EVN không được đầu tư ngoài ngành
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 24/2
EVN không được đầu tư ngoài ngành, tập trung cân đối đảm bảo nguồn điện, nghiêm túc kiểm điểm và tháo gỡ vướng mắc, dứt khoát không để xảy ra thiếu điện trong năm nay và các năm tới.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 24/2.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, đảm bảo an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, Bộ Công Thương và ngành điện cần tập trung mọi nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, kiên quyết không để xảy ra thiếu điện.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, bên cạnh những nỗ lực của ngành điện trong việc cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo việc làm…thì vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc đảm bảo tiến độ các dự án điện trong Tổng sơ đồ 6, lúng túng trong điều hành khi hệ thống xảy ra tình trạng thiếu công suất và điện năng; khối lượng đầu tư một số đơn vị đạt thấp…
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo EVN phải nghiêm túc kiểm điểm và tháo gỡ vướng mắc, sớm khắc phục những hạn chế nêu trên, dứt khoát không để xảy ra thiếu điện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương, EVN tích cực rà soát, triển khai tổng sơ đồ điện 6 và chuẩn bị qui hoạch tổng sơ đồ điện 7 giai đoạn 2011-2020, nhằm đảm bảo đủ điện năng, phục mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải có giải pháp bảo đảm tiết kiệm điện cũng như cơ chế phát triển thị trường điện.
Bên cạnh đó, ngành điện cần tập trung các giải pháp tạo vốn và giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo tiến độ các dự án.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu, đối với những dự án, nhà máy điện chậm triển khai do EVN thiếu năng lực hoăc thiếu vốn thì phải nhanh chóng chuyển giao sang các đơn vị đủ năng lực như: Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà... tiếp tục thực hiện. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư vào ngành điện để phát triển nhanh nguồn điện, không để xảy ra tình trạng thiếu điện.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho ý kiến đối với một số kiến nghị như cải cách cơ cấu ngành điện, xác định vai trò chủ sở hữu của EVN, dành quỹ đất cho hệ thống lưới điện truyền tải, phát triển ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa...
Theo báo cáo của EVN, sản lượng điện năng thương phẩm năm 2008 của tập đoàn này đạt 65,93 tỷ Kwh, tăng 2,94 lần so với năm 2000. Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2008 đạt 66.371 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 74.000 tỷ đồng. Tính từ năm 1995 đến nay Tập đoàn đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng được 12,05%, bình quân mỗi năm giảm gần 0,93%.
Riêng năm 2008 EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức 9,35%. Công suất nguồn điện mới do tập đoàn đầu tư và đưa vào vận hành năm 2008 là 852 MW, năm 2009 sẽ đạt 2.696 MW và dự kiến năm 2010 là 2.300 MW.
Cũng theo EVN, vốn để đầu tư ngành điện trong thời gian tới cần khoảng 650.000 tỷ đồng. Nếu các dự án được triển khai đúng tiến độ thì từ nay đến năm 2012 sẽ không xảy ra thiếu điện.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 24/2.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, đảm bảo an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, Bộ Công Thương và ngành điện cần tập trung mọi nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, kiên quyết không để xảy ra thiếu điện.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, bên cạnh những nỗ lực của ngành điện trong việc cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo việc làm…thì vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc đảm bảo tiến độ các dự án điện trong Tổng sơ đồ 6, lúng túng trong điều hành khi hệ thống xảy ra tình trạng thiếu công suất và điện năng; khối lượng đầu tư một số đơn vị đạt thấp…
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo EVN phải nghiêm túc kiểm điểm và tháo gỡ vướng mắc, sớm khắc phục những hạn chế nêu trên, dứt khoát không để xảy ra thiếu điện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương, EVN tích cực rà soát, triển khai tổng sơ đồ điện 6 và chuẩn bị qui hoạch tổng sơ đồ điện 7 giai đoạn 2011-2020, nhằm đảm bảo đủ điện năng, phục mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải có giải pháp bảo đảm tiết kiệm điện cũng như cơ chế phát triển thị trường điện.
Bên cạnh đó, ngành điện cần tập trung các giải pháp tạo vốn và giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo tiến độ các dự án.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu, đối với những dự án, nhà máy điện chậm triển khai do EVN thiếu năng lực hoăc thiếu vốn thì phải nhanh chóng chuyển giao sang các đơn vị đủ năng lực như: Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà... tiếp tục thực hiện. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư vào ngành điện để phát triển nhanh nguồn điện, không để xảy ra tình trạng thiếu điện.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho ý kiến đối với một số kiến nghị như cải cách cơ cấu ngành điện, xác định vai trò chủ sở hữu của EVN, dành quỹ đất cho hệ thống lưới điện truyền tải, phát triển ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa...
Theo báo cáo của EVN, sản lượng điện năng thương phẩm năm 2008 của tập đoàn này đạt 65,93 tỷ Kwh, tăng 2,94 lần so với năm 2000. Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2008 đạt 66.371 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 74.000 tỷ đồng. Tính từ năm 1995 đến nay Tập đoàn đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng được 12,05%, bình quân mỗi năm giảm gần 0,93%.
Riêng năm 2008 EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức 9,35%. Công suất nguồn điện mới do tập đoàn đầu tư và đưa vào vận hành năm 2008 là 852 MW, năm 2009 sẽ đạt 2.696 MW và dự kiến năm 2010 là 2.300 MW.
Cũng theo EVN, vốn để đầu tư ngành điện trong thời gian tới cần khoảng 650.000 tỷ đồng. Nếu các dự án được triển khai đúng tiến độ thì từ nay đến năm 2012 sẽ không xảy ra thiếu điện.