Quốc hội yêu cầu điều chỉnh mô hình tập đoàn, tổng công ty
Sáng 27/11, sau 32 ngày làm việc, Quốc hội khóa 12 đã họp phiên bế mạc kỳ họp thứ sáu
Sáng 27/11, sau 32 ngày làm việc, Quốc hội khóa 12 đã họp phiên bế mạc kỳ họp thứ sáu.
Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, trong không khí dân chủ và tinh thần đổi mới, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra tại kỳ họp.
Tại phiên họp này, Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết về giám sát và hoạt động chất vấn.
Ngăn ngừa tái lạm phát
Với trên 90% phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã có 260 chất vấn bằng văn bản của 114 đại biểu ở 44 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng và 20 vị bộ trưởng, trưởng ngành. 122 lượt chất vấn đã được trả lời trực tiếp tại hội trường.
Quốc hội yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục trả lời bằng văn bản các chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đồng thời yêu cầu các vị đã trả lời chất vấn có biện pháp cụ thể, thiết thực, thực hiện có hiệu quả một số vấn đề được nhấn mạnh tại nghị quyết và báo cáo kết quả với Quốc hội tại các kỳ họp sau.
Như, rà soát và điều chỉnh đối tượng được hưởng các chương trình kích thích kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế đã phục hồi.
Áp dụng các biện pháp hữu hiệu đồng bộ để quản lý tốt nguồn ngoại tệ được thu từ xuất khẩu, góp phần cân đối cung cầu ngoại tệ; ngăn chặn hiện tượng đầu cơ trong mua bán ngoại tệ, vàng.
Nghị quyết cũng nêu rõ yêu cầu sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước đúng mục đích, tăng khả năng đảm bảo yêu cầu về dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện biện pháp tích cực, linh hoạt để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, ổn định thị trường vàng trong nước thích ứng với biến động của thị trường vàng thế giới. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, đảm bảo an toàn hệ thống an toàn tài chính tiền tệ.
Chủ động kiểm soát các nhân tố gây lạm phát cao trở lại, coi trọng chất lượng dự báo, xử lý kiên quyết tình trạng đầu cơ, tăng giá đột biến, các tiêu cực khác gây mất ổn định thị trường tiền tệ, nghị quyết nêu rõ.
Bên cạnh nội dung trên, những vấn đề khác được nêu tại nghị quyết bao gồm quản lý Nhà nước đối với báo chí, internet, hạ tầng viễn thông; quản lý và phát triển thị trường nội địa, điều hành xuất nhập khẩu, phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp tại các phiên họp của Ủy ban.
Điều chỉnh mô hình tập đoàn, tổng công ty
Tại nghị quyết về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần tiếp tục phân tích sâu sắc, đánh giá toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt.
Nghị quyết cũng nêu rõ các nhiệm vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Như, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thống nhất các vấn đề về quản lý, quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật liên quan và sớm trình để ban hành luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; tách bạch rõ ràng thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn cả mặt tốt, mặt chưa tốt của mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trên cơ sở đó, điều chỉnh để các mô hình này ngày càng phù hợp hơn.
Tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh đa ngành, nhưng phải xác định và tập trung cao vào ngành sản xuất, kinh doanh chính, lựa chọn kỹ lưỡng nội dung hoạt động trong các ngành khác mà doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Quy định thật cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn, quy mô một tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đầu tư sang các ngành, lĩnh vực khác. Chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc trong thời gian vừa qua, Quốc hội yêu cầu.
Trên cơ sở đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước , Quốc hội yêu cầu sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động đặc thù của tổng công ty này.
Nghị quyết này đã được 100% đại biểu Quốc hội có mặt tại phiên họp nhấn nút thông qua.
Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, trong không khí dân chủ và tinh thần đổi mới, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra tại kỳ họp.
Tại phiên họp này, Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết về giám sát và hoạt động chất vấn.
Ngăn ngừa tái lạm phát
Với trên 90% phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã có 260 chất vấn bằng văn bản của 114 đại biểu ở 44 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng và 20 vị bộ trưởng, trưởng ngành. 122 lượt chất vấn đã được trả lời trực tiếp tại hội trường.
Quốc hội yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục trả lời bằng văn bản các chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đồng thời yêu cầu các vị đã trả lời chất vấn có biện pháp cụ thể, thiết thực, thực hiện có hiệu quả một số vấn đề được nhấn mạnh tại nghị quyết và báo cáo kết quả với Quốc hội tại các kỳ họp sau.
Như, rà soát và điều chỉnh đối tượng được hưởng các chương trình kích thích kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế đã phục hồi.
Áp dụng các biện pháp hữu hiệu đồng bộ để quản lý tốt nguồn ngoại tệ được thu từ xuất khẩu, góp phần cân đối cung cầu ngoại tệ; ngăn chặn hiện tượng đầu cơ trong mua bán ngoại tệ, vàng.
Nghị quyết cũng nêu rõ yêu cầu sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước đúng mục đích, tăng khả năng đảm bảo yêu cầu về dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện biện pháp tích cực, linh hoạt để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, ổn định thị trường vàng trong nước thích ứng với biến động của thị trường vàng thế giới. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, đảm bảo an toàn hệ thống an toàn tài chính tiền tệ.
Chủ động kiểm soát các nhân tố gây lạm phát cao trở lại, coi trọng chất lượng dự báo, xử lý kiên quyết tình trạng đầu cơ, tăng giá đột biến, các tiêu cực khác gây mất ổn định thị trường tiền tệ, nghị quyết nêu rõ.
Bên cạnh nội dung trên, những vấn đề khác được nêu tại nghị quyết bao gồm quản lý Nhà nước đối với báo chí, internet, hạ tầng viễn thông; quản lý và phát triển thị trường nội địa, điều hành xuất nhập khẩu, phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp tại các phiên họp của Ủy ban.
Điều chỉnh mô hình tập đoàn, tổng công ty
Tại nghị quyết về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần tiếp tục phân tích sâu sắc, đánh giá toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt.
Nghị quyết cũng nêu rõ các nhiệm vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Như, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thống nhất các vấn đề về quản lý, quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật liên quan và sớm trình để ban hành luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; tách bạch rõ ràng thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn cả mặt tốt, mặt chưa tốt của mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trên cơ sở đó, điều chỉnh để các mô hình này ngày càng phù hợp hơn.
Tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh đa ngành, nhưng phải xác định và tập trung cao vào ngành sản xuất, kinh doanh chính, lựa chọn kỹ lưỡng nội dung hoạt động trong các ngành khác mà doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Quy định thật cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn, quy mô một tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đầu tư sang các ngành, lĩnh vực khác. Chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc trong thời gian vừa qua, Quốc hội yêu cầu.
Trên cơ sở đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước , Quốc hội yêu cầu sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động đặc thù của tổng công ty này.
Nghị quyết này đã được 100% đại biểu Quốc hội có mặt tại phiên họp nhấn nút thông qua.