Nga hạ lương, cắt giảm công chức
Những biện pháp này là một phần trong kế hoạch khẩn cấp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với nguồn thu ngân sách giảm mạnh
Trang Business Insider cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ba sắc lệnh mới quyết định cắt giảm lương của công chức nước này. Theo đó, lương của công chức Nga, bao gồm cả ông Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, sẽ giảm 10% kể từ ngày 1/5 tới.
Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng tuyên bố kế hoạch cắt giảm số công chức trong khoảng từ 5-20%.
Những biện pháp này là một phần trong kế hoạch khẩn cấp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với nguồn thu ngân sách giảm mạnh do giá dầu thế giới lao dốc và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Giá dầu thô thế giới đang ở mức khoảng 60 USD/thùng trong khi kế hoạch ngân sách liên bang Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu 100 USD/thùng, dẫn tới một lỗ hổng ngân sách lớn.
Có vẻ như ông Putin sẽ không lo ngại việc ông bị giảm lương. Hồi tháng 12 năm ngoái, người đứng đầu điện Kremlin nói với các phóng viên trong cuộc họp báo thường niên của ông rằng: “Thực lòng mà nói, tôi thậm chí còn không biết lương của mình là bao nhiêu. Họ trả cho tôi, và tôi đưa luôn vào tài khoản”.
Tuy nhiên, giới công chức Nga có lẽ sẽ không thấy thoải mái với việc cắt giảm lương này, nhất là khi họ còn đối mặt nguy cơ mất việc trong chương trình sa thải nhân sự của chính quyền các cấp.
Thông tin về việc Nga giảm lương và sa thải công chức được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov đề nghị Quốc hội nước này phê chuẩn khoản chi 3,2 nghìn tỷ Rúp, tương đương khoảng 51 tỷ USD từ quỹ Reserve Fund, một trong hai quỹ lợi ích quốc gia của Nga.
Khoản chi này là một phần trong kế hoạch chống khủng hoảng của Bộ Tài chính Nga, tương đương hơn một nửa giá trị quỹ Reserve Fund và vượt xa mức 500 tỷ Rúp mà Chính phủ Nga ban đầu dự định sẽ chi.
Động thái trên cho thấy, Moscow đang trầy trật dưới sức nặng của lệnh trừng phạt và giá dầu giảm. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nga lên mức 16,7%, mức cao nhất trong 1 thập niên. Đồng Rúp mất giá và việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập nhiều mặt hàng của phương Tây tiếp tục đẩy giá tiêu dùng ở nước này tăng cao.
Theo một số dự báo, người Nga sẽ phải chi một nửa thu nhập để mua thực phẩm trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3% trong năm nay và 1% trong năm 2016. Tuy nhiên, nhiều dự báo về kinh tế Nga đều được dựa trên kịch bản là lệnh trừng phạt của phương Tây tung lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được nới lỏng trong vòng vài tháng tới - một điều mà không ai dám chắc sẽ trở thành hiện thực.
Trong lúc lệnh ngừng bắn mới nhất cho miền Đông Ukraine tiếp tục được duy trì, nền kinh tế Nga vẫn đang phải “chịu trận”.
Tuần trước, Gazprom Neft, công ty dầu thuộc tập đoàn khí đốt quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga, đề nghị Chính phủ hỗ trợ 198 tỷ Rúp. Trước đó, hãng dầu lửa lớn nhất của Nga là Rosneft cũng phải xin Chính phủ hỗ trợ tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Siluanov cảnh báo rằng, thách thức đối với các công ty này có thể sẽ còn gia tăng trước khi tình hình được cải thiện. Ông Siluanov nói với Chính phủ Nga rằng, giá dầu còn có thể giảm tiếp.
“Cần lưu ý rằng vẫn còn nhiều rủi ro trên thị trường dầu. Nguồn cung vẫn đang vượt nhu cầu và dự trữ dầu lửa của nhiều nước đang tăng nhanh”, ông Siluanov nói.
Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng tuyên bố kế hoạch cắt giảm số công chức trong khoảng từ 5-20%.
Những biện pháp này là một phần trong kế hoạch khẩn cấp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với nguồn thu ngân sách giảm mạnh do giá dầu thế giới lao dốc và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Giá dầu thô thế giới đang ở mức khoảng 60 USD/thùng trong khi kế hoạch ngân sách liên bang Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu 100 USD/thùng, dẫn tới một lỗ hổng ngân sách lớn.
Có vẻ như ông Putin sẽ không lo ngại việc ông bị giảm lương. Hồi tháng 12 năm ngoái, người đứng đầu điện Kremlin nói với các phóng viên trong cuộc họp báo thường niên của ông rằng: “Thực lòng mà nói, tôi thậm chí còn không biết lương của mình là bao nhiêu. Họ trả cho tôi, và tôi đưa luôn vào tài khoản”.
Tuy nhiên, giới công chức Nga có lẽ sẽ không thấy thoải mái với việc cắt giảm lương này, nhất là khi họ còn đối mặt nguy cơ mất việc trong chương trình sa thải nhân sự của chính quyền các cấp.
Thông tin về việc Nga giảm lương và sa thải công chức được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov đề nghị Quốc hội nước này phê chuẩn khoản chi 3,2 nghìn tỷ Rúp, tương đương khoảng 51 tỷ USD từ quỹ Reserve Fund, một trong hai quỹ lợi ích quốc gia của Nga.
Khoản chi này là một phần trong kế hoạch chống khủng hoảng của Bộ Tài chính Nga, tương đương hơn một nửa giá trị quỹ Reserve Fund và vượt xa mức 500 tỷ Rúp mà Chính phủ Nga ban đầu dự định sẽ chi.
Động thái trên cho thấy, Moscow đang trầy trật dưới sức nặng của lệnh trừng phạt và giá dầu giảm. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nga lên mức 16,7%, mức cao nhất trong 1 thập niên. Đồng Rúp mất giá và việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập nhiều mặt hàng của phương Tây tiếp tục đẩy giá tiêu dùng ở nước này tăng cao.
Theo một số dự báo, người Nga sẽ phải chi một nửa thu nhập để mua thực phẩm trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3% trong năm nay và 1% trong năm 2016. Tuy nhiên, nhiều dự báo về kinh tế Nga đều được dựa trên kịch bản là lệnh trừng phạt của phương Tây tung lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được nới lỏng trong vòng vài tháng tới - một điều mà không ai dám chắc sẽ trở thành hiện thực.
Trong lúc lệnh ngừng bắn mới nhất cho miền Đông Ukraine tiếp tục được duy trì, nền kinh tế Nga vẫn đang phải “chịu trận”.
Tuần trước, Gazprom Neft, công ty dầu thuộc tập đoàn khí đốt quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga, đề nghị Chính phủ hỗ trợ 198 tỷ Rúp. Trước đó, hãng dầu lửa lớn nhất của Nga là Rosneft cũng phải xin Chính phủ hỗ trợ tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Siluanov cảnh báo rằng, thách thức đối với các công ty này có thể sẽ còn gia tăng trước khi tình hình được cải thiện. Ông Siluanov nói với Chính phủ Nga rằng, giá dầu còn có thể giảm tiếp.
“Cần lưu ý rằng vẫn còn nhiều rủi ro trên thị trường dầu. Nguồn cung vẫn đang vượt nhu cầu và dự trữ dầu lửa của nhiều nước đang tăng nhanh”, ông Siluanov nói.