Xuất khẩu tôm sụt giảm
Giá thức ăn nuôi tôm cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh... đang tạo sức ép lên người nuôi tôm
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 7,62 tỷ USD, giảm 2,4 so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 1,69 tỷ USD, giảm 11,24% so với cùng kỳ.
Mặt hàng tôm đông lạnh được xem là có mức sụt giảm nhiều nhất với khối lượng xuất khẩu đạt 9.740 tấn, kim ngạch đạt 55,71 triệu USD, chỉ đạt 31,83% kế hoạch. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm giữ mức tăng trưởng âm.
Theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá nhiều mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng tới, do nguồn cung vẫn dồi dào. Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do suy thoái kinh tế cộng thêm việc Trung Quốc dựng lên rào cản kỹ thuật đã làm cho sức tiêu thụ tôm giảm mạnh khiến cho kế hoạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD trong năm 2009 khó có thể thực hiện.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cùng với việc tiêu thụ thủy sản giảm thì giá mặt hàng này ở hầu hết các thị trường đều có xu hướng xấu đi. Tôm loại 15-30 con/kg vốn là thế mạnh của Việt Nam, giá bán khá cao thì nay cũng không được khách hàng ưa chuộng, họ tập trung mua tôm thẻ chân trắng loại nhỏ từ 90-100 con/kg của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ có giá rẻ hơn. Do vậy, tôm Việt Nam đã thất thế trên thị trường thế giới vì xu hướng người tiêu dùng đã thay đổi.
Theo Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2009 diện tích nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 566.000 ha. Còn khoảng 1 tháng nữa là vụ tôm sú chính ở đồng bằng sông Cửu Long bước vào kỳ thu hoạch rộ, nhưng hiện nay giá tôm nguyên liệu loại 20 con/kg có giá 117.000 đồng, loại 30 con/kg giá 95.000 đồng, loại 50 con/kg giá 80.000 đồng. Trong khi giá thức ăn nuôi tôm đang đứng ở mức cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh... đang tạo sức ép lên người nuôi tôm.
Bên cạnh việc thiếu vốn đầu tư cho con tôm, do chậm tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ khiến diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm nhiều so với vụ nuôi trước. Tính đến đầu tháng 6/2009, diện tích nuôi tôm sú ởđồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại gần 10.000 ha, gồm các tỉnh: Sóc Trăng 1.407 ha; Bạc Liêu 3.000 ha; Bến Tre hơn 105 ha;... điều này khiến nông dân thận trọng hơn khi vào vụ tôm mới. Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang có chiều hướng giảm so với các vụ trước.
Mặc dù diện tích thả nuôi và sản lượng có giảm so với năm 2008, nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.123 ngàn tấn, bằng 46,8% so với kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Ngành thủy sản vẫn đứng trước nhiều khó khăn, không chỉ nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu khiến nhiều nhà máy chế biến phải hoạt động cầm chừng, mà thị trường xuất khẩu đang có chiều hướng bị thu hẹp, nếu năm 2008, thủy sản Việt Nam có mặt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến nay chỉ còn 120 thị trường, bên cạnh đó các doanh nghiệp thủy sản trong nước lại gặp khó khăn do rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm chưa cao, vì thế giá bán thường thấp hơn các nước khác.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia..., đều trong tình trạng xuất khẩu sụt giảm. Trước những khó khăn do tình hình sản xuất trong nước cũng như những thách thức và rào cản kỹ thuật từ thị trường các nước nhập khẩu, để duy trì, ổn định sản xuất và xuất khẩu, tháng 4/2009 các hội nghề nghiệp của các nước xuất khẩu tôm gồm: Hiệp hội chế biến và thủy sản Việt Nam; Hiệp hội tôm Thái Lan; Hiệp hội chế biến và tiếp thị sản phẩm Thủy sản Trung Quốc; Uỷ ban tôm của Hiệp hội thủy sản Indonesia đã có cuộc họp tại Trung Quốc để cùng nhau ký một thỏa thuận hợp tác với mục đích đảm bảo duy trì tình trạng tốt và sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp tôm.
Trong khi đó, Liên minh tôm ASEAN (ASA), với đại diện chính là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang thành lập một cơ quan chứng nhận khu vực nhằm giám sát chất lượng tôm xuất khẩu của các nước thành viên, giúp hạn chế hoặc giảm bớt lệnh cấm hay những rào cản khác từ tổ chức nhập khẩu. Với nhiều nỗ lực từ các nước xuất khẩu tôm và nền kinh tế của nhiều nước nhập khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản đang dần hồi phục, hy vọng tình hình xuất khẩu tôm sẽ dần cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2009.
Mặt hàng tôm đông lạnh được xem là có mức sụt giảm nhiều nhất với khối lượng xuất khẩu đạt 9.740 tấn, kim ngạch đạt 55,71 triệu USD, chỉ đạt 31,83% kế hoạch. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm giữ mức tăng trưởng âm.
Theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá nhiều mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng tới, do nguồn cung vẫn dồi dào. Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do suy thoái kinh tế cộng thêm việc Trung Quốc dựng lên rào cản kỹ thuật đã làm cho sức tiêu thụ tôm giảm mạnh khiến cho kế hoạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD trong năm 2009 khó có thể thực hiện.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cùng với việc tiêu thụ thủy sản giảm thì giá mặt hàng này ở hầu hết các thị trường đều có xu hướng xấu đi. Tôm loại 15-30 con/kg vốn là thế mạnh của Việt Nam, giá bán khá cao thì nay cũng không được khách hàng ưa chuộng, họ tập trung mua tôm thẻ chân trắng loại nhỏ từ 90-100 con/kg của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ có giá rẻ hơn. Do vậy, tôm Việt Nam đã thất thế trên thị trường thế giới vì xu hướng người tiêu dùng đã thay đổi.
Theo Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2009 diện tích nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 566.000 ha. Còn khoảng 1 tháng nữa là vụ tôm sú chính ở đồng bằng sông Cửu Long bước vào kỳ thu hoạch rộ, nhưng hiện nay giá tôm nguyên liệu loại 20 con/kg có giá 117.000 đồng, loại 30 con/kg giá 95.000 đồng, loại 50 con/kg giá 80.000 đồng. Trong khi giá thức ăn nuôi tôm đang đứng ở mức cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh... đang tạo sức ép lên người nuôi tôm.
Bên cạnh việc thiếu vốn đầu tư cho con tôm, do chậm tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ khiến diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm nhiều so với vụ nuôi trước. Tính đến đầu tháng 6/2009, diện tích nuôi tôm sú ởđồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại gần 10.000 ha, gồm các tỉnh: Sóc Trăng 1.407 ha; Bạc Liêu 3.000 ha; Bến Tre hơn 105 ha;... điều này khiến nông dân thận trọng hơn khi vào vụ tôm mới. Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang có chiều hướng giảm so với các vụ trước.
Mặc dù diện tích thả nuôi và sản lượng có giảm so với năm 2008, nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.123 ngàn tấn, bằng 46,8% so với kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Ngành thủy sản vẫn đứng trước nhiều khó khăn, không chỉ nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu khiến nhiều nhà máy chế biến phải hoạt động cầm chừng, mà thị trường xuất khẩu đang có chiều hướng bị thu hẹp, nếu năm 2008, thủy sản Việt Nam có mặt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến nay chỉ còn 120 thị trường, bên cạnh đó các doanh nghiệp thủy sản trong nước lại gặp khó khăn do rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm chưa cao, vì thế giá bán thường thấp hơn các nước khác.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia..., đều trong tình trạng xuất khẩu sụt giảm. Trước những khó khăn do tình hình sản xuất trong nước cũng như những thách thức và rào cản kỹ thuật từ thị trường các nước nhập khẩu, để duy trì, ổn định sản xuất và xuất khẩu, tháng 4/2009 các hội nghề nghiệp của các nước xuất khẩu tôm gồm: Hiệp hội chế biến và thủy sản Việt Nam; Hiệp hội tôm Thái Lan; Hiệp hội chế biến và tiếp thị sản phẩm Thủy sản Trung Quốc; Uỷ ban tôm của Hiệp hội thủy sản Indonesia đã có cuộc họp tại Trung Quốc để cùng nhau ký một thỏa thuận hợp tác với mục đích đảm bảo duy trì tình trạng tốt và sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp tôm.
Trong khi đó, Liên minh tôm ASEAN (ASA), với đại diện chính là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang thành lập một cơ quan chứng nhận khu vực nhằm giám sát chất lượng tôm xuất khẩu của các nước thành viên, giúp hạn chế hoặc giảm bớt lệnh cấm hay những rào cản khác từ tổ chức nhập khẩu. Với nhiều nỗ lực từ các nước xuất khẩu tôm và nền kinh tế của nhiều nước nhập khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản đang dần hồi phục, hy vọng tình hình xuất khẩu tôm sẽ dần cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2009.