Nên quản lý sàn vàng thế nào?
Trong thời gian gần đây, sàn giao dịch vàng đã và đang nở rộ một cách khá tự phát ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, sàn giao dịch vàng đã và đang nở rộ một cách khá tự phát ở Việt Nam. Tại mỗi sàn, doanh số giao dịch mỗi ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tiếp theo việc Ủy ban Chứng khoán có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán không được mở thêm sàn vàng, thì gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản tương tự đối với các ngân hàng thương mại.
Việc hạn chế này đã từng gây ra ý kiến phản biện là “bịt kênh đầu tư”, hay ảnh hưởng đến hoạt động của công ty chứng khoán... Vậy hình thức này có cần phải “phanh” gấp?
Trên thế giới, hình thức giao dịch vàng trên tài khoản (vàng ghi số hay vàng phi vật chất) đã có từ lâu và nổi tiếng tại các thị trường Zurich, London, New York... Vàng được mua bán chuyển nhượng qua hệ thống tài khoản kim loại quý thuộc các ngân hàng.
Các khách hàng thông qua hệ thống giao dịch của mình để giao dịch vàng với các ngân hàng, với các trung tâm (sàn vàng). Trường hợp kinh doanh thông qua sàn vàng thì lượng vàng vật chất này được lưu ký tại một ngân hàng lớn nào đó hoặc ngân hàng trung ương.
Mặc nhiên các ngân hàng lớn, hoặc ngân hàng trung ương của một số nước (như Thụy Sỹ, Anh), có đưa ra yêu cầu về hệ thống tài khoản vàng, đơn vị hạch toán, điều kiện về vàng giao dịch mà người ta gọi là vàng tiêu chuẩn.
Một số quốc gia, cơ quan quản lý tiền tệ cũng đưa ra yêu cầu tối thiểu về điều kiện kinh doanh vàng của ngân hàng thương mại...
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, nổi lên một trào lưu đầu tư mới trên thị trường tài chính, đó là “sàn vàng”.
Mô hình giao dịch vàng tại một số sàn vàng ở Việt Nam, về cơ bản không khác gì sàn ở các nước có nền tài chính phát triển. Khách hàng muốn tham gia kinh doanh chỉ cần ký quỹ một lượng tiền rất nhỏ (7%) giá trị giao dịch số còn lại được ngân hàng (phục vụ sàn vàng) cho vay và như vậy người kinh doanh có thể thực hiện lệnh mua (bán) gần gấp hơn 14 lần lượng vốn mình có.
Hàng ngày, trong giờ giao dịch nhà đầu tư đặt mua (hoặc bán) theo giá kỳ vọng của mình và tất nhiên trong hạn mức khối lượng được mua (bán) vào cuối ngày giao dịch ngân hàng (sàn) sẽ căn cứ giá vàng lên hay xuống để tính ra lợi nhuận của nhà đầu tư.
Giả sử giá vàng tại sàn lên cao (hoặc thấp) hơn giá mà nhà đầu tư đặt mua thì nhà đầu tư phải bỏ thêm (được lợi) số tiền chênh lệch giá đó.
Vào cuối ngày giao dịch, trường hợp nhà đầu tư không đủ tiền/vàng để thanh toán cho các lệnh đã khớp, ngân hàng (sàn) sẽ tự động cho nhà đầu tư vay, sau khi đã trừ đi tổng giá trị tiền/vàng mà khách hàng đang có.
Mua bán chỉ dựa vào tâm lý?
Như đã nêu trên, ở các thị trường tiên tiến (như London, Zurich,...) các giao dịch vàng như vậy (hay forex netting trading) được dựa trên các nền tảng pháp lý, kinh tế và kỹ thuật... khá tốt: vàng được lưu ký độc lập, hệ thống giao dịch, hệ thống cơ chế, quy chế của nhà nước và thị trường là rất tốt, trình độ của nhà đầu tư tốt và đồng đều...
Tuy nhiên, tại Việt Nam những nền tảng cho hoạt động của sàn vàng rõ ràng là đáng quan ngại và dường như dựa vào niềm tin là chính. Những yếu kém có thể chưa theo kịp và dễ dàng chỉ ra như sau.
Thứ nhất, về quản lý nhà nước: hiện tại các giao dịch vàng theo sàn dường như không rõ cơ quan quản lý và thẩm quyền quản lý đến đâu? Cơ sở pháp lý cho hoạt động, luật điều chỉnh... hầu như chưa có văn bản nào điều chỉnh mô hình hoạt động này, các ngân hàng/sàn tự đặt ra cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.
Thứ hai, về hạch toán: không có hệ thống tài khoản vàng; không có quy định về đơn vị hạch toán kế toán đối với vàng phù hợp cho kinh doanh; vàng được giao dịch theo đủ loại...
Thứ ba, lưu ký vàng và mở tài khoản: không có ngân hàng/trung tâm lưu ký độc lập mà ngân hàng, sàn vàng tự mở tự làm...
Thứ tư, hệ thống giao dịch: tự lập, không có tiêu chuẩn dẫn đến trong thực tế, có sàn vàng trong thời gian qua đã bị sự cố (sập) về máy chủ nhiều lần và từng gây nhiều bức xúc cho nhà đầu tư trên sàn vàng của ngân hàng này...
Thứ năm, trình độ nhà đầu tư còn nhiều bất cập và hạn chế, kinh doanh theo phong trào như chứng khoán, chưa thực sự chuyên nghiệp...
Có cần phanh gấp?
Rõ ràng, hiện đang có rất nhiều sàn vàng mọc lên và cũng có trào lưu ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam chạy theo vàng.
Thực tế cho thấy họ đã và đang gặt hái được thành công, nhưng họ lại dựa vào nền tảng khá mong manh khi thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, kỹ thuật và hiểu biết cho các giao dịch vàng theo mô hình trên... còn hạn chế.
Trong điều kiện như vậy, loại hình kinh doanh sàn vàng hiện nay là khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính.
Trong bối cảnh đó, việc “hãm phanh” mở sàn vàng là cần thiết để hình thức này phát triển từng bước, phù hợp không quá rủi ro và trong tầm kiểm soát của cả nhà nước, của nhà đầu tư và tầm hiểu biết của cả xã hội.
Tuy nhiên, việc hãm phanh lại là để củng cố các cơ sở, nền tảng của thị trường và hạn chế sự quá “nóng” của nhà đầu tư chứ không nên đi theo hướng phanh để cấp phép theo hướng hành chính hoá.
Việc đưa ra các quy chế là để các bên như nhà tổ chức, nhà đâu tư,... hoạt động và cùng thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia.
Ngoài ra, việc quy tụ được đội ngũ chuyên gia có tâm huyết và am hiểu về mô hình này - nhất là quản lý rủi ro, cũng cần phải tính đến ở cả cơ quan quản lý và các công ty kinh doanh.
Được biết, một số công ty kinh doanh vàng theo mô hình này đang “săn lùng” những chuyên gia đã từng công tác ở phòng vàng thuộc Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước đã từng học ở Thụy Sỹ về mô hình này.
Tiếp theo việc Ủy ban Chứng khoán có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán không được mở thêm sàn vàng, thì gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản tương tự đối với các ngân hàng thương mại.
Việc hạn chế này đã từng gây ra ý kiến phản biện là “bịt kênh đầu tư”, hay ảnh hưởng đến hoạt động của công ty chứng khoán... Vậy hình thức này có cần phải “phanh” gấp?
Trên thế giới, hình thức giao dịch vàng trên tài khoản (vàng ghi số hay vàng phi vật chất) đã có từ lâu và nổi tiếng tại các thị trường Zurich, London, New York... Vàng được mua bán chuyển nhượng qua hệ thống tài khoản kim loại quý thuộc các ngân hàng.
Các khách hàng thông qua hệ thống giao dịch của mình để giao dịch vàng với các ngân hàng, với các trung tâm (sàn vàng). Trường hợp kinh doanh thông qua sàn vàng thì lượng vàng vật chất này được lưu ký tại một ngân hàng lớn nào đó hoặc ngân hàng trung ương.
Mặc nhiên các ngân hàng lớn, hoặc ngân hàng trung ương của một số nước (như Thụy Sỹ, Anh), có đưa ra yêu cầu về hệ thống tài khoản vàng, đơn vị hạch toán, điều kiện về vàng giao dịch mà người ta gọi là vàng tiêu chuẩn.
Một số quốc gia, cơ quan quản lý tiền tệ cũng đưa ra yêu cầu tối thiểu về điều kiện kinh doanh vàng của ngân hàng thương mại...
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, nổi lên một trào lưu đầu tư mới trên thị trường tài chính, đó là “sàn vàng”.
Mô hình giao dịch vàng tại một số sàn vàng ở Việt Nam, về cơ bản không khác gì sàn ở các nước có nền tài chính phát triển. Khách hàng muốn tham gia kinh doanh chỉ cần ký quỹ một lượng tiền rất nhỏ (7%) giá trị giao dịch số còn lại được ngân hàng (phục vụ sàn vàng) cho vay và như vậy người kinh doanh có thể thực hiện lệnh mua (bán) gần gấp hơn 14 lần lượng vốn mình có.
Hàng ngày, trong giờ giao dịch nhà đầu tư đặt mua (hoặc bán) theo giá kỳ vọng của mình và tất nhiên trong hạn mức khối lượng được mua (bán) vào cuối ngày giao dịch ngân hàng (sàn) sẽ căn cứ giá vàng lên hay xuống để tính ra lợi nhuận của nhà đầu tư.
Giả sử giá vàng tại sàn lên cao (hoặc thấp) hơn giá mà nhà đầu tư đặt mua thì nhà đầu tư phải bỏ thêm (được lợi) số tiền chênh lệch giá đó.
Vào cuối ngày giao dịch, trường hợp nhà đầu tư không đủ tiền/vàng để thanh toán cho các lệnh đã khớp, ngân hàng (sàn) sẽ tự động cho nhà đầu tư vay, sau khi đã trừ đi tổng giá trị tiền/vàng mà khách hàng đang có.
Mua bán chỉ dựa vào tâm lý?
Như đã nêu trên, ở các thị trường tiên tiến (như London, Zurich,...) các giao dịch vàng như vậy (hay forex netting trading) được dựa trên các nền tảng pháp lý, kinh tế và kỹ thuật... khá tốt: vàng được lưu ký độc lập, hệ thống giao dịch, hệ thống cơ chế, quy chế của nhà nước và thị trường là rất tốt, trình độ của nhà đầu tư tốt và đồng đều...
Tuy nhiên, tại Việt Nam những nền tảng cho hoạt động của sàn vàng rõ ràng là đáng quan ngại và dường như dựa vào niềm tin là chính. Những yếu kém có thể chưa theo kịp và dễ dàng chỉ ra như sau.
Thứ nhất, về quản lý nhà nước: hiện tại các giao dịch vàng theo sàn dường như không rõ cơ quan quản lý và thẩm quyền quản lý đến đâu? Cơ sở pháp lý cho hoạt động, luật điều chỉnh... hầu như chưa có văn bản nào điều chỉnh mô hình hoạt động này, các ngân hàng/sàn tự đặt ra cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.
Thứ hai, về hạch toán: không có hệ thống tài khoản vàng; không có quy định về đơn vị hạch toán kế toán đối với vàng phù hợp cho kinh doanh; vàng được giao dịch theo đủ loại...
Thứ ba, lưu ký vàng và mở tài khoản: không có ngân hàng/trung tâm lưu ký độc lập mà ngân hàng, sàn vàng tự mở tự làm...
Thứ tư, hệ thống giao dịch: tự lập, không có tiêu chuẩn dẫn đến trong thực tế, có sàn vàng trong thời gian qua đã bị sự cố (sập) về máy chủ nhiều lần và từng gây nhiều bức xúc cho nhà đầu tư trên sàn vàng của ngân hàng này...
Thứ năm, trình độ nhà đầu tư còn nhiều bất cập và hạn chế, kinh doanh theo phong trào như chứng khoán, chưa thực sự chuyên nghiệp...
Có cần phanh gấp?
Rõ ràng, hiện đang có rất nhiều sàn vàng mọc lên và cũng có trào lưu ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam chạy theo vàng.
Thực tế cho thấy họ đã và đang gặt hái được thành công, nhưng họ lại dựa vào nền tảng khá mong manh khi thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, kỹ thuật và hiểu biết cho các giao dịch vàng theo mô hình trên... còn hạn chế.
Trong điều kiện như vậy, loại hình kinh doanh sàn vàng hiện nay là khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính.
Trong bối cảnh đó, việc “hãm phanh” mở sàn vàng là cần thiết để hình thức này phát triển từng bước, phù hợp không quá rủi ro và trong tầm kiểm soát của cả nhà nước, của nhà đầu tư và tầm hiểu biết của cả xã hội.
Tuy nhiên, việc hãm phanh lại là để củng cố các cơ sở, nền tảng của thị trường và hạn chế sự quá “nóng” của nhà đầu tư chứ không nên đi theo hướng phanh để cấp phép theo hướng hành chính hoá.
Việc đưa ra các quy chế là để các bên như nhà tổ chức, nhà đâu tư,... hoạt động và cùng thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia.
Ngoài ra, việc quy tụ được đội ngũ chuyên gia có tâm huyết và am hiểu về mô hình này - nhất là quản lý rủi ro, cũng cần phải tính đến ở cả cơ quan quản lý và các công ty kinh doanh.
Được biết, một số công ty kinh doanh vàng theo mô hình này đang “săn lùng” những chuyên gia đã từng công tác ở phòng vàng thuộc Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước đã từng học ở Thụy Sỹ về mô hình này.