Ngành nhựa “cựa mình” trỗi dậy
Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đạt 700 triệu USD, tăng 46% so với năm 2006
Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đạt 700 triệu USD, tăng 46% so với năm 2006.
Đó là một tín hiệu mừng cho ngành nhựa Việt Nam, một ngành trước đây được đánh giá là chậm tiến...
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Công Thương, ngành nhựa phải trở thành một ngành kinh tế mạnh, phải sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, sử dụng công nghệ vật liệu mới, đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã...
3 chương trình đầu tư trọng điểm
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay ngành nhựa ở khu vực phía Bắc chưa phát triển bằng khu vực phía Nam. Bên cạnh sự phát triển cân đối giữa vùng miền thì trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất ống nhựa với quy mô lớn và đồng bộ về hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị hiện đại từ các nước G7 và EU nhằm mục đích mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh là một hướng đi cần thiết.
Từ lâu ngành nhựa Việt Nam đã đề ra 3 chương trình đầu tư trọng điểm cho ngành là: phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa; Phát triển sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu; phát triển công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.
Để thực hiện được những chương trình đề ra ngành nhựa đưa ra các dự án khuyến khích kêu gọi đầu tư như sản xuất nguyên liệu nhựa, sản xuất phụ gia hoá chất ngành nhựa, xử lý phế liệu, phế thải từ công nghiệp thượng nguồn cũng như hạ nguồn ngành nhựa... Tuy nhiên đến nay mới chỉ thực hiện được khâu đầu tư sản xuất sản phẩm từ nhựa, còn khâu sản xuất nguyên liệu nhựa, xử lý phế thải từ công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn vẫn chưa được đầu tư.
Nhiều tiềm năng cho xuất khẩu
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa đến năm 2010 thì chỉ tiêu phát triển của ngành cho giai đoạn 2006-2010 phải đạt 15%/năm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, những năm gần đây ngành nhựa Việt Nam đã thực sự khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm đạt trên 20% và đặc biệt thành công trong lĩnh vực xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đã đạt 70 triệu USD, vượt hơn hẳn kế hoạch đặt ra cho ngành trong giai đoạn 2006 - 2010. Nguồn nguyên liệu sản xuất năm 2010 sẽ đáp ứng 50% nhu cầu, vào khoảng 1.560.000 tấn và phần lớn là nguyên liệu trong nước.
Nước ta vẫn cho nhập phế liệu từ nhựa về làm nguyên liệu sản xuất nhưng có quá nhiều rào cản pháp lý để nhập được một lô hàng phế liệu từ nhựa nên ít doanh nghiệp dám nhập về. Hơn 90% nguyên liệu nhựa của nước ta phải nhập khẩu, theo Bộ Công Thương, đến năm 2010 các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước sẽ cần hơn 4 triệu tấn nguyên liệu cho sản xuất. Một phép tính dễ nhận ra là nếu ngành nhựa cứ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sẽ tốn một lượng ngoại tệ khổng lồ đổ ra nước ngoài.
Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu cho ngành nhựa là phải chủ động được 30% nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước vào năm 2010. Tuy nhiên điều này sẽ khó thực hiện bởi ngành công nghiệp hóa dầu của nước ta không có, trong khi đây là ngành cung cấp nguyên liệu chính cho ngành nhựa.
Bù lại, nguồn nguyên liệu từ một số ngành có thể sản xuất được như PA, PS hay từ phế phẩm nhựa của nước ta rất lớn nhưng còn bị bỏ ngỏ. Như vậy tiềm năng xuất khẩu của ngành nhựa lớn nhưng chưa được đầu tư đúng tầm.
Đó là một tín hiệu mừng cho ngành nhựa Việt Nam, một ngành trước đây được đánh giá là chậm tiến...
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Công Thương, ngành nhựa phải trở thành một ngành kinh tế mạnh, phải sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, sử dụng công nghệ vật liệu mới, đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã...
3 chương trình đầu tư trọng điểm
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay ngành nhựa ở khu vực phía Bắc chưa phát triển bằng khu vực phía Nam. Bên cạnh sự phát triển cân đối giữa vùng miền thì trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất ống nhựa với quy mô lớn và đồng bộ về hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị hiện đại từ các nước G7 và EU nhằm mục đích mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh là một hướng đi cần thiết.
Từ lâu ngành nhựa Việt Nam đã đề ra 3 chương trình đầu tư trọng điểm cho ngành là: phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa; Phát triển sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu; phát triển công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.
Để thực hiện được những chương trình đề ra ngành nhựa đưa ra các dự án khuyến khích kêu gọi đầu tư như sản xuất nguyên liệu nhựa, sản xuất phụ gia hoá chất ngành nhựa, xử lý phế liệu, phế thải từ công nghiệp thượng nguồn cũng như hạ nguồn ngành nhựa... Tuy nhiên đến nay mới chỉ thực hiện được khâu đầu tư sản xuất sản phẩm từ nhựa, còn khâu sản xuất nguyên liệu nhựa, xử lý phế thải từ công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn vẫn chưa được đầu tư.
Nhiều tiềm năng cho xuất khẩu
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa đến năm 2010 thì chỉ tiêu phát triển của ngành cho giai đoạn 2006-2010 phải đạt 15%/năm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, những năm gần đây ngành nhựa Việt Nam đã thực sự khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm đạt trên 20% và đặc biệt thành công trong lĩnh vực xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đã đạt 70 triệu USD, vượt hơn hẳn kế hoạch đặt ra cho ngành trong giai đoạn 2006 - 2010. Nguồn nguyên liệu sản xuất năm 2010 sẽ đáp ứng 50% nhu cầu, vào khoảng 1.560.000 tấn và phần lớn là nguyên liệu trong nước.
Nước ta vẫn cho nhập phế liệu từ nhựa về làm nguyên liệu sản xuất nhưng có quá nhiều rào cản pháp lý để nhập được một lô hàng phế liệu từ nhựa nên ít doanh nghiệp dám nhập về. Hơn 90% nguyên liệu nhựa của nước ta phải nhập khẩu, theo Bộ Công Thương, đến năm 2010 các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước sẽ cần hơn 4 triệu tấn nguyên liệu cho sản xuất. Một phép tính dễ nhận ra là nếu ngành nhựa cứ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sẽ tốn một lượng ngoại tệ khổng lồ đổ ra nước ngoài.
Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu cho ngành nhựa là phải chủ động được 30% nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước vào năm 2010. Tuy nhiên điều này sẽ khó thực hiện bởi ngành công nghiệp hóa dầu của nước ta không có, trong khi đây là ngành cung cấp nguyên liệu chính cho ngành nhựa.
Bù lại, nguồn nguyên liệu từ một số ngành có thể sản xuất được như PA, PS hay từ phế phẩm nhựa của nước ta rất lớn nhưng còn bị bỏ ngỏ. Như vậy tiềm năng xuất khẩu của ngành nhựa lớn nhưng chưa được đầu tư đúng tầm.