Năm 2020, thị trường vốn sẽ chiếm khoảng 70% GDP
Đó là một trong những mục tiêu của đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến 2020 do Bộ Tài chính đề xuất, vừa được Thủ tướng phê duyệt
Đó là một trong những mục tiêu của đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến 2020 do Bộ Tài chính đề xuất, vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hóa thị trường phải đạt 50% GDP.
Trong đề án của Bộ Tài chính cũng đưa ra mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển qua thị trường vốn đạt khoảng 16% GDP và mục tiêu này sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2020, khoảng 30% GDP.
Chính phủ cũng khẳng định những giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển thị trường vốn trong dài hạn cũng như trước mắt. Những giải pháp trước mắt là mở rộng qui mô và đa dạng hóa các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty, ngân hàng thương mại quốc doanh và gắn kết với niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành thêm cổ phiếu, phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch, phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường...
Đến hết tháng 6/2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 300.000 tỷ đồng (20 tỷ USD), chiếm khoảng 31% GDP so với tổng giá trị vốn hóa cuối năm 2006 là 14 tỷ USD, chiếm khoảng 22,7% GDP. Trong khi đó, vốn hóa của thị trường trái phiếu bằng 8% GDP.
Như vậy, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP.
Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu huy động nguồn vốn gần 140 tỷ USD, trong đó có khoảng 65% vốn trong nước, còn lại là vốn nước ngoài. Thị trường vốn với thị trường chứng khoán là trọng tâm sẽ là kênh huy động lớn để thực hiện mục tiêu.
Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ quốc tế với thời hạn từ 15 - 20 năm đã được Chính phủ thông qua để tạo kênh huy động vốn.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hóa thị trường phải đạt 50% GDP.
Trong đề án của Bộ Tài chính cũng đưa ra mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển qua thị trường vốn đạt khoảng 16% GDP và mục tiêu này sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2020, khoảng 30% GDP.
Chính phủ cũng khẳng định những giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển thị trường vốn trong dài hạn cũng như trước mắt. Những giải pháp trước mắt là mở rộng qui mô và đa dạng hóa các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty, ngân hàng thương mại quốc doanh và gắn kết với niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành thêm cổ phiếu, phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch, phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường...
Đến hết tháng 6/2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 300.000 tỷ đồng (20 tỷ USD), chiếm khoảng 31% GDP so với tổng giá trị vốn hóa cuối năm 2006 là 14 tỷ USD, chiếm khoảng 22,7% GDP. Trong khi đó, vốn hóa của thị trường trái phiếu bằng 8% GDP.
Như vậy, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP.
Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu huy động nguồn vốn gần 140 tỷ USD, trong đó có khoảng 65% vốn trong nước, còn lại là vốn nước ngoài. Thị trường vốn với thị trường chứng khoán là trọng tâm sẽ là kênh huy động lớn để thực hiện mục tiêu.
Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ quốc tế với thời hạn từ 15 - 20 năm đã được Chính phủ thông qua để tạo kênh huy động vốn.