Ngân hàng đầu tiên công khai tình hình cho vay BOT giao thông
Ngân hàng chạy lại phương án tài chính các dự án trước tác động của chính sách
Theo thông tin công bố mới đây, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thuộc nhóm ba ngân hàng thương mại dẫn đầu về dư nợ cho vay các dự án BOT, BT giao thông.
Cụ thể, theo thông tin đưa ra tại một hội thảo chuyên đề tuần qua, tính đến 30/6/2016, chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông với là 159.204 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng, tăng 12,43%so với cuối năm 2015.
Chỉ tính riêng ba ngân hàng BIDV, VietinBank và SHB có tổng hạn mức cấp tín dụng chiếm 85,64%, dư nợ chiếm 85,3% so với ngành.
Thông tin trên được chú ý, khi khoảng một năm trở lại đây Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có cảnh báo rủi ro cho vay trong lĩnh vực này.
Trong ba ngân hàng trên, SHB là trường hợp khá đặc biệt.
Đặc biệt, vì từ nhiều năm trước, đây là lĩnh vực gần như độc quyền tiếp vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khó tham gia vào, nếu có cũng chỉ ở mức độ rất nhỏ.
Với SHB, ngày 18/5/2013 đánh dấu lần đầu tiên tham gia cho vay lĩnh vực này, bằng dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế với giá trị tài trợ 1.833 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần tham gia tài trợ cho một dự án trọng điểm quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông như vậy.
Tại thời điểm đó, sự tham gia của SHB được xem là điển hình mới trong thu hút sự tham gia các nguồn lực trong chủ trương xã hội hóa, thúc đẩy phát triển các dự án hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sau đó, SHB tiếp tục tham gia các dự án khác. Và như trên, theo thống kê đưa ra tại hội thảo trên, SHB nằm trong “top 3” có dư nợ lớn, cùng chiếm tỷ trọng cho vay phần lớn ở lĩnh vực này trong toàn ngành.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, đại diện SHB cho biết, dư nợ cho vay các dự án BOT giao thông của họ hiện không đáng kể so với tổng dư nợ.
Cụ thể, tính đến tháng 8/2016, dư nợ nhóm khách hàng BOT của SHB là 6.852 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 5% tổng dư nợ. Theo đó, như thông tin nêu trên, trong tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng ở lĩnh vực này của các ngân hàng, tỷ trọng chủ yếu thuộc về BIDV và VietinBank, còn SHB chỉ chiếm khoảng 8,2%.
Đầu tháng 6/2016, qua kết luận tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2016, Chính phủ có yêu cầu “không được tăng thu phí BOT trong năm 2016”. SHB thực hiện rà soát lại tình hình cho vay các dự án liên quan, mức độ ảnh hưởng từ yêu cầu trên để chủ động phòng ngừa rủi ro.
Báo cáo của khối chuyên trách cho biết, đến tháng 8/2016, toàn bộ 6.852 tỷ đồng dư nợ đều thuộc nợ nhóm 1; trong số 8 dự án BOT cho vay, có 2 dự án đã hoàn thành và đi vào thu phí, 5 dự án đang triển khai và đi vào thu phí, dòng tiền được ngân hàng quản lý chặt…
Phân tích chi tiết, trên cơ sở chạy lại phương án tài chính đối với từng dự án cụ thể, SHB khẳng định các dự án đều có khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng, trong điều kiện không được tăng thu phí BOT trong năm 2016.
Cụ thể, theo thông tin đưa ra tại một hội thảo chuyên đề tuần qua, tính đến 30/6/2016, chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông với là 159.204 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng, tăng 12,43%so với cuối năm 2015.
Chỉ tính riêng ba ngân hàng BIDV, VietinBank và SHB có tổng hạn mức cấp tín dụng chiếm 85,64%, dư nợ chiếm 85,3% so với ngành.
Thông tin trên được chú ý, khi khoảng một năm trở lại đây Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có cảnh báo rủi ro cho vay trong lĩnh vực này.
Trong ba ngân hàng trên, SHB là trường hợp khá đặc biệt.
Đặc biệt, vì từ nhiều năm trước, đây là lĩnh vực gần như độc quyền tiếp vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khó tham gia vào, nếu có cũng chỉ ở mức độ rất nhỏ.
Với SHB, ngày 18/5/2013 đánh dấu lần đầu tiên tham gia cho vay lĩnh vực này, bằng dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế với giá trị tài trợ 1.833 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần tham gia tài trợ cho một dự án trọng điểm quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông như vậy.
Tại thời điểm đó, sự tham gia của SHB được xem là điển hình mới trong thu hút sự tham gia các nguồn lực trong chủ trương xã hội hóa, thúc đẩy phát triển các dự án hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sau đó, SHB tiếp tục tham gia các dự án khác. Và như trên, theo thống kê đưa ra tại hội thảo trên, SHB nằm trong “top 3” có dư nợ lớn, cùng chiếm tỷ trọng cho vay phần lớn ở lĩnh vực này trong toàn ngành.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, đại diện SHB cho biết, dư nợ cho vay các dự án BOT giao thông của họ hiện không đáng kể so với tổng dư nợ.
Cụ thể, tính đến tháng 8/2016, dư nợ nhóm khách hàng BOT của SHB là 6.852 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 5% tổng dư nợ. Theo đó, như thông tin nêu trên, trong tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng ở lĩnh vực này của các ngân hàng, tỷ trọng chủ yếu thuộc về BIDV và VietinBank, còn SHB chỉ chiếm khoảng 8,2%.
Đầu tháng 6/2016, qua kết luận tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2016, Chính phủ có yêu cầu “không được tăng thu phí BOT trong năm 2016”. SHB thực hiện rà soát lại tình hình cho vay các dự án liên quan, mức độ ảnh hưởng từ yêu cầu trên để chủ động phòng ngừa rủi ro.
Báo cáo của khối chuyên trách cho biết, đến tháng 8/2016, toàn bộ 6.852 tỷ đồng dư nợ đều thuộc nợ nhóm 1; trong số 8 dự án BOT cho vay, có 2 dự án đã hoàn thành và đi vào thu phí, 5 dự án đang triển khai và đi vào thu phí, dòng tiền được ngân hàng quản lý chặt…
Phân tích chi tiết, trên cơ sở chạy lại phương án tài chính đối với từng dự án cụ thể, SHB khẳng định các dự án đều có khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng, trong điều kiện không được tăng thu phí BOT trong năm 2016.