả là cán cân vãng lai từ mức thâm hụt 10,6 tỷ USD tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được cải thiện lên mức thâm hụt 5,48 tỷ USD trong nhìn nhận của Chính phủ.
Cán cân vốn và tài chính tiếp tục cho thấy Chính phủ đánh giá lạc quan hơn khi mức thặng dư lên tới 11,54 tỷ USD, cao hơn 1,3 tỷ USD so với con số 9,2 tỷ USD mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, cán cân tổng thể vận được giữ ở mức thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. “Đây là nguyên nhân chủ yếu tác động đến cung cầu và tỷ giá VND/USD tăng lên”, Chính phủ tái khẳng định.
Với năm 2011, báo cáo của Chính phủ cho rằng, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân đối giữa luồng ngoại tệ vào và ra.
Dự kiến cán cân thương mại thâm hụt 9,51 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 1,75 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,12 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 5,5 tỷ USD và do đó cán cân vãng lai thâm hụt khoảng gần 10,9 tỷ USD. Số thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư trong cán cân vốn và tài chính 11,8 tỷ USD. Cán cân tổng thể thặng dư khoảng 500 triệu USD.