Đóng cửa sàn vàng và hướng đi của dòng tiền
Người viết nhận thấy chứng khoán là kênh đầu tư có khả năng thu hút dòng tiền đầu tư này nhiều nhất trong thời gian tới
Ngày 30/12/2009, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về quản lý Nhà nước liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước. Theo đó, công việc kinh doanh trên những sàn vàng bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010. Vậy dòng tiền sẽ đi đâu?
Cũng giống như thị trường chứng khoán, sàn vàng là nơi nhà đầu tư đến theo dõi giá cả và quyết định viết phiếu đặt lệnh mua hoặc bán thông qua việc làm thủ tục mở một tài khoản. Đây là một trong những nơi quan trọng để thu hút tiền đầu tư với khả năng sinh lời cao.
Tuy nhiên, điểm khác biệt làm cho sàn vàng đem đến nhiều rủi ro hơn so với các hình thức đầu tư khác là việc sử dụng giao dịch ký quỹ (margin trading) với tỷ lệ đáp ứng rất cao: chỉ cần nộp vào tài khoản số tiền bằng 7% tổng giá trị, số còn lại 93% sàn vàng sẽ cho vay. Chẳng hạn, với số tiền là 70 triệu đồng, sàn vàng có thể cho khách hàng vay số tiền 930 triệu đồng để giao dịch với tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Hiện tại, theo người viết, vấn đề cơ bản của sàn vàng nằm ở cách thức tổ chức của bên tổ chức thị trường với vai trò của người tư vấn. Trong khi tất cả giao dịch ký quỹ ở nhiều nước như Úc, Mỹ... đều có các chống chỉ định quan trọng: ghi rõ những rủi ro khi giao dịch ký quỹ, rủi ro mất vốn, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro bị gọi nộp thêm tiền... đến các nhà đầu tư. Còn sàn giao dịch vàng tại Việt Nam nhìn chung lại không mấy chú ý đến vấn đề này, chỉ để lại trong tâm trí nhà đầu tư là họ có thể kiếm lời rất nhiều, mà không cảnh báo rủi ro đúng mức.
Theo tính toán của người viết, chỉ tính riêng sàn vàng ACB đã có khối lượng trung bình là 500.000 lượng/ngày, với giá trị 25 triệu đồng/lượng thì lượng tiền thực đổ vào sàn vàng này trong một ngày vào khoảng 875 tỷ đồng. Trong khi đó, các sàn vàng khác cũng giao dịch đến ngàn tỷ/ngày, từ đó có thể thấy lượng tiền thật giao dịch trên sàn vàng là một con số rất lớn.
Người tham gia đầu tư trên sàn vàng thường mang tính đầu cơ cao, mua đi bán lại rất nhanh để kiếm lời chênh lệch, chính vì vậy kênh đầu tư tiết kiệm sẽ không hấp dẫn họ khi lãi suất thấp và quá an toàn, bất động sản cũng vậy khi thời gian đầu tư khá lâu, thị trường nhà đất còn trầm lắng, thanh khoản kém và đặc biệt là tỷ lệ dùng margin không nhiều.
Do vậy, người viết nhận thấy chứng khoán là kênh đầu tư có khả năng thu hút dòng tiền đầu tư này nhiều nhất trong thời gian tới, do đặc tính thị trường gần giống vàng, như khả năng thanh khoản, dùng margin, có cơ hội kiếm lời nhanh trong ngắn hạn...
Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ dôi ra một khoản tiền tương đối lớn - dùng làm “đòn bẩy” khi sàn vàng đóng cửa (margin 7%). Trong khi việc đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp không thể một sớm một chiều có thể tăng trưởng được, việc cơ cấu danh mục cho vay sang chứng khoán là hợp lý trong thời điểm hiện tại, do hình thức mua cố phiếu ký quỹ đã được chấp thuận, hạn mức cho vay chứng khoán của các ngân hàng vẫn còn khá nhiều, tỷ lệ an toàn vốn cao hơn (margin thường là 50%).
Hiện tại giá trị giao dịch ở các sàn vàng đang giảm khá nhanh và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi càng gần thời điểm 30/3/2010, điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền nhàn rỗi (thường dùng làm margin vàng) sẽ tăng dần lên.
Điều cuối cùng, với những tổ chức quản lý sàn vàng hiện tại, việc đóng cửa sàn vàng cũng tạo nên sự cần thiết phải đầu tư vào một kênh đầu tư mới vừa đảm bảo an toàn cũng như tạo ra lợi nhuận và tận dụng được cơ sở vật chất hiện có. Có khả năng nhiều nhà quản lý sàn vàng đang tính đến việc chuyển đổi hình thức sang sàn chứng khoán, nhất là khi gần đây giá trị giao dịch chứng khoán luôn duy trì ở mức cao giúp cho nguồn thu từ môi giới là đáng kể.
* Tác giả bài viết thuộc Phòng Phân tích - Công ty Chứng khoán Click&Phone.
Cũng giống như thị trường chứng khoán, sàn vàng là nơi nhà đầu tư đến theo dõi giá cả và quyết định viết phiếu đặt lệnh mua hoặc bán thông qua việc làm thủ tục mở một tài khoản. Đây là một trong những nơi quan trọng để thu hút tiền đầu tư với khả năng sinh lời cao.
Tuy nhiên, điểm khác biệt làm cho sàn vàng đem đến nhiều rủi ro hơn so với các hình thức đầu tư khác là việc sử dụng giao dịch ký quỹ (margin trading) với tỷ lệ đáp ứng rất cao: chỉ cần nộp vào tài khoản số tiền bằng 7% tổng giá trị, số còn lại 93% sàn vàng sẽ cho vay. Chẳng hạn, với số tiền là 70 triệu đồng, sàn vàng có thể cho khách hàng vay số tiền 930 triệu đồng để giao dịch với tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Hiện tại, theo người viết, vấn đề cơ bản của sàn vàng nằm ở cách thức tổ chức của bên tổ chức thị trường với vai trò của người tư vấn. Trong khi tất cả giao dịch ký quỹ ở nhiều nước như Úc, Mỹ... đều có các chống chỉ định quan trọng: ghi rõ những rủi ro khi giao dịch ký quỹ, rủi ro mất vốn, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro bị gọi nộp thêm tiền... đến các nhà đầu tư. Còn sàn giao dịch vàng tại Việt Nam nhìn chung lại không mấy chú ý đến vấn đề này, chỉ để lại trong tâm trí nhà đầu tư là họ có thể kiếm lời rất nhiều, mà không cảnh báo rủi ro đúng mức.
Theo tính toán của người viết, chỉ tính riêng sàn vàng ACB đã có khối lượng trung bình là 500.000 lượng/ngày, với giá trị 25 triệu đồng/lượng thì lượng tiền thực đổ vào sàn vàng này trong một ngày vào khoảng 875 tỷ đồng. Trong khi đó, các sàn vàng khác cũng giao dịch đến ngàn tỷ/ngày, từ đó có thể thấy lượng tiền thật giao dịch trên sàn vàng là một con số rất lớn.
Người tham gia đầu tư trên sàn vàng thường mang tính đầu cơ cao, mua đi bán lại rất nhanh để kiếm lời chênh lệch, chính vì vậy kênh đầu tư tiết kiệm sẽ không hấp dẫn họ khi lãi suất thấp và quá an toàn, bất động sản cũng vậy khi thời gian đầu tư khá lâu, thị trường nhà đất còn trầm lắng, thanh khoản kém và đặc biệt là tỷ lệ dùng margin không nhiều.
Do vậy, người viết nhận thấy chứng khoán là kênh đầu tư có khả năng thu hút dòng tiền đầu tư này nhiều nhất trong thời gian tới, do đặc tính thị trường gần giống vàng, như khả năng thanh khoản, dùng margin, có cơ hội kiếm lời nhanh trong ngắn hạn...
Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ dôi ra một khoản tiền tương đối lớn - dùng làm “đòn bẩy” khi sàn vàng đóng cửa (margin 7%). Trong khi việc đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp không thể một sớm một chiều có thể tăng trưởng được, việc cơ cấu danh mục cho vay sang chứng khoán là hợp lý trong thời điểm hiện tại, do hình thức mua cố phiếu ký quỹ đã được chấp thuận, hạn mức cho vay chứng khoán của các ngân hàng vẫn còn khá nhiều, tỷ lệ an toàn vốn cao hơn (margin thường là 50%).
Hiện tại giá trị giao dịch ở các sàn vàng đang giảm khá nhanh và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi càng gần thời điểm 30/3/2010, điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền nhàn rỗi (thường dùng làm margin vàng) sẽ tăng dần lên.
Điều cuối cùng, với những tổ chức quản lý sàn vàng hiện tại, việc đóng cửa sàn vàng cũng tạo nên sự cần thiết phải đầu tư vào một kênh đầu tư mới vừa đảm bảo an toàn cũng như tạo ra lợi nhuận và tận dụng được cơ sở vật chất hiện có. Có khả năng nhiều nhà quản lý sàn vàng đang tính đến việc chuyển đổi hình thức sang sàn chứng khoán, nhất là khi gần đây giá trị giao dịch chứng khoán luôn duy trì ở mức cao giúp cho nguồn thu từ môi giới là đáng kể.
* Tác giả bài viết thuộc Phòng Phân tích - Công ty Chứng khoán Click&Phone.