Ngành hóa chất có tập đoàn
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam.
Tại Quyết định số 2179/QĐ-TTg ngày 23/12/2009, Thủ tướng đã phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn là 8.000 tỷ đồng, với cơ cấu bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.
Theo đề án, Tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước giữ vai trò chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp đa sở hữu có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó ngành kinh doanh chính: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hoá chất cơ bản, hoá chất tiêu dùng; công nghiệp hoá chất, hoá dược, hoá dầu; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến cao su; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.
Cơ cấu tổ chức quản lý Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam gồm: hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban kiểm soát và bộ máy giúp việc.
Tại Quyết định số 2179/QĐ-TTg ngày 23/12/2009, Thủ tướng đã phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn là 8.000 tỷ đồng, với cơ cấu bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.
Theo đề án, Tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước giữ vai trò chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp đa sở hữu có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó ngành kinh doanh chính: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hoá chất cơ bản, hoá chất tiêu dùng; công nghiệp hoá chất, hoá dược, hoá dầu; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến cao su; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.
Cơ cấu tổ chức quản lý Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam gồm: hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban kiểm soát và bộ máy giúp việc.
Cùng với việc phê duyệt đề án, Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc cho phép xây dựng đề án thành lập mới 2 tổng công ty là: Tổng công ty Apatit – Vinachem và Tổng công ty Phân đạm và Hoá chất – Vinachem.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập Trường đại học Hoá chất Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam và Trường cao đẳng Công nghiệp Hóa chất khi đủ diều kiện trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập Trường đại học Hoá chất Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam và Trường cao đẳng Công nghiệp Hóa chất khi đủ diều kiện trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Như vậy, cùng với việc thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn Thông Quân đội vào đầu tháng 12/2009, đến nay Chính phủ đã và đang thí điểm 9 tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.