Ngành điện không muốn được gỡ khó?
EVN tỏ ý không nhất trí với đề án xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam do Bộ Công thương trình Chính phủ
Làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh, trước khi trần tình và dẫn giải về những khó khăn của ngành mình, đã chủ động đặt vấn đề “đi thẳng, báo cáo sâu” về EVN.
Bốn vấn đề nổi cộm nhất của ngành điện bao gồm bảo đảm an ninh năng lượng, giá điện, hình thành thị trường điện và điện lực nông thôn trong việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển điện đến năm 2015 đã được EVN trình bày khá rõ ràng với Ủy ban Kinh tế.
Cũng như dư luận xã hội, các thành viên của đoàn giám sát tuy không thể hài lòng về việc cung ứng điện của EVN, nhưng cũng không thể không cảm thông với những khó khăn của ngành.
Khó xác định tiến độ dự án quy hoạch điện
Hiện nay, ngành điện đang triển khai thực hiện quy hoạch và chiến lược phát triển ngành điện đến năm 2015 (Quy hoạch điện VI). Đây là quy hoạch điện quốc gia có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng đất nước. Công suất nguồn điện mới mà EVN phải thực hiện là 22.748 MW, chiếm 38,3% tổng công suất của Quy hoạch điện VI; số còn lại thuộc về các chủ đầu tư ngoài EVN.
Từ năm 2006 đến 2008, EVN đã hoàn thành và đưa vào vận hành 7 dự án nguồn điện, công suất 1.626 MW, chưa kể 560 MW mua của Trung Quốc, đang xây dựng 22 dự án với công suất 8.869 MW, đạt hơn 17% tổng công suất nguồn điện mới cần xây dựng. Đến cuối năm 2012, EVN sẽ đưa vào vận hành 29 dự án, tổng công suất 10.495 MW, đạt 46,14% so với kế hoạch trong quy hoạch điện VI.
Tuy nhiên, theo như sự thẳng thắn thừa nhận của EVN với đoàn giám sát thì rất khó xác định tiến độ các dự án còn lại của Quy hoạch điện VI vì các dự án này chủ yếu là nhà máy nhiệt điện với nhu cầu than năm 2015 lên đến 78 triệu tấn. Cùng đó, việc huy động vốn cho các dự án xây dựng nhà máy điện là rất khó vì lượng vốn lớn; giá điện chưa theo giá thị trường nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ của EVN giai đoạn 2009-2015 và một số hạng mục gối đầu cho giai đoạn 2016- 2017-2018 ước khoảng 647.038 tỷ đồng.
Theo tính toán, EVN chỉ có khả năng cân đối được 264.108 tỷ đồng. Số vốn còn thiếu là 382.931 tỷ đồng...
Trước tình hình trên, Ủy ban Kinh tế đề xuất với Bộ Công Thương tạm dừng xuất khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước, nhưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào lại cho rằng nếu không xuất khẩu thì thiệt cho ngành than quá. Vì như dự báo của ngành than, đến năm 2012 thì ngành cũng không còn... than để xuất khẩu!
Năm 2015, Quy hoạch điện VI vì thế khó có thể hoàn thành. Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược kinh tế (Bộ Công Thương) Phan Đăng Tuất, đất nước có thể sẽ thiếu điện, đe dọa đến an ninh năng lượng của đất nước. Hơn lúc nào hết, ngành điện cần phải có một giải pháp kịp thời và rốt ráo.
Làm khó hay gỡ khó cho ngành điện?
Vào tháng 12/2008, Bộ Công Thương trình Chính phủ đề án xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam và kế hoạch chuyển đổi. Đề án lập tức được dư luận nhiệt liệt đón nhận và xem như một bước đột phá trong việc phát triển ngành này.
Nội dung chính của đề án là tách các khâu phát điện - truyền tải - phân phối điện. Cụ thể hơn, phương án được Bộ Công Thương kiến nghị là: đơn vị vận hành hệ thống - thị trường điện (SMO) “được tách khỏi EVN để trở thành một đơn vị độc lập”. Công ty truyền tải điện quốc gia được tách khỏi EVN thành một công ty nhà nước trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNO) thuộc Bộ Công Thương. Các nhà máy điện hiện tại đã cổ phần hoá do EVN nắm giữ và các nhà máy mới sẽ được nhóm lại để hình thành 4 công ty nguồn mới và tách độc lập khỏi EVN.
Các nhà máy thuỷ điện lớn đa mục tiêu sẽ được nhóm lại để hình thành công ty nguồn chiến lược dưới hình thức công ty nhà nước một thành viên. EVN sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Đề án cũng dự kiến sẽ xóa bỏ độc quyền mua điện (tức là có nhiều nhà mua buôn và bán buôn điện), sẽ để cho các công ty bán lẻ điện được độc lập (tức là tách nốt các công ty điện lực địa phương ra khỏi EVN).
Ngày 8/1/2009, Văn phòng Chính phủ đã gửi đề án để các bộ ngành góp ý kiến. Ngày 23/1/2009 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của EVN đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, tỏ ý không đồng tình về Đề án.
Theo EVN, “đề án tập trung chủ yếu vào sắp xếp EVN nên đề án chưa phù hợp với các chủ trương của Đảng và Chính phủ về mô hình tập đoàn điện lực. Vì vậy, EVN không nhất trí với đề án do phương án đề xuất thiếu tính khả thi và ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia”. Rõ ràng ngành điện gặp khó khăn, nhưng không muốn được gỡ khó trong điều kiện phải từ bỏ thế độc quyền.
Bốn vấn đề nổi cộm nhất của ngành điện bao gồm bảo đảm an ninh năng lượng, giá điện, hình thành thị trường điện và điện lực nông thôn trong việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển điện đến năm 2015 đã được EVN trình bày khá rõ ràng với Ủy ban Kinh tế.
Cũng như dư luận xã hội, các thành viên của đoàn giám sát tuy không thể hài lòng về việc cung ứng điện của EVN, nhưng cũng không thể không cảm thông với những khó khăn của ngành.
Khó xác định tiến độ dự án quy hoạch điện
Hiện nay, ngành điện đang triển khai thực hiện quy hoạch và chiến lược phát triển ngành điện đến năm 2015 (Quy hoạch điện VI). Đây là quy hoạch điện quốc gia có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng đất nước. Công suất nguồn điện mới mà EVN phải thực hiện là 22.748 MW, chiếm 38,3% tổng công suất của Quy hoạch điện VI; số còn lại thuộc về các chủ đầu tư ngoài EVN.
Từ năm 2006 đến 2008, EVN đã hoàn thành và đưa vào vận hành 7 dự án nguồn điện, công suất 1.626 MW, chưa kể 560 MW mua của Trung Quốc, đang xây dựng 22 dự án với công suất 8.869 MW, đạt hơn 17% tổng công suất nguồn điện mới cần xây dựng. Đến cuối năm 2012, EVN sẽ đưa vào vận hành 29 dự án, tổng công suất 10.495 MW, đạt 46,14% so với kế hoạch trong quy hoạch điện VI.
Tuy nhiên, theo như sự thẳng thắn thừa nhận của EVN với đoàn giám sát thì rất khó xác định tiến độ các dự án còn lại của Quy hoạch điện VI vì các dự án này chủ yếu là nhà máy nhiệt điện với nhu cầu than năm 2015 lên đến 78 triệu tấn. Cùng đó, việc huy động vốn cho các dự án xây dựng nhà máy điện là rất khó vì lượng vốn lớn; giá điện chưa theo giá thị trường nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ của EVN giai đoạn 2009-2015 và một số hạng mục gối đầu cho giai đoạn 2016- 2017-2018 ước khoảng 647.038 tỷ đồng.
Theo tính toán, EVN chỉ có khả năng cân đối được 264.108 tỷ đồng. Số vốn còn thiếu là 382.931 tỷ đồng...
Trước tình hình trên, Ủy ban Kinh tế đề xuất với Bộ Công Thương tạm dừng xuất khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước, nhưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào lại cho rằng nếu không xuất khẩu thì thiệt cho ngành than quá. Vì như dự báo của ngành than, đến năm 2012 thì ngành cũng không còn... than để xuất khẩu!
Năm 2015, Quy hoạch điện VI vì thế khó có thể hoàn thành. Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược kinh tế (Bộ Công Thương) Phan Đăng Tuất, đất nước có thể sẽ thiếu điện, đe dọa đến an ninh năng lượng của đất nước. Hơn lúc nào hết, ngành điện cần phải có một giải pháp kịp thời và rốt ráo.
Làm khó hay gỡ khó cho ngành điện?
Vào tháng 12/2008, Bộ Công Thương trình Chính phủ đề án xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam và kế hoạch chuyển đổi. Đề án lập tức được dư luận nhiệt liệt đón nhận và xem như một bước đột phá trong việc phát triển ngành này.
Nội dung chính của đề án là tách các khâu phát điện - truyền tải - phân phối điện. Cụ thể hơn, phương án được Bộ Công Thương kiến nghị là: đơn vị vận hành hệ thống - thị trường điện (SMO) “được tách khỏi EVN để trở thành một đơn vị độc lập”. Công ty truyền tải điện quốc gia được tách khỏi EVN thành một công ty nhà nước trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNO) thuộc Bộ Công Thương. Các nhà máy điện hiện tại đã cổ phần hoá do EVN nắm giữ và các nhà máy mới sẽ được nhóm lại để hình thành 4 công ty nguồn mới và tách độc lập khỏi EVN.
Các nhà máy thuỷ điện lớn đa mục tiêu sẽ được nhóm lại để hình thành công ty nguồn chiến lược dưới hình thức công ty nhà nước một thành viên. EVN sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Đề án cũng dự kiến sẽ xóa bỏ độc quyền mua điện (tức là có nhiều nhà mua buôn và bán buôn điện), sẽ để cho các công ty bán lẻ điện được độc lập (tức là tách nốt các công ty điện lực địa phương ra khỏi EVN).
Ngày 8/1/2009, Văn phòng Chính phủ đã gửi đề án để các bộ ngành góp ý kiến. Ngày 23/1/2009 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của EVN đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, tỏ ý không đồng tình về Đề án.
Theo EVN, “đề án tập trung chủ yếu vào sắp xếp EVN nên đề án chưa phù hợp với các chủ trương của Đảng và Chính phủ về mô hình tập đoàn điện lực. Vì vậy, EVN không nhất trí với đề án do phương án đề xuất thiếu tính khả thi và ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia”. Rõ ràng ngành điện gặp khó khăn, nhưng không muốn được gỡ khó trong điều kiện phải từ bỏ thế độc quyền.