“Nên phát hành trái phiếu công trình để kích thích kinh tế”
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra kiến nghị nhằm kích cầu nền kinh tế
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa đưa ra kiến nghị đẩy mạnh phát hành trái phiếu công trình nhằm kích cầu nền kinh tế, qua đó giải phóng hàng tồn kho.
Đây là một phần trong các giải pháp nhằm gia tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, theo nhận định của cơ quan này.
Khi nghiên cứu số liệu từ năm 2005 đến nay, Ủy ban nhận thấy lĩnh vực xây dựng (tính theo giá so sánh) có đóng góp tới 8-10% vào tổng sản lượng quốc nội hàng năm và luôn duy trì được tốc độ tăng mạnh từ 10-12% năm.
Tuy nhiên, năm 2012 đã là năm thứ hai liên tiếp sản lượng và tăng trưởng của lĩnh vực này suy giảm và vì vậy cần sớm có giải pháp cụ thể nhằm khôi phục lĩnh vực xây dựng, thông qua đó kích cung và cầu của nền kinh tế.
“Trong hoàn cảnh do dư địa để thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa hiện nay còn rất hẹp nên có thể sử dụng những giải pháp khác, cụ thể ở đây là phát hành trái phiếu công trình có định hướng tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, gây tác động lan tỏa nhằm kích cầu để tăng trưởng kinh tế sớm có thể hồi phục”, bản kiến nghị viết.
Trong khi đó, đối với vấn đề khơi thông nguồn vốn tín dụng, Ủy ban cho rằng vấn đề cốt lõi của chính sách hiện nay là phải ưu tiên đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, coi đây chính là khâu đột phá quan trọng để ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng dẫn đến suy giảm kinh tế trong thời gian qua.
Cùng với đó, để quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu có thể đẩy mạnh một cách thực chất, cần sớm hoàn thiện nhanh nền tảng pháp lý cho việc mua bán nợ, thanh lý tài sản trong tiến trình xử lý nợ xấu, đồng thời có những chính sách ưu đãi về thuế và phí cho những tổ chức tài chính liên quan đến mua bán nợ xấu.
Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2012, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế hiện nay dù đã “có những chuyển biến tích cực so với những quý đầu năm nhưng vẫn ở mức yếu và chưa đủ để tạo thành xung lực giúp doanh nghiệp sớm khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tới”.
Đây là một phần trong các giải pháp nhằm gia tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, theo nhận định của cơ quan này.
Khi nghiên cứu số liệu từ năm 2005 đến nay, Ủy ban nhận thấy lĩnh vực xây dựng (tính theo giá so sánh) có đóng góp tới 8-10% vào tổng sản lượng quốc nội hàng năm và luôn duy trì được tốc độ tăng mạnh từ 10-12% năm.
Tuy nhiên, năm 2012 đã là năm thứ hai liên tiếp sản lượng và tăng trưởng của lĩnh vực này suy giảm và vì vậy cần sớm có giải pháp cụ thể nhằm khôi phục lĩnh vực xây dựng, thông qua đó kích cung và cầu của nền kinh tế.
“Trong hoàn cảnh do dư địa để thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa hiện nay còn rất hẹp nên có thể sử dụng những giải pháp khác, cụ thể ở đây là phát hành trái phiếu công trình có định hướng tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, gây tác động lan tỏa nhằm kích cầu để tăng trưởng kinh tế sớm có thể hồi phục”, bản kiến nghị viết.
Trong khi đó, đối với vấn đề khơi thông nguồn vốn tín dụng, Ủy ban cho rằng vấn đề cốt lõi của chính sách hiện nay là phải ưu tiên đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, coi đây chính là khâu đột phá quan trọng để ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng dẫn đến suy giảm kinh tế trong thời gian qua.
Cùng với đó, để quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu có thể đẩy mạnh một cách thực chất, cần sớm hoàn thiện nhanh nền tảng pháp lý cho việc mua bán nợ, thanh lý tài sản trong tiến trình xử lý nợ xấu, đồng thời có những chính sách ưu đãi về thuế và phí cho những tổ chức tài chính liên quan đến mua bán nợ xấu.
Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2012, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế hiện nay dù đã “có những chuyển biến tích cực so với những quý đầu năm nhưng vẫn ở mức yếu và chưa đủ để tạo thành xung lực giúp doanh nghiệp sớm khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tới”.