Liên tiếp cảnh báo cho vay BOT, BT giao thông
Đây là lần cảnh báo thứ ba của Ngân hàng Nhà nước trong khoảng một năm trở lại đây
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 6395/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Đây là lần cảnh báo thứ ba liên tiếp trong khoảng một năm trở lại đây, trong yêu cầu giám sát và cảnh báo từ xa để đảm bảo an toàn tín dụng.
Văn bản vừa ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 137/TB-VPCP ngày 17/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư thực hiện các dự án BOT, BT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Tại công văn trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7/2016 về tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016; Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016 về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2016 và Công văn số 3257/NHNN-TTGSNH ngày 6/5/2016 về kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2016.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý: tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 5/8/2016 về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải đề xuất giải pháp giảm gánh nặng chi phí vận tải nội địa cho người dân và doanh nghiệp.
“Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần theo dõi chặt chẽ để nắm bắt việc thay đổi chính sách thu phí các dự án BOT của Chính phủ và các bộ có liên quan, đánh giá lại hiệu quả các dự án BOT khi mức phí thay đổi để có biện pháp quản lý rủi ro và tăng cường giám sát chặt chẽ nguồn thu phí để thu nợ kịp thời, đầy đủ, đúng hạn”, Ngân hàng Nhà nước lưu ý.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng thẩm định chặt chẽ các dự án BOT, BT trước khi cho vay, lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn cao, các dự án thực hiện tốt quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và xây dựng, các dự án có áp dụng thu phí theo hình thức trạm thu phí không dừng; không xem xét các dự án có thủ tục pháp lý không đầy đủ, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
Đây là lần cảnh báo thứ ba liên tiếp trong khoảng một năm trở lại đây, trong yêu cầu giám sát và cảnh báo từ xa để đảm bảo an toàn tín dụng.
Văn bản vừa ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 137/TB-VPCP ngày 17/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư thực hiện các dự án BOT, BT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Tại công văn trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7/2016 về tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016; Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016 về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2016 và Công văn số 3257/NHNN-TTGSNH ngày 6/5/2016 về kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2016.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý: tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 5/8/2016 về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải đề xuất giải pháp giảm gánh nặng chi phí vận tải nội địa cho người dân và doanh nghiệp.
“Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần theo dõi chặt chẽ để nắm bắt việc thay đổi chính sách thu phí các dự án BOT của Chính phủ và các bộ có liên quan, đánh giá lại hiệu quả các dự án BOT khi mức phí thay đổi để có biện pháp quản lý rủi ro và tăng cường giám sát chặt chẽ nguồn thu phí để thu nợ kịp thời, đầy đủ, đúng hạn”, Ngân hàng Nhà nước lưu ý.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng thẩm định chặt chẽ các dự án BOT, BT trước khi cho vay, lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn cao, các dự án thực hiện tốt quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và xây dựng, các dự án có áp dụng thu phí theo hình thức trạm thu phí không dừng; không xem xét các dự án có thủ tục pháp lý không đầy đủ, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định.