EVN khẳng định không thiếu điện trong năm 2009
Năm 2009, sẽ không để xảy ra thiếu điện ngay cả trong mùa khô và tạm thời có điện dự phòng
Năm 2009, sẽ không để xảy ra thiếu điện ngay cả trong mùa khô và tạm thời có điện dự phòng.
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh, tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2009 của ngành công thương, sáng 31/12.
EVN sẽ lập công ty kinh doanh điện
Theo tính toán của EVN, để không xảy ra thiếu điện trong năm 2009, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành điện phải tăng gấp đôi GDP, tức khoảng 13%. Cụ thể là cả nước cần khoảng 86,6 tỷ Kwh, trong đó riêng mùa khô phải đảm bảo được khoảng 41,7 tỷ Kwh.
Ông Thanh lưu ý, trong mùa khô của năm 2009, toàn miền Bắc sẽ không có nguồn điện mới được bổ sung, nên chắc chắn tập đoàn này phải truyền tải điện từ miền Nam ra.
Để không xảy ra tình trạng thiếu điện ngay cả trong mùa khô của năm 2009, EVN sẽ phải đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành 15 nhà máy điện với công suất của toàn hệ thống khoảng 15 tỷ Kwh, khởi công 4 nhà máy điện mới.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2009, EVN sẽ phải đẩy mạnh một số giải pháp về tài chính. Cụ thể là tập đoàn này sẽ bán bớt cổ phần của một số nhà máy điện, như Thác Bà, Phả Lại…nhằm đảm bảo nguồn vốn cho một số nhà máy khác, tăng cường vay vốn từ các tổ chức nước ngoài, đấu thầu EPC nhiều dự án.
Đặc biệt, trong năm 2009, EVN sẽ thành lập công ty kinh doanh điện nhưng tập đoàn chỉ nắm 30% vốn, 70% còn lại sẽ do tư nhân đóng góp.
Với những phương án được tập đoàn xem là khả thi trên, lãnh đạo EVN cho biết, trong năm 2009, sản lượng điện sản xuất được sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân, không có tình trạng thiếu điện ngay cả trong mùa khô và tạm thời có điện dự phòng.
Nói không chịu mua điện là sai
Ông Phạm Lê Thanh nói trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nên EVN đã phải đối mặt với rẩt nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh điện.
Cụ thể, trong quý 1/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm của toàn tập đoàn tăng 19,8%, trong đó điện dành cho công nghiệp tăng 24%. Tuy nhiên, đến quý 4/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm chỉ còn tăng 9%, trong đó điện cho công nghiệp chỉ còn tăng 3,78%.
Đặc biệt, trong tháng 12/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm chỉ còn tăng 7,3% và điện cho công nghiệp đã giảm xuống âm 2,3%.
Ông Thanh cũng cho biết, theo kế hoạch, trong năm 2008 tập đoàn này phải đảm bảo được khoảng 77,2 tỷ Kwh điện, trong đó điện do tập đoàn sản xuất là khoảng 53 tỷ Kwh và mua của nước ngoài khoảng 24 tỷ Kwh. Tuy nhiên, EVN chỉ đạt mục tiêu về điện sản xuất trong năm 2008, còn điện mua ngoài chỉ đạt 20 tỷ Kwh.
Chính vì vậy, theo ông Thanh, việc dư luận cho rằng, việc thiếu điện trong năm 2008 do EVN không chịu mua điện của bên ngoài là không đúng với thực tế. Thậm chí, tập đoàn này đã phải chi ra 3 triệu USD trong năm 2008 để thưởng và khuyến khích các đối tác bán điện cho mình.
Hơn nữa, theo ông Thanh, với tốc độ tiêu thụ điện luôn gấp đôi tốc độ tăng GDP nên Việt Nam được đánh giá là nước không tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, ông cho biết, dù 2008 là năm cực kỳ khó khăn của EVN nhưng lại là năm đầu tiên, tổn thất điện năng của tập đoàn này giảm xuống dưới hai con số, đạt 9,26% vào cuối năm 2008.
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh, tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2009 của ngành công thương, sáng 31/12.
EVN sẽ lập công ty kinh doanh điện
Theo tính toán của EVN, để không xảy ra thiếu điện trong năm 2009, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành điện phải tăng gấp đôi GDP, tức khoảng 13%. Cụ thể là cả nước cần khoảng 86,6 tỷ Kwh, trong đó riêng mùa khô phải đảm bảo được khoảng 41,7 tỷ Kwh.
Ông Thanh lưu ý, trong mùa khô của năm 2009, toàn miền Bắc sẽ không có nguồn điện mới được bổ sung, nên chắc chắn tập đoàn này phải truyền tải điện từ miền Nam ra.
Để không xảy ra tình trạng thiếu điện ngay cả trong mùa khô của năm 2009, EVN sẽ phải đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành 15 nhà máy điện với công suất của toàn hệ thống khoảng 15 tỷ Kwh, khởi công 4 nhà máy điện mới.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2009, EVN sẽ phải đẩy mạnh một số giải pháp về tài chính. Cụ thể là tập đoàn này sẽ bán bớt cổ phần của một số nhà máy điện, như Thác Bà, Phả Lại…nhằm đảm bảo nguồn vốn cho một số nhà máy khác, tăng cường vay vốn từ các tổ chức nước ngoài, đấu thầu EPC nhiều dự án.
Đặc biệt, trong năm 2009, EVN sẽ thành lập công ty kinh doanh điện nhưng tập đoàn chỉ nắm 30% vốn, 70% còn lại sẽ do tư nhân đóng góp.
Với những phương án được tập đoàn xem là khả thi trên, lãnh đạo EVN cho biết, trong năm 2009, sản lượng điện sản xuất được sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân, không có tình trạng thiếu điện ngay cả trong mùa khô và tạm thời có điện dự phòng.
Nói không chịu mua điện là sai
Ông Phạm Lê Thanh nói trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nên EVN đã phải đối mặt với rẩt nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh điện.
Cụ thể, trong quý 1/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm của toàn tập đoàn tăng 19,8%, trong đó điện dành cho công nghiệp tăng 24%. Tuy nhiên, đến quý 4/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm chỉ còn tăng 9%, trong đó điện cho công nghiệp chỉ còn tăng 3,78%.
Đặc biệt, trong tháng 12/2008, tổng sản lượng điện thương phẩm chỉ còn tăng 7,3% và điện cho công nghiệp đã giảm xuống âm 2,3%.
Ông Thanh cũng cho biết, theo kế hoạch, trong năm 2008 tập đoàn này phải đảm bảo được khoảng 77,2 tỷ Kwh điện, trong đó điện do tập đoàn sản xuất là khoảng 53 tỷ Kwh và mua của nước ngoài khoảng 24 tỷ Kwh. Tuy nhiên, EVN chỉ đạt mục tiêu về điện sản xuất trong năm 2008, còn điện mua ngoài chỉ đạt 20 tỷ Kwh.
Chính vì vậy, theo ông Thanh, việc dư luận cho rằng, việc thiếu điện trong năm 2008 do EVN không chịu mua điện của bên ngoài là không đúng với thực tế. Thậm chí, tập đoàn này đã phải chi ra 3 triệu USD trong năm 2008 để thưởng và khuyến khích các đối tác bán điện cho mình.
Hơn nữa, theo ông Thanh, với tốc độ tiêu thụ điện luôn gấp đôi tốc độ tăng GDP nên Việt Nam được đánh giá là nước không tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, ông cho biết, dù 2008 là năm cực kỳ khó khăn của EVN nhưng lại là năm đầu tiên, tổn thất điện năng của tập đoàn này giảm xuống dưới hai con số, đạt 9,26% vào cuối năm 2008.