Năm nay, cháy rừng tăng đột biến
Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nói về phòng chống cháy rừng
Từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần 1.500 ha rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt hại vượt qua con số này, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn trao đổi với báo chí.
Cũng theo ông Tuấn, 2 vụ cháy lớn là cháy rừng Hoàng Liên đúng vào Tết Nguyên đán và vụ cháy rừng Tà Xùa mới đây đã để lại nhiều bài học về công tác phòng và chữa cháy rừng.
Xin ông cho biết những thiệt hại do cháy rừng từ đầu năm đến nay, đặc biệt là vụ cháy rừng Hoàng Liên và Tà Xùa?
Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tôi cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700 ha, rồi sau đó thống kê lại con số là 1.000 ha.
Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn 60 ha.
Trong số hàng nghìn điểm phát cháy từ đầu năm đến nay, có 2 vụ cháy rừng Hoàng Liên và Tà Xùa là công tác chữa cháy mất nhiều thời gian và thiệt hại rừng lớn. Tất cả các điểm cháy còn lại, do tiếp cận được nhanh, nên đều dập được sớm. Các điểm cháy đều được ảnh vệ tinh phát hiện, và rất chính xác. Nhưng phát hiện cháy là một việc, còn có chữa cháy được ngay hay không thì muôn vàn khó khăn.
Ở rừng Hoàng Liên, khi phát hiện các điểm cháy, từ Sa Pa chúng ta cơ động lên mất 5 giờ mới tiếp cận được đám cháy. Địa hình đồi núi cheo leo như thế, nhiều đoạn tôi đã phải chống gậy, phải bò để đi, chứ không dễ dàng như ở đồng bằng. Rừng trên núi, gió rất mạnh, nên lửa lan rất nhanh.
Qua các đợt cháy ở rừng Hoàng Liên, bài học quan trọng là phải dựa vào người dân địa phương. Người dân chữa cháy bằng phương pháp thủ công ngay tại chỗ rất hiệu quả. Khi chúng ta điều quân đội vào được tới nơi thì đám cháy đã phát lớn. Anh em bộ đội cũng không phải là những chiến sĩ đã được đào tạo kỹ năng chữa cháy chuyên nghiệp, cho nên vừa chữa cháy vừa phải hướng dẫn. Lực lượng quân đội chủ yếu sử dụng trong việc tổ chức chặt cây rừng quanh đám cháy để tạo đường băng cản lửa.
Nhưng dù sao thì những vụ cháy rừng vừa qua cũng cho thấy rằng năng lực phòng chống cháy rừng vẫn còn chưa đạt yêu cầu?
Những năm gần đây, Chính phủ đã cho Bộ Quốc phòng mua 3 chiếc máy bay trực thăng để vừa cứu hộ cứu nạn, vừa chữa cháy rừng. Nhưng với 3 máy bay trực thăng như thế vẫn chưa thể phát huy tác dụng như ý muốn.
Đặc điểm của chúng ta là dân sống xen với rừng rất nhiều, thậm chí đồng bào canh tác nương rẫy ở trong rừng, đầu tư phương tiện như thế nào để có hiệu quả, rất cần có sự nghiên cứu của các nhà khoa học.
Tôi mong muốn có một lực lượng chữa cháy hùng hậu, mạnh mẽ để cho chúng ta an toàn hơn trước thảm hoạ. Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng mà ngành Kiểm lâm đang thực hiện sẽ kết thúc trong năm 2010 này.
Tuy nhiên, với tình hình cháy rừng bùng phát hiện tại, cho thấy năng lực chữa cháy còn rất yếu, nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị với Chính phủ cho triển khai tiếp dự án này giai đoạn 2, từ năm 2011-2015. Dự án 2011-2015 sẽ bao gồm tất cả những giải pháp, từ dự báo, thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng kịch bản phòng chữa cháy, đầu tư nhiều trang thiết bị chữa cháy hiện đại.
Để chữa cháy rừng Hoàng Liên và rừng Tà Xùa, ngành kiểm lâm đã huy động hàng nghìn người dân tham gia chữa cháy. Chế độ trả thù lao cho dân thế nào, thưa ông?
Huy động đồng bào chữa cháy ở cả rừng Hoàng Liên và Tủa Xùa thì đến nay đồng bào cũng chưa được nhận một xu nào, chứ đừng nói là nhiều hay ít. Mặc dù khi đang chữa cháy rừng Hoàng Liên trong những ngày Tết, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có nói rằng phải thanh toán kịp thời để bà con ăn Tết. Tuy nhiên, khâu tập hợp số liệu, kê khai làm hồ sơ để thanh toán cho đúng, cho công bằng mất nhiều thời gian, nên đến nay chưa trả tiền cho bà con được.
Đợt chữa cháy rừng Hoàng Liên, tôi ở đấy suốt những ngày Tết chứng kiến bà con rất nhiệt tình tham gia chữa cháy. Lệnh huy động phát ra chỉ sau 2 giờ bà con đã đến đông đủ, họ tự nguyện mang đến 6-7 nghìn cái bánh chưng, hàng tạ giò, huy động 2.000 con dao phát cho bộ đội để đi cắt đường băng cản lửa. Lúc đó, bà con chẳng ai tính toán là đi chữa cháy rừng sẽ được trả thù lao. Chúng tôi rất cảm động và biết ơn trước sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con, và sẽ không để bà con thiệt thòi.
Về chế độ thanh toán cho người dân tham gia chữa cháy rừng, Thông tư 62 liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính và Nghị định 18 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi trả 25 nghìn đồng/người/ngày. Nhưng chúng tôi đã được Chính phủ cho phép chi trả người dân ở mức cao hơn.
Cũng theo ông Tuấn, 2 vụ cháy lớn là cháy rừng Hoàng Liên đúng vào Tết Nguyên đán và vụ cháy rừng Tà Xùa mới đây đã để lại nhiều bài học về công tác phòng và chữa cháy rừng.
Xin ông cho biết những thiệt hại do cháy rừng từ đầu năm đến nay, đặc biệt là vụ cháy rừng Hoàng Liên và Tà Xùa?
Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tôi cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700 ha, rồi sau đó thống kê lại con số là 1.000 ha.
Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn 60 ha.
Trong số hàng nghìn điểm phát cháy từ đầu năm đến nay, có 2 vụ cháy rừng Hoàng Liên và Tà Xùa là công tác chữa cháy mất nhiều thời gian và thiệt hại rừng lớn. Tất cả các điểm cháy còn lại, do tiếp cận được nhanh, nên đều dập được sớm. Các điểm cháy đều được ảnh vệ tinh phát hiện, và rất chính xác. Nhưng phát hiện cháy là một việc, còn có chữa cháy được ngay hay không thì muôn vàn khó khăn.
Ở rừng Hoàng Liên, khi phát hiện các điểm cháy, từ Sa Pa chúng ta cơ động lên mất 5 giờ mới tiếp cận được đám cháy. Địa hình đồi núi cheo leo như thế, nhiều đoạn tôi đã phải chống gậy, phải bò để đi, chứ không dễ dàng như ở đồng bằng. Rừng trên núi, gió rất mạnh, nên lửa lan rất nhanh.
Qua các đợt cháy ở rừng Hoàng Liên, bài học quan trọng là phải dựa vào người dân địa phương. Người dân chữa cháy bằng phương pháp thủ công ngay tại chỗ rất hiệu quả. Khi chúng ta điều quân đội vào được tới nơi thì đám cháy đã phát lớn. Anh em bộ đội cũng không phải là những chiến sĩ đã được đào tạo kỹ năng chữa cháy chuyên nghiệp, cho nên vừa chữa cháy vừa phải hướng dẫn. Lực lượng quân đội chủ yếu sử dụng trong việc tổ chức chặt cây rừng quanh đám cháy để tạo đường băng cản lửa.
Nhưng dù sao thì những vụ cháy rừng vừa qua cũng cho thấy rằng năng lực phòng chống cháy rừng vẫn còn chưa đạt yêu cầu?
Những năm gần đây, Chính phủ đã cho Bộ Quốc phòng mua 3 chiếc máy bay trực thăng để vừa cứu hộ cứu nạn, vừa chữa cháy rừng. Nhưng với 3 máy bay trực thăng như thế vẫn chưa thể phát huy tác dụng như ý muốn.
Đặc điểm của chúng ta là dân sống xen với rừng rất nhiều, thậm chí đồng bào canh tác nương rẫy ở trong rừng, đầu tư phương tiện như thế nào để có hiệu quả, rất cần có sự nghiên cứu của các nhà khoa học.
Tôi mong muốn có một lực lượng chữa cháy hùng hậu, mạnh mẽ để cho chúng ta an toàn hơn trước thảm hoạ. Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng mà ngành Kiểm lâm đang thực hiện sẽ kết thúc trong năm 2010 này.
Tuy nhiên, với tình hình cháy rừng bùng phát hiện tại, cho thấy năng lực chữa cháy còn rất yếu, nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị với Chính phủ cho triển khai tiếp dự án này giai đoạn 2, từ năm 2011-2015. Dự án 2011-2015 sẽ bao gồm tất cả những giải pháp, từ dự báo, thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng kịch bản phòng chữa cháy, đầu tư nhiều trang thiết bị chữa cháy hiện đại.
Để chữa cháy rừng Hoàng Liên và rừng Tà Xùa, ngành kiểm lâm đã huy động hàng nghìn người dân tham gia chữa cháy. Chế độ trả thù lao cho dân thế nào, thưa ông?
Huy động đồng bào chữa cháy ở cả rừng Hoàng Liên và Tủa Xùa thì đến nay đồng bào cũng chưa được nhận một xu nào, chứ đừng nói là nhiều hay ít. Mặc dù khi đang chữa cháy rừng Hoàng Liên trong những ngày Tết, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có nói rằng phải thanh toán kịp thời để bà con ăn Tết. Tuy nhiên, khâu tập hợp số liệu, kê khai làm hồ sơ để thanh toán cho đúng, cho công bằng mất nhiều thời gian, nên đến nay chưa trả tiền cho bà con được.
Đợt chữa cháy rừng Hoàng Liên, tôi ở đấy suốt những ngày Tết chứng kiến bà con rất nhiệt tình tham gia chữa cháy. Lệnh huy động phát ra chỉ sau 2 giờ bà con đã đến đông đủ, họ tự nguyện mang đến 6-7 nghìn cái bánh chưng, hàng tạ giò, huy động 2.000 con dao phát cho bộ đội để đi cắt đường băng cản lửa. Lúc đó, bà con chẳng ai tính toán là đi chữa cháy rừng sẽ được trả thù lao. Chúng tôi rất cảm động và biết ơn trước sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con, và sẽ không để bà con thiệt thòi.
Về chế độ thanh toán cho người dân tham gia chữa cháy rừng, Thông tư 62 liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính và Nghị định 18 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi trả 25 nghìn đồng/người/ngày. Nhưng chúng tôi đã được Chính phủ cho phép chi trả người dân ở mức cao hơn.