“Ngậm ngải” tránh vàng
Hai năm qua, để cắt bỏ những bất ổn vĩ mô từ vàng, "vị đắng" là chênh lệch giá lớn mà đến nay vẫn chưa thể nhạt
Chiều 26/4, VnEconomy hỏi chuyện vị phó chủ tịch ngân hàng nọ tại Sài Gòn. Một hướng chuyện là chênh lệch giá vàng. Ngẫu nhiên, cùng thời điểm, tại Hà Nội, Phó thống đốc Lê Minh Hưng đăng đàn trả lời báo chí trong khuôn khổ họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2013, cùng chủ đề.
Ở cái tuổi rời điều hành về làm quản trị, vị phó chủ tịch ngân hàng này vẫn say mê đá bóng với nhân viên. Ông là người cá tính, không nhận mình là chuyên gia, nhưng có thể ngồi cả ngày say mê về các học thuyết kinh điển một cách rất đời khi gắn với thực tiễn Việt Nam, với những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống...
Tối 26/4, đọc báo tường thuật trả lời của Phó thống đốc Lê Minh Hưng, ông gọi và dặn: “Vô tình Phó thống đốc đã nói một số ý trùng với quan điểm mà mình đã trao đổi. Đừng viết gì, mình không muốn bị đặt vào tình huống đi theo, nói theo dù không phải vậy. Nhưng quan điểm của mình về chuyện vàng là vậy. Nếu bạn vẫn viết thì không nêu tên”.
Chênh lệch giá: “Thường thôi!”
Ngân hàng của vị phó chủ tịch nọ không kinh doanh, không huy động và cho vay vàng. Thấy vấn đề nóng trong dư luận, ông quan tâm và tìm hiểu. Và quan điểm đưa ra là: “Chênh lệch giá, thường thôi, vì đâu có liên thông!”.
“Về nguyên tắc, nếu anh không tạo sự liên thông giữa hai thị trường thì chênh lệch là bình thường. Giá vàng Việt Nam chênh cao hơn giá thế giới không phải là vấn đề đáng lo. Khi đã bị ngăn cách thì chênh lệch là bình thường, mà không chỉ có vàng, giá rất nhiều loại hàng hóa khác cũng chênh lệch, thậm chí lớn hơn nữa, tại sao cứ chỉ bức xúc chuyện chênh giá vàng?”, vị phó chủ tịch trên đặt vấn đề.
Có hai kênh để thị trường vàng trong nước liên thông với thế giới là cho xuất nhập khẩu tự do, cho mở sàn vàng thoải mái. Sau những hệ lụy thể hiện rõ ở những tác động gây bất ổn vĩ mô, gần hai năm qua cả hai kênh này đều bị bịt lại, chênh lệch là đương nhiên, bởi thiếu cung.
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, trước khi chặn hai kênh trên, mỗi năm bình quân thị trường vàng Việt Nam nhập khoảng 100 tấn vàng, tương đương khoảng 5 tỷ USD; 30 tấn cho nhập chính thức, còn lại là nhập lậu. Hai năm qua không cho nhập tấn nào, nhập lậu cũng hạn chế và chủ yếu chỉ còn ở ngạch nữ trang (vì vàng miếng đã bị cấm sản xuất, chỉ Nhà nước được dập qua đặt hàng SJC gia công). Nguồn cung thiếu đi, chênh lệch giá là dễ hiểu.
Vị phó chủ tịch ngân hàng trên cho rằng, có lẽ cần nhìn lại áp lực dư luận hiện nay. Ông nêu giả thiết: “Theo tôi, không hẳn người dân bức xúc về chênh lệch giá, mà họ băn khoăn, hoài nghi về khả năng có những kẻ đang hưởng lợi từ chênh lệch. Mấu chốt là ở đó. Không tạo được bình thông nhau, nhưng đang có cái ống nào đó chọc được liên thông và đang hút lợi ích về cho mình”.
Câu hỏi là, chênh lệch giá lớn ai lợi và ai thiệt?
Người đang giữ vàng được giá cao hơn thế giới. Người mua vàng phải mua cao hơn, nhưng cũng bán ra được giá cao hơn, chênh giá mua vào - bán ra trong nước mới là tham chiếu chính.
Dĩ nhiên, có những nhu cầu, đối tượng bị thiệt. Rõ nhất là những ai đã vay vàng trước đây nay phải trả thì chênh lệch là một gánh nặng. Trong đó có những đại gia đã từng vay hàng chục nghìn lượng của ngân hàng để bán, lấy tiền đồng, tạo vốn ảo đi đầu tư và nay phải trả (hoặc bỏ của chạy lấy người mà nay ngân hàng phải xử lý).
Còn theo trả lời của nhân vật trên: “Tôi không thấy mọi người dân đều thiệt. Có người lợi, người thiệt, nhưng toàn xã hội được lợi ở sự ổn định chung. Tôi theo dõi vừa rồi thì không ai trục lợi được cả, vì không cho nhập khẩu vàng, nhập lậu thì hạn chế vì không thể đưa vào máy của SJC mà dập ra, các loại vàng miếng khác cũng đã cấm sản xuất từ lâu. Còn chênh lệch hiện đang chạy vào ngân sách Nhà nước qua đấu thầu. “OK”, vì chênh lệch chảy vào ngân sách”.
Nhìn lại, trước đây mỗi năm nhập khoảng 100 tấn vàng, các đầu mối nắm được mức chênh lệch giá nhất định, nhưng nhiều nhất là rơi vào túi những kẻ nhập lậu. Với quản lý Nhà nước, chênh giá có thể được thu hẹp “đẹp”, nhưng ngoại tệ thì “chảy máu”, tỷ giá thì căng thẳng và gây nhiều xáo trộn. Nay, qua loạt phiên đấu thầu vừa rồi, với 366.600 lượng vàng bán ra, Nhà nước đã thu về ước khoảng gần 1.500 tỷ đồng từ chênh giá thay vì rơi vào các túi “khác” như trước.
Mục tiêu: Tránh vàng!
Trở lại với quan điểm trên, khi xem chênh lệch là “thường thôi” thì mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đặt ra là gì?
Vị phó chủ tịch ngân hàng nọ cho rằng, mục tiêu cần hướng tới là tránh vàng, tránh vàng hóa trong nền kinh tế. Vàng có ba chức năng: thanh toán, tích trữ tài sản dự phòng rủi ro và là phương tiện đầu tư kiếm lời.
“Trước đây, nó là một đơn vị định giá để thanh toán. Cái gì cũng tính thành chỉ, thành cây mà không dùng đồng Việt Nam, không dùng đồng tiền quốc gia. Đó là điều nguy hại và Ngân hàng Nhà nước đã chặn lại. Còn quyền sử hữu, tích trữ của người dân thì được tôn trọng. Chỉ có kinh doanh, đầu tư mua - bán thì cần được tổ chức và quản lý, vì nó là hàng hóa đặc biệt. Quản lý ở xuất nhập khẩu, sản xuất và tổ chức mua - bán”.
Lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cũng nói rằng, mục tiêu hàng đầu trong quản lý vàng là giữ ổn định được thị trường, tránh những xáo trộn của nó đối với bất ổn vĩ mô. Hai năm qua, những điêu đứng của tỷ giá, lãi suất, nhiễu loạn vốn trong hệ thống ngân hàng, đi cùng là bức xúc xã hội, đến từ các cơn co giật giá vàng đã được hạn chế. Thị trường cũng ít đi những cơn sốt với cảnh người dân xếp hàng, chen lấn mua vàng - dồn vốn chôn vào vàng.
Nhưng, không toàn vẹn. Đưa giá vàng trong nước bám sát giá thế giới mà Quốc hội, Chính phủ yêu cầu vẫn chưa làm được. Trong suốt quá trình “tránh vàng” hai năm qua, chênh lệch giá trở thành vị đắng đến nay vẫn chưa nhạt.
Như người phu trầm xưa, phải “ngậm” ngải để vượt qua những cơn sốt rét rừng thiêng nước độc. Vị đắng là một sự đánh đổi. Nếu ngải có vị ngọt thì có lẽ chẳng có gì để nói.
Ở cái tuổi rời điều hành về làm quản trị, vị phó chủ tịch ngân hàng này vẫn say mê đá bóng với nhân viên. Ông là người cá tính, không nhận mình là chuyên gia, nhưng có thể ngồi cả ngày say mê về các học thuyết kinh điển một cách rất đời khi gắn với thực tiễn Việt Nam, với những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống...
Tối 26/4, đọc báo tường thuật trả lời của Phó thống đốc Lê Minh Hưng, ông gọi và dặn: “Vô tình Phó thống đốc đã nói một số ý trùng với quan điểm mà mình đã trao đổi. Đừng viết gì, mình không muốn bị đặt vào tình huống đi theo, nói theo dù không phải vậy. Nhưng quan điểm của mình về chuyện vàng là vậy. Nếu bạn vẫn viết thì không nêu tên”.
Chênh lệch giá: “Thường thôi!”
Ngân hàng của vị phó chủ tịch nọ không kinh doanh, không huy động và cho vay vàng. Thấy vấn đề nóng trong dư luận, ông quan tâm và tìm hiểu. Và quan điểm đưa ra là: “Chênh lệch giá, thường thôi, vì đâu có liên thông!”.
“Về nguyên tắc, nếu anh không tạo sự liên thông giữa hai thị trường thì chênh lệch là bình thường. Giá vàng Việt Nam chênh cao hơn giá thế giới không phải là vấn đề đáng lo. Khi đã bị ngăn cách thì chênh lệch là bình thường, mà không chỉ có vàng, giá rất nhiều loại hàng hóa khác cũng chênh lệch, thậm chí lớn hơn nữa, tại sao cứ chỉ bức xúc chuyện chênh giá vàng?”, vị phó chủ tịch trên đặt vấn đề.
Có hai kênh để thị trường vàng trong nước liên thông với thế giới là cho xuất nhập khẩu tự do, cho mở sàn vàng thoải mái. Sau những hệ lụy thể hiện rõ ở những tác động gây bất ổn vĩ mô, gần hai năm qua cả hai kênh này đều bị bịt lại, chênh lệch là đương nhiên, bởi thiếu cung.
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, trước khi chặn hai kênh trên, mỗi năm bình quân thị trường vàng Việt Nam nhập khoảng 100 tấn vàng, tương đương khoảng 5 tỷ USD; 30 tấn cho nhập chính thức, còn lại là nhập lậu. Hai năm qua không cho nhập tấn nào, nhập lậu cũng hạn chế và chủ yếu chỉ còn ở ngạch nữ trang (vì vàng miếng đã bị cấm sản xuất, chỉ Nhà nước được dập qua đặt hàng SJC gia công). Nguồn cung thiếu đi, chênh lệch giá là dễ hiểu.
Vị phó chủ tịch ngân hàng trên cho rằng, có lẽ cần nhìn lại áp lực dư luận hiện nay. Ông nêu giả thiết: “Theo tôi, không hẳn người dân bức xúc về chênh lệch giá, mà họ băn khoăn, hoài nghi về khả năng có những kẻ đang hưởng lợi từ chênh lệch. Mấu chốt là ở đó. Không tạo được bình thông nhau, nhưng đang có cái ống nào đó chọc được liên thông và đang hút lợi ích về cho mình”.
Câu hỏi là, chênh lệch giá lớn ai lợi và ai thiệt?
Người đang giữ vàng được giá cao hơn thế giới. Người mua vàng phải mua cao hơn, nhưng cũng bán ra được giá cao hơn, chênh giá mua vào - bán ra trong nước mới là tham chiếu chính.
Dĩ nhiên, có những nhu cầu, đối tượng bị thiệt. Rõ nhất là những ai đã vay vàng trước đây nay phải trả thì chênh lệch là một gánh nặng. Trong đó có những đại gia đã từng vay hàng chục nghìn lượng của ngân hàng để bán, lấy tiền đồng, tạo vốn ảo đi đầu tư và nay phải trả (hoặc bỏ của chạy lấy người mà nay ngân hàng phải xử lý).
Còn theo trả lời của nhân vật trên: “Tôi không thấy mọi người dân đều thiệt. Có người lợi, người thiệt, nhưng toàn xã hội được lợi ở sự ổn định chung. Tôi theo dõi vừa rồi thì không ai trục lợi được cả, vì không cho nhập khẩu vàng, nhập lậu thì hạn chế vì không thể đưa vào máy của SJC mà dập ra, các loại vàng miếng khác cũng đã cấm sản xuất từ lâu. Còn chênh lệch hiện đang chạy vào ngân sách Nhà nước qua đấu thầu. “OK”, vì chênh lệch chảy vào ngân sách”.
Nhìn lại, trước đây mỗi năm nhập khoảng 100 tấn vàng, các đầu mối nắm được mức chênh lệch giá nhất định, nhưng nhiều nhất là rơi vào túi những kẻ nhập lậu. Với quản lý Nhà nước, chênh giá có thể được thu hẹp “đẹp”, nhưng ngoại tệ thì “chảy máu”, tỷ giá thì căng thẳng và gây nhiều xáo trộn. Nay, qua loạt phiên đấu thầu vừa rồi, với 366.600 lượng vàng bán ra, Nhà nước đã thu về ước khoảng gần 1.500 tỷ đồng từ chênh giá thay vì rơi vào các túi “khác” như trước.
Mục tiêu: Tránh vàng!
Trở lại với quan điểm trên, khi xem chênh lệch là “thường thôi” thì mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đặt ra là gì?
Vị phó chủ tịch ngân hàng nọ cho rằng, mục tiêu cần hướng tới là tránh vàng, tránh vàng hóa trong nền kinh tế. Vàng có ba chức năng: thanh toán, tích trữ tài sản dự phòng rủi ro và là phương tiện đầu tư kiếm lời.
“Trước đây, nó là một đơn vị định giá để thanh toán. Cái gì cũng tính thành chỉ, thành cây mà không dùng đồng Việt Nam, không dùng đồng tiền quốc gia. Đó là điều nguy hại và Ngân hàng Nhà nước đã chặn lại. Còn quyền sử hữu, tích trữ của người dân thì được tôn trọng. Chỉ có kinh doanh, đầu tư mua - bán thì cần được tổ chức và quản lý, vì nó là hàng hóa đặc biệt. Quản lý ở xuất nhập khẩu, sản xuất và tổ chức mua - bán”.
Lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cũng nói rằng, mục tiêu hàng đầu trong quản lý vàng là giữ ổn định được thị trường, tránh những xáo trộn của nó đối với bất ổn vĩ mô. Hai năm qua, những điêu đứng của tỷ giá, lãi suất, nhiễu loạn vốn trong hệ thống ngân hàng, đi cùng là bức xúc xã hội, đến từ các cơn co giật giá vàng đã được hạn chế. Thị trường cũng ít đi những cơn sốt với cảnh người dân xếp hàng, chen lấn mua vàng - dồn vốn chôn vào vàng.
Nhưng, không toàn vẹn. Đưa giá vàng trong nước bám sát giá thế giới mà Quốc hội, Chính phủ yêu cầu vẫn chưa làm được. Trong suốt quá trình “tránh vàng” hai năm qua, chênh lệch giá trở thành vị đắng đến nay vẫn chưa nhạt.
Như người phu trầm xưa, phải “ngậm” ngải để vượt qua những cơn sốt rét rừng thiêng nước độc. Vị đắng là một sự đánh đổi. Nếu ngải có vị ngọt thì có lẽ chẳng có gì để nói.