Ngân hàng đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi
Một số ngân hàng đã đẩy mạnh huy động vốn thông qua các chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi
Nguồn vốn huy động những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng đã đẩy mạnh huy động vốn thông qua các chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn, trung và dài hạn.
Cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn “ưa thích” của các ngân hàng.
Đa dạng kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) cho biết, đơn vị này đang tiếp tục triển khai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND và USD với lãi suất hấp dẫn và cơ chế lãi suất linh hoạt. Chứng chỉ tiền gửi của VRB có mệnh giá 1 triệu đồng hoặc 100 USD (đối với khách hàng cá nhân), 50 triệu đồng hoặc 50.000 USD (đối với khách hàng tổ chức) với các kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Lãi suất năm đầu của chứng chỉ tiền gửi: 10%/năm (VND) hoặc 3,5%/năm (USD) kỳ hạn 13 tháng...
Về phía các ngân hàng lớn, sau thành công của các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi I, II, III, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 4/2009 bằng VND với mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng cho cá nhân và 50 triệu đồng đối với các tổ chức.
Đặc biệt, kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi của BIDV khá linh hoạt, kết hợp cả kỳ hạn ngắn và trung hạn với các mốc 4 tháng, 7 tháng và 13 tháng. Khách hàng tham gia mua chứng chỉ tiền gửi của BIDV có cơ hội nhận được mức lãi suất hấp dẫn, từ 9,3%/năm trở lên và mức cao nhất lên tới 9,99%/năm.
Ngoài ra, với hình thức lãi suất bậc thang của chứng chỉ tiền gửi, lãi suất khách hàng nhận được sẽ tăng lên theo số tiền gửi: khách hàng gửi càng nhiều, lãi suất được hưởng càng cao. Đồng thời, để tăng thêm lợi ích cho khách hàng khi gửi tiền lại tại BIDV, tại kỳ chuyển đổi đầu tiên, số tiền gốc và lãi của khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ thông thường.
Theo trợ lý đầu tư một ngân hàng thương mại, chứng chỉ tiền gửi là một hình thức huy động vốn thông qua giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm thông thường.
Kèm thêm khả năng “thanh toán trước hạn”
Thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn bởi sự ổn định của số tiền thu được do phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện linh hoạt cho người mua, ngoài việc đa dạng hoá kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi, các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi đã đưa ra nhiều hình thức ưu đãi về lãi suất và đặc biệt là khả năng thanh toán trước hạn.
Chẳng hạn, ngoài việc được cầm cố để vay vốn theo quy định, khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi của BIDV nếu có nhu cầu thanh toán trước hạn vẫn được hưởng lãi suất căn cứ theo thời gian nắm giữ chứng chỉ tiền gửi. Hay như chứng chỉ tiền gửi của VRB, khách hàng được thanh toán toàn bộ hoặc từng phần trước hạn nhưng tối đa không quá 5 lần với một khách hàng.
Mức lãi suất thanh toán trước hạn của VRB dựa theo thời gian nắm giữ chứng chỉ tiền gửi: dưới 6 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; từ 6 tháng đến 12 tháng hưởng 60% tổng số lãi; từ 12 tháng đến 24 tháng hưởng 70% tổng số lãi và từ 24 tháng đến 36 tháng hưởng 80% tổng số lãi.
Một đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi khác là Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại. Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi được chiết khấu. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố.
Theo một chuyên gia tài chính, với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong việc lựa chọn, sử dụng, trong thời gian tới, các sản phẩm như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu sẽ được tích hợp thêm nhiều giá trị gia tăng. Khi đó, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhằm tối đa hoá lợi ích, trong khi ngân hàng có thêm các kênh huy động vốn hiệu quả.
Cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn “ưa thích” của các ngân hàng.
Đa dạng kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) cho biết, đơn vị này đang tiếp tục triển khai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND và USD với lãi suất hấp dẫn và cơ chế lãi suất linh hoạt. Chứng chỉ tiền gửi của VRB có mệnh giá 1 triệu đồng hoặc 100 USD (đối với khách hàng cá nhân), 50 triệu đồng hoặc 50.000 USD (đối với khách hàng tổ chức) với các kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Lãi suất năm đầu của chứng chỉ tiền gửi: 10%/năm (VND) hoặc 3,5%/năm (USD) kỳ hạn 13 tháng...
Về phía các ngân hàng lớn, sau thành công của các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi I, II, III, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 4/2009 bằng VND với mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng cho cá nhân và 50 triệu đồng đối với các tổ chức.
Đặc biệt, kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi của BIDV khá linh hoạt, kết hợp cả kỳ hạn ngắn và trung hạn với các mốc 4 tháng, 7 tháng và 13 tháng. Khách hàng tham gia mua chứng chỉ tiền gửi của BIDV có cơ hội nhận được mức lãi suất hấp dẫn, từ 9,3%/năm trở lên và mức cao nhất lên tới 9,99%/năm.
Ngoài ra, với hình thức lãi suất bậc thang của chứng chỉ tiền gửi, lãi suất khách hàng nhận được sẽ tăng lên theo số tiền gửi: khách hàng gửi càng nhiều, lãi suất được hưởng càng cao. Đồng thời, để tăng thêm lợi ích cho khách hàng khi gửi tiền lại tại BIDV, tại kỳ chuyển đổi đầu tiên, số tiền gốc và lãi của khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ thông thường.
Theo trợ lý đầu tư một ngân hàng thương mại, chứng chỉ tiền gửi là một hình thức huy động vốn thông qua giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm thông thường.
Kèm thêm khả năng “thanh toán trước hạn”
Thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn bởi sự ổn định của số tiền thu được do phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện linh hoạt cho người mua, ngoài việc đa dạng hoá kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi, các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi đã đưa ra nhiều hình thức ưu đãi về lãi suất và đặc biệt là khả năng thanh toán trước hạn.
Chẳng hạn, ngoài việc được cầm cố để vay vốn theo quy định, khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi của BIDV nếu có nhu cầu thanh toán trước hạn vẫn được hưởng lãi suất căn cứ theo thời gian nắm giữ chứng chỉ tiền gửi. Hay như chứng chỉ tiền gửi của VRB, khách hàng được thanh toán toàn bộ hoặc từng phần trước hạn nhưng tối đa không quá 5 lần với một khách hàng.
Mức lãi suất thanh toán trước hạn của VRB dựa theo thời gian nắm giữ chứng chỉ tiền gửi: dưới 6 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; từ 6 tháng đến 12 tháng hưởng 60% tổng số lãi; từ 12 tháng đến 24 tháng hưởng 70% tổng số lãi và từ 24 tháng đến 36 tháng hưởng 80% tổng số lãi.
Một đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi khác là Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại. Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi được chiết khấu. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố.
Theo một chuyên gia tài chính, với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong việc lựa chọn, sử dụng, trong thời gian tới, các sản phẩm như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu sẽ được tích hợp thêm nhiều giá trị gia tăng. Khi đó, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhằm tối đa hoá lợi ích, trong khi ngân hàng có thêm các kênh huy động vốn hiệu quả.