“Nên duy trì thắt chặt tiền tệ linh hoạt”
Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia nói về chính sách tiền tệ của Việt Nam
TS.Nguyễn Thị Mùi, Phó giám đốc Học viện Tài chính, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nói về chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Thưa bà, lạm phát đã có dấu hiệu êm dịu, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn trong “cơn nguy kịch” vì thiếu vốn, việc tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như hiện nay có còn hợp lý?
Mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu bớt nóng nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát cao. Đó là, Chính phủ vẫn tiếp tục kiểm soát giá một số mặt hàng thiết yếu, nhập siêu vẫn lớn, cán cân thương mại vẫn bội chi, đặc biệt, thời gian tới là chu kỳ tăng giá của năm.
Vì vậy, việc tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết trong thời gian ngắn. Điều này không có nghĩa là kìm kẹp nguồn vốn cho nền kinh tế quá chặt, mà trong điều kiện hiện nay, rất cần chú ý đến một số chính sách có thể giúp xử lý được cả nhiều phía.
Với những tín hiệu khá tốt của nền kinh tế trong nước, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ ổn định, giá cả trên thị trường hàng hóa thế giới bớt căng thẳng, việc xem xét điều chỉnh chính sách lãi suất là hợp lý.
Theo đó, chính sách lãi suất nên được điều hành theo hướng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp cùng tồn tại và phát triển, qua đó, tăng cường “sức khỏe” của nền kinh tế. Nếu Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành lãi suất theo hướng giảm sẽ là tín hiệu tốt để các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau thời gian thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, nhu cầu vốn của nền kinh tế đã trở nên rất bức thiết, Chính phủ nên xem xét đến việc tăng mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, có thể lên mức 35-40%.
Bên cạnh đó, cũng cần những chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng cường sản xuất kinh doanh, làm gia tăng lượng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, từ đó sẽ có tác động tích cực trở lại nền kinh tế.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là kiểm soát chặt chẽ thị trường quan trọng và hiệu quả hơn những biện pháp hành chính để thắt chặt tiền tệ.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để đồng vốn lưu thông được an toàn với khả năng sinh lợi cao.
Có ý kiến cho rằng, bên cạnh việc điều chỉnh theo thị trường, chính sách lãi suất nên linh hoạt theo từng lĩnh vực kinh tế, bà có nhận định gì?
Về chính sách vĩ mô, trong kinh tế thị trường, Chính phủ không thể chỉ định từng ngân hàng thương mại được phép cho vay từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, Chính phủ nên đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội theo từng khu vực. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại dựa vào định hướng của Chính phủ, theo từng thời kỳ, nên (không bắt buộc) ưu tiên vốn cho từng lĩnh vực cụ thể, và không nên đưa vốn vào lĩnh vực nào.
Bên cạnh việc nắm bắt định hướng kinh doanh của Chính phủ, các ngân hàng thương mại cũng rất cần cân nhắc giữa rủi ro và chi phí để tồn tại và phát triển.
Bà có đồng ý với ý kiến cho rằng, kích thích thị trường chứng khoán cũng là một biện pháp hợp lý để tạo vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay?
Trong điều kiện chưa thật sự ổn định như hiện nay, việc huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn. Khi khả năng huy động vốn không dồi dào, việc cho vay trung và dài hạn cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, xuất phát điểm của các ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam đều thấp, nên nguồn vốn chưa nhiều.
Do đó, khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, doanh nghiệp có thể từng bước huy động được nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường này và giảm bớt gánh nặng đối với ngân hàng. Trong thời điểm hiện nay, để thúc đẩy thị trường chứng khoán, việc tăng cường tính minh bạch và tiếp tục các chính sách hợp lý của Chính phủ sẽ là động thái tích cực thúc đẩy thị trường này.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang khó khăn và tiếp tục cần những giải pháp cụ thể về vốn?
Trong tình hình khó khăn hiện nay, các ngân hàng thương mại luôn phải cân đong chắc chắn về đồng vốn mình bỏ ra. Vì vậy, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ cần sự tích cực từ phía ngân hàng mà còn cần cả những nỗ lực to lớn từ phía các doanh nghiệp để hai phía vay và cho vay gần nhau hơn. Khi đó, mức độ giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khả dĩ hơn.
Đến thời điểm này, bà nhìn nhận triển vọng kinh tế trong thời gian tới như thế nào?
Tôi không hoàn toàn tán đồng những nhận định bi quan về kinh tế nước ta. Xu hướng kinh tế thế giới hiện nay và những dấu hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam cho thấy các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ là hợp lý.
Vì vậy, nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục được điều hành đồng bộ, không mâu thuẫn, công tác dự báo sát hơn với tình hình thị trường thì việc lạc quan về triển vọng kinh tế là có thể.
Thưa bà, lạm phát đã có dấu hiệu êm dịu, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn trong “cơn nguy kịch” vì thiếu vốn, việc tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như hiện nay có còn hợp lý?
Mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu bớt nóng nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát cao. Đó là, Chính phủ vẫn tiếp tục kiểm soát giá một số mặt hàng thiết yếu, nhập siêu vẫn lớn, cán cân thương mại vẫn bội chi, đặc biệt, thời gian tới là chu kỳ tăng giá của năm.
Vì vậy, việc tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết trong thời gian ngắn. Điều này không có nghĩa là kìm kẹp nguồn vốn cho nền kinh tế quá chặt, mà trong điều kiện hiện nay, rất cần chú ý đến một số chính sách có thể giúp xử lý được cả nhiều phía.
Với những tín hiệu khá tốt của nền kinh tế trong nước, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ ổn định, giá cả trên thị trường hàng hóa thế giới bớt căng thẳng, việc xem xét điều chỉnh chính sách lãi suất là hợp lý.
Theo đó, chính sách lãi suất nên được điều hành theo hướng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp cùng tồn tại và phát triển, qua đó, tăng cường “sức khỏe” của nền kinh tế. Nếu Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành lãi suất theo hướng giảm sẽ là tín hiệu tốt để các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau thời gian thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, nhu cầu vốn của nền kinh tế đã trở nên rất bức thiết, Chính phủ nên xem xét đến việc tăng mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, có thể lên mức 35-40%.
Bên cạnh đó, cũng cần những chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng cường sản xuất kinh doanh, làm gia tăng lượng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, từ đó sẽ có tác động tích cực trở lại nền kinh tế.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là kiểm soát chặt chẽ thị trường quan trọng và hiệu quả hơn những biện pháp hành chính để thắt chặt tiền tệ.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để đồng vốn lưu thông được an toàn với khả năng sinh lợi cao.
Có ý kiến cho rằng, bên cạnh việc điều chỉnh theo thị trường, chính sách lãi suất nên linh hoạt theo từng lĩnh vực kinh tế, bà có nhận định gì?
Về chính sách vĩ mô, trong kinh tế thị trường, Chính phủ không thể chỉ định từng ngân hàng thương mại được phép cho vay từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, Chính phủ nên đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội theo từng khu vực. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại dựa vào định hướng của Chính phủ, theo từng thời kỳ, nên (không bắt buộc) ưu tiên vốn cho từng lĩnh vực cụ thể, và không nên đưa vốn vào lĩnh vực nào.
Bên cạnh việc nắm bắt định hướng kinh doanh của Chính phủ, các ngân hàng thương mại cũng rất cần cân nhắc giữa rủi ro và chi phí để tồn tại và phát triển.
Bà có đồng ý với ý kiến cho rằng, kích thích thị trường chứng khoán cũng là một biện pháp hợp lý để tạo vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay?
Trong điều kiện chưa thật sự ổn định như hiện nay, việc huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn. Khi khả năng huy động vốn không dồi dào, việc cho vay trung và dài hạn cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, xuất phát điểm của các ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam đều thấp, nên nguồn vốn chưa nhiều.
Do đó, khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, doanh nghiệp có thể từng bước huy động được nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường này và giảm bớt gánh nặng đối với ngân hàng. Trong thời điểm hiện nay, để thúc đẩy thị trường chứng khoán, việc tăng cường tính minh bạch và tiếp tục các chính sách hợp lý của Chính phủ sẽ là động thái tích cực thúc đẩy thị trường này.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang khó khăn và tiếp tục cần những giải pháp cụ thể về vốn?
Trong tình hình khó khăn hiện nay, các ngân hàng thương mại luôn phải cân đong chắc chắn về đồng vốn mình bỏ ra. Vì vậy, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ cần sự tích cực từ phía ngân hàng mà còn cần cả những nỗ lực to lớn từ phía các doanh nghiệp để hai phía vay và cho vay gần nhau hơn. Khi đó, mức độ giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khả dĩ hơn.
Đến thời điểm này, bà nhìn nhận triển vọng kinh tế trong thời gian tới như thế nào?
Tôi không hoàn toàn tán đồng những nhận định bi quan về kinh tế nước ta. Xu hướng kinh tế thế giới hiện nay và những dấu hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam cho thấy các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ là hợp lý.
Vì vậy, nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục được điều hành đồng bộ, không mâu thuẫn, công tác dự báo sát hơn với tình hình thị trường thì việc lạc quan về triển vọng kinh tế là có thể.