Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc đóng cửa sàn vàng?
Kinh doanh sàn vàng tiềm ẩn rủi ro cao và không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước vừa có bản báo cáo khá chi tiết về tình hình hoạt động của các sàn giao dịch vàng qua tài khoản trong nước, định hướng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa các sàn giao dịch này.
Đánh giá nổi bật mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hoạt động kinh doanh sàn vàng, hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước, tiềm ẩn rủi ro rất cao; đây không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Sức hấp dẫn về lợi nhuận
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam là Sàn Giao dịch vàng ACB, được hình thành vào ngày 25/5/2007 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn - trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) gồm 9 thành viên. Các thành viên tham gia là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mô vốn lớn, có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh vàng.
Ban đầu, Trung tâm Giao dịch Vàng ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên khối lượng giao dịch thời gian đầu không lớn.
Tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa các thành viên, ACB triển khai sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” dành cho cá nhân. Từ đó khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến.
Đứng trước nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch vàng, nhiều ngân hàng thương mại khác và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã thành lập các sàn giao dịch vàng như: sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank, Sàn vàng Phố Wall, Sàn vàng Thế giới…
Về kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 11 ngân hàng thương mại và 8 doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào năm 2006 nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất, nhập khẩu vàng.
“Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như: các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản ở trong nước, gây nhiều biến động trên thị trường vàng trong thời gian vừa qua”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Với thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 của Ngân hàng Nhà nước.
"Hút" lượng vốn lớn của nền kinh tế
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đánh giá: hoạt động kinh doanh sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước là loại hình kinh doanh chênh lệch giá (margin trading) mà ngay cả trên thế giới cũng đánh giá là loại hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng.
Mặt khác, báo cáo cũng cho rằng hoạt động kinh doanh sàn vàng không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Mà ngược lại, một khối lượng vốn lớn được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng.
Dẫn chứng đưa ra là chỉ riêng Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn của ACB ở thời điểm giao dịch sôi động nhất một ngày cũng có doanh số lên đến hơn 8.000 tỷ đồng. Đến nay, mặc dù hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã chững lại thì dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Tp.HCM cũng hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nước, do các sàn giao dịch vàng tự đề ra quy chế giao dịch và các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ các rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn. Và qua rà soát, cơ quan này nhận thấy việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý; đồng thời hoạt động của các sàn trong thời gian vừa qua tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế xã hội.
Theo đó, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày có thông báo (đến 30/3/2010), mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước giải thích rằng việc cho phép thời hạn 90 ngày để chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước là nhằm cho phép nhà đầu tư có đủ thời gian tất toán trạng thái vàng đang nắm giữ trên tài khoản. Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá nổi bật mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hoạt động kinh doanh sàn vàng, hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước, tiềm ẩn rủi ro rất cao; đây không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Sức hấp dẫn về lợi nhuận
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam là Sàn Giao dịch vàng ACB, được hình thành vào ngày 25/5/2007 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn - trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) gồm 9 thành viên. Các thành viên tham gia là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mô vốn lớn, có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh vàng.
Ban đầu, Trung tâm Giao dịch Vàng ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên khối lượng giao dịch thời gian đầu không lớn.
Tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa các thành viên, ACB triển khai sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” dành cho cá nhân. Từ đó khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến.
Đứng trước nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch vàng, nhiều ngân hàng thương mại khác và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã thành lập các sàn giao dịch vàng như: sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank, Sàn vàng Phố Wall, Sàn vàng Thế giới…
Về kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 11 ngân hàng thương mại và 8 doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào năm 2006 nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất, nhập khẩu vàng.
“Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như: các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản ở trong nước, gây nhiều biến động trên thị trường vàng trong thời gian vừa qua”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Với thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 của Ngân hàng Nhà nước.
"Hút" lượng vốn lớn của nền kinh tế
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đánh giá: hoạt động kinh doanh sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước là loại hình kinh doanh chênh lệch giá (margin trading) mà ngay cả trên thế giới cũng đánh giá là loại hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng.
Mặt khác, báo cáo cũng cho rằng hoạt động kinh doanh sàn vàng không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Mà ngược lại, một khối lượng vốn lớn được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng.
Dẫn chứng đưa ra là chỉ riêng Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn của ACB ở thời điểm giao dịch sôi động nhất một ngày cũng có doanh số lên đến hơn 8.000 tỷ đồng. Đến nay, mặc dù hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã chững lại thì dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Tp.HCM cũng hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nước, do các sàn giao dịch vàng tự đề ra quy chế giao dịch và các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ các rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn. Và qua rà soát, cơ quan này nhận thấy việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý; đồng thời hoạt động của các sàn trong thời gian vừa qua tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế xã hội.
Theo đó, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày có thông báo (đến 30/3/2010), mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước giải thích rằng việc cho phép thời hạn 90 ngày để chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước là nhằm cho phép nhà đầu tư có đủ thời gian tất toán trạng thái vàng đang nắm giữ trên tài khoản. Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ.