Ngân hàng IVB chuyển hướng trọng tâm
Ngân hàng liên doanh thành công nhất tại Việt Nam lên kế hoạch chuyển hướng trọng tâm
Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) là ngân hàng liên doanh đầu tiên và thành công nhất tại Việt Nam cho đến nay. Sau những năm hầu như chỉ được biết đến bởi các đối tác và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, IVB bắt đầu tập trung cho phân khúc khách hàng mới.
Nhìn lại quá trình hoạt động hơn 10 năm gần đây, ông Lê Văn Phú, Phó tổng giám đốc thứ nhất IVB chia sẻ, kể từ năm 2003 đến nay, IVB đã phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam cả về quy mô, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh, với tổng số chi nhánh, phòng và điểm giao dịch hơn 30 đơn vị; tổng số nhân viên trên 670 người; và đặc biệt, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 23,6%/năm, còn tổng tài sản tăng bình quân 27,5%.
IVB được xem là mô hình ngân hàng liên doanh với nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp vào nhóm ngân hàng có độ an toàn cao và quản trị rủi ro hiệu quả.
Tuy nhiên, những năm qua, IVB hầu như chỉ được biết đến bởi các đối tác và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do là vì, theo chiến lược kinh doanh trước đây của mình, IVB ưu tiên hướng tới phân khúc khách hàng này. Nhưng hiện nay, các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong nước đang phát triển mạnh và ổn định với quy mô ngày càng lớn. Do vậy, IVB có kế hoạch hướng trọng tâm hoạt động của mình đến nhóm khách hàng này.
Vậy IVB sẽ triển khai kế hoạch đó như thế nào, thưa ông?
Để đẩy mạnh phát triển sang phân khúc thị trường mới, với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, IVB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ mức 165 triệu USD lên 193 triệu USD vào tháng 10/2013. Hiện nay, hai thành viên góp vốn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Cathay United đã hoàn tất việc góp vốn tăng thêm theo tỉ lệ 50:50. Việc góp vốn bổ sung để tăng vốn điều lệ của IVB là một yêu cầu tất yếu để phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của IVB.
Bên cạnh đó, IVB cũng sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới để tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh, phòng giao dịch để tận dụng lợi thế mạng lưới ngày càng rộng mở, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng khi thực hiện giao dịch.
Chúng tôi cũng sẽ liên tục nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên và tăng cường nghiên cứu công nghệ để khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng, nhằm tạo nhiều tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, qua đó thu hút thêm lượng tiền gửi của khách hàng.
IVB không có kế hoạch tham gia vào thị trường mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực khác tại Việt Nam, mà sẽ tiếp tục tập trung vào thế mạnh của mình là cung cấp các dịch vụ tài chính với chất lượng ngày càng tốt hơn cho các khách hàng của mình.
Như ông nói, IVB đã có quá trình phát triển nhanh. Song, để hướng tới trọng tâm khách hàng nội địa, mạng lưới hoạt động của IVB và các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài nhìn chung vẫn còn hạn chế nhất định. Hẳn là IVB đã có định hướng cho vấn đề này?
Với cam kết hoạt động dài hạn và bền vững tại Việt Nam, IVB luôn mong muốn tạo dựng được một mạng lưới rộng khắp để đem đến cho mọi người và doanh nghiệp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao.
Hiện nay, mạng lưới chi nhánh là một điểm hạn chế đối với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các ngân hàng liên doanh nói riêng. Trong các năm tới, ngay khi điều kiện kinh doanh cho phép, IVB chắc chắn sẽ mở rộng hơn mạng lưới của mình và cố gắng duy trì vị thế là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam.
Tháng 5/2013, IVB đã thay thế khẩu hiệu“Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam” - sử dụng trong suốt 23 năm qua - bằng khẩu hiệu mới “Cùng phát triển bền vững”. Ông có thể cho biết lý do vì sao và điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với việc kinh doanh của IVB tại Việt Nam?
Việc IVB thay thế khẩu hiệu là để thể hiện rõ hơn phương châm hoạt động kể từ khi thành lập đến nay: cùng phát triển bền vững với các khách hàng và nhân viên, cũng như các bên liên doanh. Hai chữ “bền vững” cũng có nghĩa là IVB cam kết hoạt động dài hạn và sẽ có đóng góp nhiều hơn vào thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, cũng như thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của IVB.
Mặt khác, việc thay đổi nhận diện thương hiệu cũng nhằm giúp IVB thu hút sự quan tâm hơn nữa từ các khách hàng trong nước, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Nhận diện thương hiệu mới đã đem đến cho IVB khí thế mới để tăng cường cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng, cũng như để mở rộng địa bàn kinh doanh.
Nhưng việc thay đổi thương hiệu và tăng vốn dường như chỉ là vấn đề kỹ thuật. Trên thực tế, yếu tố con người mới thường được coi là bí quyết thành công của doanh nghiệp…
Đúng vậy. Yếu tố con người luôn được coi là cái gốc của thành công. Đối với IVB, chúng tôi có một nguồn nhân lực với nhiều kinh nghiệm quốc tế và nội địa. Cùng với tiếng Anh và tiếng Việt, đội ngũ nhân viên IVB còn sử dụng tốt tiếng Hoa. Cán bộ nhân viên được đào tạo tốt về nghiệp vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế để có thể cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn cao cho khách hàng.
Đội ngũ nhân lực này sẽ giúp IVB hiện thực hóa mục tiêu phát triển và định vị là ngân hàng chuyên biệt (boutique bank) với chất lượng dịch vụ cao, phát triển ổn định và vững chắc.
Hiện Việt Nam đang cải cách mạnh mẽ hệ thống các tổ chức tín dụng, tài chính - ngân hàng. Ông nói gì khi kế hoạch chuyển hướng trọng tâm của IVB nằm trong bối cảnh đó?
Việc tái cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam hầu như không ảnh hưởng gì đến IVB. Các khó khăn đặc thù của các ngân hàng liên doanh là sự hạn chế về mạng lưới chi nhánh và vốn hoạt động. Do đó, việc huy động vốn và cho vay sẽ có những hạn chế nhất định.
Trong bối cảnh này, các ngân hàng liên doanh cần tập trung vào chất lượng dịch vụ của mình để tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. IVB luôn có được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cổ đông là VietinBank và Cathay United Bank trong mọi mặt hoạt động, do đó, cùng với bề dày kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, IVB đã và đang từng bước vượt qua thách thức, phát triển vững chắc và ngày càng lớn mạnh hơn.
(Nguồn: IVB)
Nhìn lại quá trình hoạt động hơn 10 năm gần đây, ông Lê Văn Phú, Phó tổng giám đốc thứ nhất IVB chia sẻ, kể từ năm 2003 đến nay, IVB đã phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam cả về quy mô, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh, với tổng số chi nhánh, phòng và điểm giao dịch hơn 30 đơn vị; tổng số nhân viên trên 670 người; và đặc biệt, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 23,6%/năm, còn tổng tài sản tăng bình quân 27,5%.
IVB được xem là mô hình ngân hàng liên doanh với nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp vào nhóm ngân hàng có độ an toàn cao và quản trị rủi ro hiệu quả.
Tuy nhiên, những năm qua, IVB hầu như chỉ được biết đến bởi các đối tác và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do là vì, theo chiến lược kinh doanh trước đây của mình, IVB ưu tiên hướng tới phân khúc khách hàng này. Nhưng hiện nay, các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong nước đang phát triển mạnh và ổn định với quy mô ngày càng lớn. Do vậy, IVB có kế hoạch hướng trọng tâm hoạt động của mình đến nhóm khách hàng này.
Vậy IVB sẽ triển khai kế hoạch đó như thế nào, thưa ông?
Để đẩy mạnh phát triển sang phân khúc thị trường mới, với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, IVB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ mức 165 triệu USD lên 193 triệu USD vào tháng 10/2013. Hiện nay, hai thành viên góp vốn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Cathay United đã hoàn tất việc góp vốn tăng thêm theo tỉ lệ 50:50. Việc góp vốn bổ sung để tăng vốn điều lệ của IVB là một yêu cầu tất yếu để phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của IVB.
Bên cạnh đó, IVB cũng sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới để tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh, phòng giao dịch để tận dụng lợi thế mạng lưới ngày càng rộng mở, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng khi thực hiện giao dịch.
Chúng tôi cũng sẽ liên tục nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên và tăng cường nghiên cứu công nghệ để khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng, nhằm tạo nhiều tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, qua đó thu hút thêm lượng tiền gửi của khách hàng.
IVB không có kế hoạch tham gia vào thị trường mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực khác tại Việt Nam, mà sẽ tiếp tục tập trung vào thế mạnh của mình là cung cấp các dịch vụ tài chính với chất lượng ngày càng tốt hơn cho các khách hàng của mình.
Như ông nói, IVB đã có quá trình phát triển nhanh. Song, để hướng tới trọng tâm khách hàng nội địa, mạng lưới hoạt động của IVB và các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài nhìn chung vẫn còn hạn chế nhất định. Hẳn là IVB đã có định hướng cho vấn đề này?
Với cam kết hoạt động dài hạn và bền vững tại Việt Nam, IVB luôn mong muốn tạo dựng được một mạng lưới rộng khắp để đem đến cho mọi người và doanh nghiệp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao.
Hiện nay, mạng lưới chi nhánh là một điểm hạn chế đối với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các ngân hàng liên doanh nói riêng. Trong các năm tới, ngay khi điều kiện kinh doanh cho phép, IVB chắc chắn sẽ mở rộng hơn mạng lưới của mình và cố gắng duy trì vị thế là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam.
Tháng 5/2013, IVB đã thay thế khẩu hiệu“Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam” - sử dụng trong suốt 23 năm qua - bằng khẩu hiệu mới “Cùng phát triển bền vững”. Ông có thể cho biết lý do vì sao và điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với việc kinh doanh của IVB tại Việt Nam?
Việc IVB thay thế khẩu hiệu là để thể hiện rõ hơn phương châm hoạt động kể từ khi thành lập đến nay: cùng phát triển bền vững với các khách hàng và nhân viên, cũng như các bên liên doanh. Hai chữ “bền vững” cũng có nghĩa là IVB cam kết hoạt động dài hạn và sẽ có đóng góp nhiều hơn vào thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, cũng như thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của IVB.
Mặt khác, việc thay đổi nhận diện thương hiệu cũng nhằm giúp IVB thu hút sự quan tâm hơn nữa từ các khách hàng trong nước, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Nhận diện thương hiệu mới đã đem đến cho IVB khí thế mới để tăng cường cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng, cũng như để mở rộng địa bàn kinh doanh.
Nhưng việc thay đổi thương hiệu và tăng vốn dường như chỉ là vấn đề kỹ thuật. Trên thực tế, yếu tố con người mới thường được coi là bí quyết thành công của doanh nghiệp…
Đúng vậy. Yếu tố con người luôn được coi là cái gốc của thành công. Đối với IVB, chúng tôi có một nguồn nhân lực với nhiều kinh nghiệm quốc tế và nội địa. Cùng với tiếng Anh và tiếng Việt, đội ngũ nhân viên IVB còn sử dụng tốt tiếng Hoa. Cán bộ nhân viên được đào tạo tốt về nghiệp vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế để có thể cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn cao cho khách hàng.
Đội ngũ nhân lực này sẽ giúp IVB hiện thực hóa mục tiêu phát triển và định vị là ngân hàng chuyên biệt (boutique bank) với chất lượng dịch vụ cao, phát triển ổn định và vững chắc.
Hiện Việt Nam đang cải cách mạnh mẽ hệ thống các tổ chức tín dụng, tài chính - ngân hàng. Ông nói gì khi kế hoạch chuyển hướng trọng tâm của IVB nằm trong bối cảnh đó?
Việc tái cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam hầu như không ảnh hưởng gì đến IVB. Các khó khăn đặc thù của các ngân hàng liên doanh là sự hạn chế về mạng lưới chi nhánh và vốn hoạt động. Do đó, việc huy động vốn và cho vay sẽ có những hạn chế nhất định.
Trong bối cảnh này, các ngân hàng liên doanh cần tập trung vào chất lượng dịch vụ của mình để tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. IVB luôn có được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cổ đông là VietinBank và Cathay United Bank trong mọi mặt hoạt động, do đó, cùng với bề dày kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, IVB đã và đang từng bước vượt qua thách thức, phát triển vững chắc và ngày càng lớn mạnh hơn.
(Nguồn: IVB)