Ngành logistics và nguy cơ mất thị phần nội địa
Ngành logistics của Việt Nam đang trông cậy vào chính sách của Chính phủ và sự cố gắng, đoàn kết của các doanh nghiệp
Ngành logistics của Việt Nam đang trông cậy vào chính sách của Chính phủ và sự cố gắng, đoàn kết của các doanh nghiệp.
Đây là nhận định của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). Theo cơ quan này, đây là yếu tố quyết định đối với việc ngành logistics (dịch vụ giao nhận kho vận) có giữ được vị thế tại thị trường trong nước và sớm có điều kiện xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài hay không.
Hiện tại, trên cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong đó, VIFFAS có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều còn trẻ và quy mô được xếp vào loại vừa và nhỏ.
Theo VIFFAS, có 4 thuận lợi cơ bản để kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay: pháp luật đang được điều chỉnh dần để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế; gia nhập WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics; Việt Nam có bờ biển dài, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; nguồn nhân lực cho ngành logistics trong nước có thể đáp ứng được, không cần nhập khẩu.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay chính là quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng (tương đương 18.750-31.250 USD).
Trên thực tế, nếu muốn ký vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải ký quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ vốn 5 tỷ đồng (khoảng 312.500 USD). Với quy vốn như vậy, các doanh nghiệpViệt Nam không thể đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới.
Quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên của công ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong logistics không có.
Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các doanh nghiệp logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Thâm, Phó chủ tịch VIFFAS cho biết: VIFFAS nhận biết được vấn đề này nhưng không làm được vai trò của mình để liên kết các hội viên với nhau và liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics với nhau. Đây là một chức năng mà lẽ ra VIFFAS phải làm tốt cho Hiệp hội của mình. Về quản lý Nhà nước cũng chưa có chính sách hay biện pháp gì hỗ trợ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thâm cho rằng cơ hội kinh doanh dịch vụ logistics sau khi gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Theo dự báo của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam còn khá lớn.
Thế nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất thị phần nội địa. Sự bình đẳng trong kinh doanh cuối cùng được đo bằng vốn. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Do vậy, cơ hội thắng thầu đều thuộc về các doanh nghiệp lớn, có tính chuyên ngành logistics cao, có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu.
Đối với thị trường nước ngoài, hiện các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đặt tại nước ngoài, và cũng chưa có doanh nghiệp nào tham gia thầu cung ứng dịch vụ tại nước ngoài nên xét trên nhiều mặt thì cơ hội xuất khẩu dịch vụ rất hạn chế.
Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang được điều chỉnh để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và phù hợp với cam kết trong gia nhập WTO.
Tuy nhiên vẫn có sự chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng chưa nắm vững luật pháp quốc tế, luật pháp của các quốc gia mà dịch vụ logistics Việt Nam có thể liên quan tới. Đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khả năng thua thiệt trong kinh doanh. Hiểu biết pháp luật để áp dụng là một điều không thể thiếu trong kiến thức kinh doanh ngành logistics.
Đây là nhận định của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). Theo cơ quan này, đây là yếu tố quyết định đối với việc ngành logistics (dịch vụ giao nhận kho vận) có giữ được vị thế tại thị trường trong nước và sớm có điều kiện xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài hay không.
Hiện tại, trên cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong đó, VIFFAS có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều còn trẻ và quy mô được xếp vào loại vừa và nhỏ.
Theo VIFFAS, có 4 thuận lợi cơ bản để kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay: pháp luật đang được điều chỉnh dần để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế; gia nhập WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics; Việt Nam có bờ biển dài, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; nguồn nhân lực cho ngành logistics trong nước có thể đáp ứng được, không cần nhập khẩu.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay chính là quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng (tương đương 18.750-31.250 USD).
Trên thực tế, nếu muốn ký vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải ký quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ vốn 5 tỷ đồng (khoảng 312.500 USD). Với quy vốn như vậy, các doanh nghiệpViệt Nam không thể đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới.
Quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên của công ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong logistics không có.
Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các doanh nghiệp logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Thâm, Phó chủ tịch VIFFAS cho biết: VIFFAS nhận biết được vấn đề này nhưng không làm được vai trò của mình để liên kết các hội viên với nhau và liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics với nhau. Đây là một chức năng mà lẽ ra VIFFAS phải làm tốt cho Hiệp hội của mình. Về quản lý Nhà nước cũng chưa có chính sách hay biện pháp gì hỗ trợ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thâm cho rằng cơ hội kinh doanh dịch vụ logistics sau khi gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Theo dự báo của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam còn khá lớn.
Thế nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất thị phần nội địa. Sự bình đẳng trong kinh doanh cuối cùng được đo bằng vốn. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Do vậy, cơ hội thắng thầu đều thuộc về các doanh nghiệp lớn, có tính chuyên ngành logistics cao, có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu.
Đối với thị trường nước ngoài, hiện các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đặt tại nước ngoài, và cũng chưa có doanh nghiệp nào tham gia thầu cung ứng dịch vụ tại nước ngoài nên xét trên nhiều mặt thì cơ hội xuất khẩu dịch vụ rất hạn chế.
Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang được điều chỉnh để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và phù hợp với cam kết trong gia nhập WTO.
Tuy nhiên vẫn có sự chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng chưa nắm vững luật pháp quốc tế, luật pháp của các quốc gia mà dịch vụ logistics Việt Nam có thể liên quan tới. Đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khả năng thua thiệt trong kinh doanh. Hiểu biết pháp luật để áp dụng là một điều không thể thiếu trong kiến thức kinh doanh ngành logistics.