Năm lý do để lạc quan về du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam vừa tổng kết một năm thắng lợi, đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, 19,2 triệu lượt khách nội địa
Du lịch Việt Nam vừa tổng kết một năm thắng lợi, khi toàn ngành đã hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2007.
Cả nước đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, 19,2 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập 56.000 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng khá cao, tăng hơn năm trước 17%.
Đây là lần đầu tiên du lịch Việt Nam đạt kỷ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế: một năm tăng được 600.000 khách đến. Hàng chục năm trước đây, con số này đều ổn định ở mức 300.000. Năm cao nhất cũng không quá 500.000. Chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch cũng đã tăng đáng kể, vì lượng khách tăng chủ yếu từ các thị trường có sức chi trả cao.
Du lịch hiện đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, là ngành xuất khẩu tại chỗ lớn trong các ngành kinh tế quốc dân. Du lịch là ngành xuất khẩu đứng trong nhóm 5 những ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản), với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD mỗi năm.
Tại Hội nghị tổng kết du lịch năm 2007, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đưa ra mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế trong năm 2008 và du lịch sẽ về trước kế hoạch 1 năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 2010 ngay trong năm 2009. Ông cũng đưa ra những căn cứ cho mục tiêu này.
Thứ nhất, 4-5 triệu khách là cao so với ta hơn 10 năm trước, nhưng là thấp, thậm chí rất thấp so với Malaysia 17 triệu, Thái Lan 13 triệu, Singapore 10 triệu khách hiện nay. Năm 2007 đã tăng thêm được 600.000, thì năm 2008 hoàn toàn có thể tăng 800.000 và 2009 sẽ là 1 triệu. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 hoàn toàn có thể đạt ngay trong năm 2009.
Tăng thêm 1 triệu khách không có nghĩa là du lịch Việt Nam phải quảng bá, xúc tiến trực tiếp đến 1 triệu người mà là dựa vào số lượng khách đến Việt Nam đã đông hơn, hãy quảng bá tại chỗ thật tốt để "một đồn mười". Chính người đã đến sẽ tuyên truyền cho người sẽ đến.
Thứ hai, chỉ tiêu tăng trưởng du lịch không chỉ là lượng khách mà là hiệu quả, là tổng thu nhập du lịch hàng năm. Có nước, về lượng khách thì không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng về thu nhập thì đứng hàng "top ten" như Australia chẳng hạn. Đối với Việt Nam, ta rất cần chú trọng hướng đi này.
Hiện nay, một khách du lịch đến, ta thu về 800 USD (tương đương xuất khẩu 4 tấn gạo). Hoàn toàn cần thiết và có thể nâng chỉ tiêu này lên 1.000 USD hoặc cao hơn nữa, và như vậy, đến 2010 thu nhập du lịch Việt Nam sẽ không chỉ là 4,5 tỷ USD mà là 6-7 tỷ USD hoặc cao hơn nữa.
Thứ ba, chỉ tiêu tăng trưởng cả qui mô, số lượng lẫn hiệu quả đó sẽ không là cao nếu nắm bắt được và tận dụng tối đa những cơ hội, thời cơ mới đã xuất hiện. Việt Nam ngày càng nổi lên như một điểm đến an toàn thân thiện. Du lịch gắn liền với hòa bình, an ninh và ổn định. Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Hiệu ứng của năm APEC Việt Nam, thành viên WTO, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hàng loạt Diễn đàn, Hội nghị quốc tế, sự kiện ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam... Những nhân tố mới này là thời cơ chung của cả nền kinh tế, nhưng trước hết và trực tiếp nhất là ngành du lịch phải nắm lấy và biến thành sức mạnh vật chất, thành động lực tăng trưởng.
Thứ tư, du lịch Việt Nam tuy còn trong giai đoạn đầu phát triển, song sức mạnh toàn ngành đã khác. Nhận thức của xã hội, cộng đồng dân cư, các ngành, các cấp về du lịch đã được nâng cao. Lực lượng du lịch đã dồi dào. Có tới 800.000 lao động trực tiếp, gián tiếp trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, 6.000 hướng dẫn viên, đã khá về nghiệp vụ, thạo nhiều ngoại ngữ. Hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 600 hãng có giấy phép lữ hành quốc tế.
Hơn 2.000 khách sạn đã đủ tiêu chuẩn gắn sao. 256 khách sạn từ 3-5 sao. Các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Việt Nam. 235 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư trên 6 tỷ USD đang phát huy tác dụng. Các nhà đầu tư trong nước cũng có các dự án lớn trong lĩnh vực du lịch. Hành lang pháp lý trong du lịch đã khá đầy đủ. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch đã dần thạo nghề và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đã đến lúc du lịch Việt Nam phát huy mọi nguồn lực để đi lên với tốc độ mới lớn hơn.
Thứ năm, mục tiêu phát triển, chỉ số tăng trưởng của du lịch Việt Nam cần và có thể đặt ra ở mức cao hơn cả số và chất lượng còn dựa trên nhân tố rất quan trọng, quyết định tất cả, là tổ chức bộ máy quản lý ngành. Quản lý Nhà nước về du lịch không còn ở cấp Tổng cục mà được nâng lên cấp Bộ. Nhiều vấn đề trước đây Tổng cục lực bất tòng tâm, nay sẽ được giải quyết ở cấp Bộ. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 3 trong 1, không phải là phép cộng hành chính đơn thuần mà là phép nhân sức mạnh.
Công tác quản lý Nhà nước được nâng lên cấp Bộ sẽ có điều kiện tốt hơn trong chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển, trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch. Vốn đầu tư trùng tu nâng cấp di sản văn hoá, di tích lịch sử sẽ được tập trung, cùng chiều nhằm sớm tạo ra sản phẩm, tour tuyến du lịch đưa vào sử dụng hàng năm kịp thời.
Sự kiện du lịch lớn nhất trong khu vực, lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam sau đúng một năm nữa - Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) bao gồm cả Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, ASEAN + 3, Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX - cũng sẽ phải được tổ chức tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, khi có Bộ.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Quản lý Nhà nước về Du lịch là cấp Bộ sẽ có điều kiện giải quyết tốt các mối quan hệ liên ngành, liên vùng này, trước hết là những vấn đề về giao thông, đường không, đường bộ, đường biển, là thủ tục đi lại, là các trung tâm thương mại, mùa giảm giá, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để khuyến khích xuất khẩu qua du lịch...
Chắc chắn việc thiết kế hợp lý và vận hành thông suốt Bộ mới sẽ là nhân tố quyết định đảm bảo tổ chức thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ đang đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam.
Cả nước đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, 19,2 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập 56.000 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng khá cao, tăng hơn năm trước 17%.
Đây là lần đầu tiên du lịch Việt Nam đạt kỷ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế: một năm tăng được 600.000 khách đến. Hàng chục năm trước đây, con số này đều ổn định ở mức 300.000. Năm cao nhất cũng không quá 500.000. Chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch cũng đã tăng đáng kể, vì lượng khách tăng chủ yếu từ các thị trường có sức chi trả cao.
Du lịch hiện đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, là ngành xuất khẩu tại chỗ lớn trong các ngành kinh tế quốc dân. Du lịch là ngành xuất khẩu đứng trong nhóm 5 những ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản), với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD mỗi năm.
Tại Hội nghị tổng kết du lịch năm 2007, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đưa ra mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế trong năm 2008 và du lịch sẽ về trước kế hoạch 1 năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 2010 ngay trong năm 2009. Ông cũng đưa ra những căn cứ cho mục tiêu này.
Thứ nhất, 4-5 triệu khách là cao so với ta hơn 10 năm trước, nhưng là thấp, thậm chí rất thấp so với Malaysia 17 triệu, Thái Lan 13 triệu, Singapore 10 triệu khách hiện nay. Năm 2007 đã tăng thêm được 600.000, thì năm 2008 hoàn toàn có thể tăng 800.000 và 2009 sẽ là 1 triệu. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 hoàn toàn có thể đạt ngay trong năm 2009.
Tăng thêm 1 triệu khách không có nghĩa là du lịch Việt Nam phải quảng bá, xúc tiến trực tiếp đến 1 triệu người mà là dựa vào số lượng khách đến Việt Nam đã đông hơn, hãy quảng bá tại chỗ thật tốt để "một đồn mười". Chính người đã đến sẽ tuyên truyền cho người sẽ đến.
Thứ hai, chỉ tiêu tăng trưởng du lịch không chỉ là lượng khách mà là hiệu quả, là tổng thu nhập du lịch hàng năm. Có nước, về lượng khách thì không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng về thu nhập thì đứng hàng "top ten" như Australia chẳng hạn. Đối với Việt Nam, ta rất cần chú trọng hướng đi này.
Hiện nay, một khách du lịch đến, ta thu về 800 USD (tương đương xuất khẩu 4 tấn gạo). Hoàn toàn cần thiết và có thể nâng chỉ tiêu này lên 1.000 USD hoặc cao hơn nữa, và như vậy, đến 2010 thu nhập du lịch Việt Nam sẽ không chỉ là 4,5 tỷ USD mà là 6-7 tỷ USD hoặc cao hơn nữa.
Thứ ba, chỉ tiêu tăng trưởng cả qui mô, số lượng lẫn hiệu quả đó sẽ không là cao nếu nắm bắt được và tận dụng tối đa những cơ hội, thời cơ mới đã xuất hiện. Việt Nam ngày càng nổi lên như một điểm đến an toàn thân thiện. Du lịch gắn liền với hòa bình, an ninh và ổn định. Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Hiệu ứng của năm APEC Việt Nam, thành viên WTO, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hàng loạt Diễn đàn, Hội nghị quốc tế, sự kiện ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam... Những nhân tố mới này là thời cơ chung của cả nền kinh tế, nhưng trước hết và trực tiếp nhất là ngành du lịch phải nắm lấy và biến thành sức mạnh vật chất, thành động lực tăng trưởng.
Thứ tư, du lịch Việt Nam tuy còn trong giai đoạn đầu phát triển, song sức mạnh toàn ngành đã khác. Nhận thức của xã hội, cộng đồng dân cư, các ngành, các cấp về du lịch đã được nâng cao. Lực lượng du lịch đã dồi dào. Có tới 800.000 lao động trực tiếp, gián tiếp trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, 6.000 hướng dẫn viên, đã khá về nghiệp vụ, thạo nhiều ngoại ngữ. Hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 600 hãng có giấy phép lữ hành quốc tế.
Hơn 2.000 khách sạn đã đủ tiêu chuẩn gắn sao. 256 khách sạn từ 3-5 sao. Các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Việt Nam. 235 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư trên 6 tỷ USD đang phát huy tác dụng. Các nhà đầu tư trong nước cũng có các dự án lớn trong lĩnh vực du lịch. Hành lang pháp lý trong du lịch đã khá đầy đủ. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch đã dần thạo nghề và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đã đến lúc du lịch Việt Nam phát huy mọi nguồn lực để đi lên với tốc độ mới lớn hơn.
Thứ năm, mục tiêu phát triển, chỉ số tăng trưởng của du lịch Việt Nam cần và có thể đặt ra ở mức cao hơn cả số và chất lượng còn dựa trên nhân tố rất quan trọng, quyết định tất cả, là tổ chức bộ máy quản lý ngành. Quản lý Nhà nước về du lịch không còn ở cấp Tổng cục mà được nâng lên cấp Bộ. Nhiều vấn đề trước đây Tổng cục lực bất tòng tâm, nay sẽ được giải quyết ở cấp Bộ. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 3 trong 1, không phải là phép cộng hành chính đơn thuần mà là phép nhân sức mạnh.
Công tác quản lý Nhà nước được nâng lên cấp Bộ sẽ có điều kiện tốt hơn trong chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển, trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch. Vốn đầu tư trùng tu nâng cấp di sản văn hoá, di tích lịch sử sẽ được tập trung, cùng chiều nhằm sớm tạo ra sản phẩm, tour tuyến du lịch đưa vào sử dụng hàng năm kịp thời.
Sự kiện du lịch lớn nhất trong khu vực, lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam sau đúng một năm nữa - Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) bao gồm cả Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, ASEAN + 3, Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX - cũng sẽ phải được tổ chức tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, khi có Bộ.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Quản lý Nhà nước về Du lịch là cấp Bộ sẽ có điều kiện giải quyết tốt các mối quan hệ liên ngành, liên vùng này, trước hết là những vấn đề về giao thông, đường không, đường bộ, đường biển, là thủ tục đi lại, là các trung tâm thương mại, mùa giảm giá, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để khuyến khích xuất khẩu qua du lịch...
Chắc chắn việc thiết kế hợp lý và vận hành thông suốt Bộ mới sẽ là nhân tố quyết định đảm bảo tổ chức thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ đang đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam.