Nâng cao chất lượng nhân lực từ FDI
Nhiều người lao động Việt Nam chưa biết nắm bắt cơ hội do khu vực FDI tạo ra
Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI
vào Việt Nam là chuyển giao công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý
sản xuất từ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng
lực và trình độ cho đội ngũ lao động.
Song, một số không nhỏ trong lực lượng lao động tại các doanh nghiệp FDI lại chưa biết nắm bắt cơ hội do khu vực FDI tạo ra..
Nhiều hạn chế
Theo TS. Nguyễn Quang Hồng, Đại học Kinh tế quốc dân, thì trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.
TS. Hồng dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) được thực hiện trong hơn 100 doanh nghiệp điện tử gần đây cho thấy, các công ty trong nước tuyển dụng từ 10 – 64% lao động có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó con số tuyển dụng cùng trình độ tương ứng ở khu vực FDI chỉ ở mức từ 4 - 10%.
Sau sự kiện Công ty Sanyo thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đầu tiên với vốn FDI, các ngành công nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, những sản phẩm công nghệ cao cũng mới chỉ là lắp ráp. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa phải do lao động Việt Nam đảm nhận, nên việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp FDI của nhân lực trong nước, chưa được nhiều.
Xu hướng các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài đang tăng lên, trong đó gần 50% lao động phổ thông và chỉ có gần 45% có trình độ đại học trở lên.
Báo cáo của Nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Tp.HCM (nay là Viện Nghiên cứu phát triển), cho biết lao động không có chuyên môn kỹ thuật tại Tp.HCM đến năm 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 65,6%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật kể cả công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ khoảng 34,4%. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có giải pháp để tăng cường năng lực kỹ thuật cho lao động Việt Nam để tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.
Một lực lượng lao động có kỹ năng chuyển từ khu vực FDI sang doanh nghiệp nội địa cũng đang được xem là một kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ mới. Tuy nhiên, trên thực tế, hơn 30% doanh nghiệp FDI được phỏng vấn cho rằng, người lao động đã chuyển chỗ làm việc chủ yếu từ các công ty FDI khác, hơn 20% cho rằng số lao động này tự mở công ty riêng và chỉ gần 20% cho rằng lao động chuyển đi làm cho các doanh nghiệp trong nước.
Cần thay đổi quan niệm đào tạo
Phải làm gì để có thể tiếp nhận và tiếp thu công nghệ từ khu vực FDI? Theo TS. Nguyễn Quang Hồng: “Cần phải tăng cường nguồn lực và thay đổi quan niệm từ trước đến nay về công tác này từ phía cơ quan Nhà nước, là chỉ đào tạo cái mình có chứ không phải cái mà thực tế cần; chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Trong đó, cần mở rộng quy mô đào tạo, dự báo thị trường lao động, xây dựng và quy định các chuẩn kiến thức và tay nghề, đổi mới cơ chế quản lý về tài chính, tăng cường xã hội hóa, trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo để họ hợp tác với doanh nghiệp”.
Đối với doanh nghiệp, cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình và cho cả nền kinh tế. Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật, thông qua việc góp ý hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các chuẩn đầu ra và đóng góp kinh phí, trang bị cho nhà trường với số tiền khá lớn.
Doanh nghiệp cần ủng hộ và có tiếng nói nhiều hơn với các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của mình; đồng thời cần chủ động tìm đối tác liên kết đào tạo và tranh thủ đội ngũ giáo viên ở các trường.
Trong một cuộc khảo sát của VCCI gần đây, nhiều doanh nghiệp cho rằng ngoài các biện pháp hỗ trợ cụ thể cho đào tạo lao động, Nhà nước còn phải đóng vai trò điều phối trung tâm duy trì mối liên hệ mật thiết với doanh nghiệp và tổ chức giới chủ để đảm bảo đào tạo và hỗ trợ của Nhà nước thực sự đáp ứng được nhu cầu của các ngành với chất lượng tốt.
Song, một số không nhỏ trong lực lượng lao động tại các doanh nghiệp FDI lại chưa biết nắm bắt cơ hội do khu vực FDI tạo ra..
Nhiều hạn chế
Theo TS. Nguyễn Quang Hồng, Đại học Kinh tế quốc dân, thì trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.
TS. Hồng dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) được thực hiện trong hơn 100 doanh nghiệp điện tử gần đây cho thấy, các công ty trong nước tuyển dụng từ 10 – 64% lao động có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó con số tuyển dụng cùng trình độ tương ứng ở khu vực FDI chỉ ở mức từ 4 - 10%.
Sau sự kiện Công ty Sanyo thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đầu tiên với vốn FDI, các ngành công nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, những sản phẩm công nghệ cao cũng mới chỉ là lắp ráp. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa phải do lao động Việt Nam đảm nhận, nên việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp FDI của nhân lực trong nước, chưa được nhiều.
Xu hướng các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài đang tăng lên, trong đó gần 50% lao động phổ thông và chỉ có gần 45% có trình độ đại học trở lên.
Báo cáo của Nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Tp.HCM (nay là Viện Nghiên cứu phát triển), cho biết lao động không có chuyên môn kỹ thuật tại Tp.HCM đến năm 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 65,6%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật kể cả công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ khoảng 34,4%. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có giải pháp để tăng cường năng lực kỹ thuật cho lao động Việt Nam để tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.
Một lực lượng lao động có kỹ năng chuyển từ khu vực FDI sang doanh nghiệp nội địa cũng đang được xem là một kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ mới. Tuy nhiên, trên thực tế, hơn 30% doanh nghiệp FDI được phỏng vấn cho rằng, người lao động đã chuyển chỗ làm việc chủ yếu từ các công ty FDI khác, hơn 20% cho rằng số lao động này tự mở công ty riêng và chỉ gần 20% cho rằng lao động chuyển đi làm cho các doanh nghiệp trong nước.
Cần thay đổi quan niệm đào tạo
Phải làm gì để có thể tiếp nhận và tiếp thu công nghệ từ khu vực FDI? Theo TS. Nguyễn Quang Hồng: “Cần phải tăng cường nguồn lực và thay đổi quan niệm từ trước đến nay về công tác này từ phía cơ quan Nhà nước, là chỉ đào tạo cái mình có chứ không phải cái mà thực tế cần; chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Trong đó, cần mở rộng quy mô đào tạo, dự báo thị trường lao động, xây dựng và quy định các chuẩn kiến thức và tay nghề, đổi mới cơ chế quản lý về tài chính, tăng cường xã hội hóa, trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo để họ hợp tác với doanh nghiệp”.
Đối với doanh nghiệp, cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình và cho cả nền kinh tế. Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật, thông qua việc góp ý hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các chuẩn đầu ra và đóng góp kinh phí, trang bị cho nhà trường với số tiền khá lớn.
Doanh nghiệp cần ủng hộ và có tiếng nói nhiều hơn với các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của mình; đồng thời cần chủ động tìm đối tác liên kết đào tạo và tranh thủ đội ngũ giáo viên ở các trường.
Trong một cuộc khảo sát của VCCI gần đây, nhiều doanh nghiệp cho rằng ngoài các biện pháp hỗ trợ cụ thể cho đào tạo lao động, Nhà nước còn phải đóng vai trò điều phối trung tâm duy trì mối liên hệ mật thiết với doanh nghiệp và tổ chức giới chủ để đảm bảo đào tạo và hỗ trợ của Nhà nước thực sự đáp ứng được nhu cầu của các ngành với chất lượng tốt.