Nên phát hành trái phiếu để vay vốn nước ngoài?
Đi vay thương mại ở trong nước hay nước ngoài không quan trọng, vấn đề là vay ở đâu thì có lợi hơn
Gần đây, dư luận khá ồn ào với tin Chính phủ lại đang có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế để dành vốn cho các dự án gồm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án thủy điện của Tổng công ty Sông Đà, và dự án mua tầu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
>>Thông tin tiếp về đề án “xuất ngoại” 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ
Một số bài báo trong thời gian qua đã có những phân tích khá công phu về những điều “bất ổn” đằng sau kế hoạch phát hành trái phiếu này. Trong đó, nổi bật là luồng ý kiến cho rằng ngoại tệ trong nước đâu có thiếu mà phải đi vay nước ngoài.
Tác giả bài viết này tán đồng với những ý kiến đề cập đến một số điểm cần được cân nhắc kỹ hơn của kế hoạch trên, như vốn vay lại tiếp tục được dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong bối cảnh Việt Nam đang phải tích cực xóa bỏ các đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế sau khi chúng ta đã là một thành viên của WTO; tính minh bạch, cơ chế giám sát sử dụng vốn và thành tích kinh doanh của những doanh nghiệp được ưu ái vay vốn phát hành nói trên cũng còn nhiều điều cần làm rõ hơn...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ một số góc độ khác nhau, tác giả bài viết này muốn phản biện lại quan điểm cho rằng ngoại tệ trong nước không thiếu, nên có thể không cần phải đi vay nợ nước ngoài.
Thứ nhất, sự thực có thể là nguồn ngoại tệ trong nước khá “dư thừa trong hệ thống ngân hàng”, nhưng dư thừa ở mức độ nào thì không ai trả lời được.
Ngay đến Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng chỉ nói chung chung là nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam khoảng 3-4 tỷ USD. Từ đó có thể thấy với một ước tính có biên độ sai số lớn như vậy thì con số ngoại tệ “dư thừa” trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung là rất mù mờ, chưa kể xung quanh bản thân con số nói trên còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và ý kiến trái chiều.
Thứ hai, đi vay thương mại ở trong nước hay nước ngoài không quan trọng, dù vay ở đâu thì vẫn phải có nghĩa vụ trả lãi và gốc đúng hạn. Vấn đề là vay ở đâu thì có lợi hơn, xét về góc độ chi phí vay, tức là lãi suất.
Nếu vay nước ngoài với lãi suất thấp hơn trong nước (cho cùng một khoản vay) thì tại sao lại không vay? Ngoại tệ trong nước dư thừa nhưng phải vay với lãi suất cao (hơn so với vay nước ngoài) thì cũng không có ý nghĩa gì, và không phải là một điều nên làm hay đáng đưa ra bình luận.
Bởi vậy, để hậu thuẫn cho luồng ý kiến này thì những tác giả của nó trước tiên phải chỉ ra rằng vay trong nước vẫn là có lợi hơn, xét về mặt chi phí.
Thứ ba, theo như lập luận của những tác giả này thì “một mặt Ngân hàng Nhà nước không dám mua vào lượng đôla trôi nổi, song (Chính phủ Việt Nam?) lại dám đi vay nợ nước ngoài”. Có thể nói ngay cách đặt vấn đề như vậy là không ổn.
Ba doanh nghiệp sử dụng vốn vay của Chính phủ này rất có thể sử dụng đa phần khoản vốn vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu bằng USD mà không cần phải chuyển đổi ra VND (tức là chi tiêu ở nước ngoài chứ không phải trong nước), và không góp phần (đáng kể) làm tăng lạm phát, vì Ngân hàng Nhà nước không phải tung VND ra để hoán đổi số USD đi vay về này.
Bởi vậy, trước khi đặt vấn đề tại sao có USD dư thừa trong khi áp lực lạm phát cao mà vẫn “dám” đi vay nước ngoài thì phải chỉ ra được rằng cơ cấu chi tiêu vào phần vốn đi vay này của 3 doanh nghiệp nói trên sẽ chủ yếu là bằng VND và nếu Ngân hàng Nhà nước không can thiệp thì VND sẽ lên giá, như các tác giả này lập luận.
Thứ tư, cũng theo những tác giả này thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang quản lý một lượng đôla dự trữ quốc gia khoảng 15 tỷ USD. Từ đó, họ đặt ra câu hỏi: Với nguồn dự trữ khá đáng kể như vậy thì tại sao vẫn phải đi vay nợ nước ngoài?
Cần nói ngay rằng khoản dự trữ ngoại hối quốc gia này, về nguyên tắc, là để phục vụ cho các sứ mệnh quan trọng hơn nhiều, trong đó có việc can thiệp và bình ổn tỷ giá hoặc những cơn sốc vĩ mô (ví dụ trên thị trường tài chính, ngân hàng), chứ không phải là để dành cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó vay để kinh doanh, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
Cần lưu ý thêm rằng khối lượng dự trữ ngoại hối chỉ tương đương với khoảng 2-3 tháng nhập khẩu như của Việt Nam thì chỉ được xếp vào hạng “ruồi”, tức là mức độ dự trữ ngoại hối không đủ lớn.
Tóm lại, có thể thấy lập luận “nếu mua hết lượng đôla (dư thừa) này, chưa hẳn Chính phủ đã phải đặt vấn đề vay nợ thương mại nước ngoài cho doanh nghiệp Nhà nước”, là không ổn. Chừng nào chưa có những căn cứ hoặc bằng chứng chắc chắn để chứng minh ngược lại, thì việc đi vay nước ngoài có thể sẽ là điều không thể đảo ngược.
>>Thông tin tiếp về đề án “xuất ngoại” 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ
Một số bài báo trong thời gian qua đã có những phân tích khá công phu về những điều “bất ổn” đằng sau kế hoạch phát hành trái phiếu này. Trong đó, nổi bật là luồng ý kiến cho rằng ngoại tệ trong nước đâu có thiếu mà phải đi vay nước ngoài.
Tác giả bài viết này tán đồng với những ý kiến đề cập đến một số điểm cần được cân nhắc kỹ hơn của kế hoạch trên, như vốn vay lại tiếp tục được dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong bối cảnh Việt Nam đang phải tích cực xóa bỏ các đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế sau khi chúng ta đã là một thành viên của WTO; tính minh bạch, cơ chế giám sát sử dụng vốn và thành tích kinh doanh của những doanh nghiệp được ưu ái vay vốn phát hành nói trên cũng còn nhiều điều cần làm rõ hơn...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ một số góc độ khác nhau, tác giả bài viết này muốn phản biện lại quan điểm cho rằng ngoại tệ trong nước không thiếu, nên có thể không cần phải đi vay nợ nước ngoài.
Thứ nhất, sự thực có thể là nguồn ngoại tệ trong nước khá “dư thừa trong hệ thống ngân hàng”, nhưng dư thừa ở mức độ nào thì không ai trả lời được.
Ngay đến Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng chỉ nói chung chung là nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam khoảng 3-4 tỷ USD. Từ đó có thể thấy với một ước tính có biên độ sai số lớn như vậy thì con số ngoại tệ “dư thừa” trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung là rất mù mờ, chưa kể xung quanh bản thân con số nói trên còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và ý kiến trái chiều.
Thứ hai, đi vay thương mại ở trong nước hay nước ngoài không quan trọng, dù vay ở đâu thì vẫn phải có nghĩa vụ trả lãi và gốc đúng hạn. Vấn đề là vay ở đâu thì có lợi hơn, xét về góc độ chi phí vay, tức là lãi suất.
Nếu vay nước ngoài với lãi suất thấp hơn trong nước (cho cùng một khoản vay) thì tại sao lại không vay? Ngoại tệ trong nước dư thừa nhưng phải vay với lãi suất cao (hơn so với vay nước ngoài) thì cũng không có ý nghĩa gì, và không phải là một điều nên làm hay đáng đưa ra bình luận.
Bởi vậy, để hậu thuẫn cho luồng ý kiến này thì những tác giả của nó trước tiên phải chỉ ra rằng vay trong nước vẫn là có lợi hơn, xét về mặt chi phí.
Thứ ba, theo như lập luận của những tác giả này thì “một mặt Ngân hàng Nhà nước không dám mua vào lượng đôla trôi nổi, song (Chính phủ Việt Nam?) lại dám đi vay nợ nước ngoài”. Có thể nói ngay cách đặt vấn đề như vậy là không ổn.
Ba doanh nghiệp sử dụng vốn vay của Chính phủ này rất có thể sử dụng đa phần khoản vốn vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu bằng USD mà không cần phải chuyển đổi ra VND (tức là chi tiêu ở nước ngoài chứ không phải trong nước), và không góp phần (đáng kể) làm tăng lạm phát, vì Ngân hàng Nhà nước không phải tung VND ra để hoán đổi số USD đi vay về này.
Bởi vậy, trước khi đặt vấn đề tại sao có USD dư thừa trong khi áp lực lạm phát cao mà vẫn “dám” đi vay nước ngoài thì phải chỉ ra được rằng cơ cấu chi tiêu vào phần vốn đi vay này của 3 doanh nghiệp nói trên sẽ chủ yếu là bằng VND và nếu Ngân hàng Nhà nước không can thiệp thì VND sẽ lên giá, như các tác giả này lập luận.
Thứ tư, cũng theo những tác giả này thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang quản lý một lượng đôla dự trữ quốc gia khoảng 15 tỷ USD. Từ đó, họ đặt ra câu hỏi: Với nguồn dự trữ khá đáng kể như vậy thì tại sao vẫn phải đi vay nợ nước ngoài?
Cần nói ngay rằng khoản dự trữ ngoại hối quốc gia này, về nguyên tắc, là để phục vụ cho các sứ mệnh quan trọng hơn nhiều, trong đó có việc can thiệp và bình ổn tỷ giá hoặc những cơn sốc vĩ mô (ví dụ trên thị trường tài chính, ngân hàng), chứ không phải là để dành cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó vay để kinh doanh, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
Cần lưu ý thêm rằng khối lượng dự trữ ngoại hối chỉ tương đương với khoảng 2-3 tháng nhập khẩu như của Việt Nam thì chỉ được xếp vào hạng “ruồi”, tức là mức độ dự trữ ngoại hối không đủ lớn.
Tóm lại, có thể thấy lập luận “nếu mua hết lượng đôla (dư thừa) này, chưa hẳn Chính phủ đã phải đặt vấn đề vay nợ thương mại nước ngoài cho doanh nghiệp Nhà nước”, là không ổn. Chừng nào chưa có những căn cứ hoặc bằng chứng chắc chắn để chứng minh ngược lại, thì việc đi vay nước ngoài có thể sẽ là điều không thể đảo ngược.