Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?
Dự báo năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm chân trắng sẽ tăng gấp đôi về kim ngạch
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2009 tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu duy nhất tăng cả về lượng và giá trị so với năm 2008. Dự báo năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm chân trắng sẽ tăng gấp đôi về kim ngạch.
2009 là một năm đầy biến động đối với ngành tôm nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, khiến giá tôm trên thị trường thế giới giảm. Trong khi các nhà máy chế biến trong nước thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu do người nuôi bỏ đầm, do dịch bệnh và thời tiết bất thuận khiến sản lượng thu hoạch đạt thấp.
Trước những khó khăn đó, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tôm vẫn "vững tay chèo" để duy trì sản xuất và tăng trưởng. Theo VASEP, ước tính kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2009 vượt trên 1,6 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm sang 3 thị trường lớn là Nhật, Mỹ và Australia trong tháng 11, tháng 12/2009 giảm cả về lượng lẫn giá trị. Ngược lại xuất khẩu sang các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thuỵ Sĩ... lại tăng mạnh. Có thể nói đây là xu hướng đáng chú ý nhất trong xuất khẩu tôm năm 2009.
Trong các thời điểm xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật hay EU gặp khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã nỗ lực và nhanh chóng tìm kiếm những cơ hội mới, các thị trường khác, bên cạnh việc cố gắng duy trì bạn hàng truyền thống.
Cả nước có hơn 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tôm, trong đó 60 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm hơn 80% kim ngạch; 120 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu tôm hơn 1 triệu USD. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh và Bỉ. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu.
Trên thị trường thế giới, từ chỗ con tôm sú thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh, thì đến nay theo tính toán của một tổ chức thủy sản quốc tế, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đang chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Năm 2009, xuất khẩu tôm được giữ vững, phần nhiều nhờ công đóng góp của con tôm thẻ chân trắng. Trong tình cảnh người tiêu dùng tôm thế giới thắt chặt chi tiêu, cần mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi thế để bứt phá. Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2009 đạt hơn 50.000 tấn với kim ngạch hơn 300 triệu USD.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP đưa ra dự báo: Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, kim ngạch dự kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Thời gian tới, giá thành tôm sú sẽ tác động trực tiếp lên xuất khẩu .
Trong khi đó, dự báo sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu năm 2010 sẽ tăng gấp 3 lần năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gâp đôi, tức 500 - 600 triệu đôla Mỹ, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Việt Nam có thể sẽ có lợi thế ở thị trường tôm chân trắng cỡ nhỏ do có tiềm năng phát triển. Cụ thể, hiện giá tôm sú dao động 90.000 - 100.000 đồng/kg, trong khi tôm thẻ chân trắng giá bán hơn 80.000 đồng/kg, kém tôm sú chút ít là yếu tố kích thích nông dân đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng.
Giá thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tôm thẻ chân trắng "lên ngôi". Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, giá thành nuôi 1 kg tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi nuôi 1 kg tôm sú tốn hơn gấp đôi, 65.000 - 75.000 đồng.
Năm 2010, Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.
2009 là một năm đầy biến động đối với ngành tôm nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, khiến giá tôm trên thị trường thế giới giảm. Trong khi các nhà máy chế biến trong nước thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu do người nuôi bỏ đầm, do dịch bệnh và thời tiết bất thuận khiến sản lượng thu hoạch đạt thấp.
Trước những khó khăn đó, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tôm vẫn "vững tay chèo" để duy trì sản xuất và tăng trưởng. Theo VASEP, ước tính kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2009 vượt trên 1,6 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm sang 3 thị trường lớn là Nhật, Mỹ và Australia trong tháng 11, tháng 12/2009 giảm cả về lượng lẫn giá trị. Ngược lại xuất khẩu sang các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thuỵ Sĩ... lại tăng mạnh. Có thể nói đây là xu hướng đáng chú ý nhất trong xuất khẩu tôm năm 2009.
Trong các thời điểm xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật hay EU gặp khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã nỗ lực và nhanh chóng tìm kiếm những cơ hội mới, các thị trường khác, bên cạnh việc cố gắng duy trì bạn hàng truyền thống.
Cả nước có hơn 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tôm, trong đó 60 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm hơn 80% kim ngạch; 120 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu tôm hơn 1 triệu USD. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh và Bỉ. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu.
Trên thị trường thế giới, từ chỗ con tôm sú thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh, thì đến nay theo tính toán của một tổ chức thủy sản quốc tế, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đang chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Năm 2009, xuất khẩu tôm được giữ vững, phần nhiều nhờ công đóng góp của con tôm thẻ chân trắng. Trong tình cảnh người tiêu dùng tôm thế giới thắt chặt chi tiêu, cần mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi thế để bứt phá. Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2009 đạt hơn 50.000 tấn với kim ngạch hơn 300 triệu USD.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP đưa ra dự báo: Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, kim ngạch dự kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Thời gian tới, giá thành tôm sú sẽ tác động trực tiếp lên xuất khẩu .
Trong khi đó, dự báo sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu năm 2010 sẽ tăng gấp 3 lần năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gâp đôi, tức 500 - 600 triệu đôla Mỹ, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Việt Nam có thể sẽ có lợi thế ở thị trường tôm chân trắng cỡ nhỏ do có tiềm năng phát triển. Cụ thể, hiện giá tôm sú dao động 90.000 - 100.000 đồng/kg, trong khi tôm thẻ chân trắng giá bán hơn 80.000 đồng/kg, kém tôm sú chút ít là yếu tố kích thích nông dân đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng.
Giá thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tôm thẻ chân trắng "lên ngôi". Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, giá thành nuôi 1 kg tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi nuôi 1 kg tôm sú tốn hơn gấp đôi, 65.000 - 75.000 đồng.
Năm 2010, Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.