Ngành nội dung số: Thế cờ nay đã khác
“Trước đây, các nhà khai thác di động có thể kiểm soát được toàn bộ về cuộc chơi nội dung số ở Việt Nam, nhưng nay thì không”
“Trước đây, các nhà khai thác di động có thể kiểm soát được toàn bộ về cuộc chơi nội dung số ở Việt Nam, nhưng nay thì không”.
Ngành nội dung số đang được nhận định có rất nhiều tiềm năng để phát triển khi lượng thuê bao 3G ngày càng tăng mạnh, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông VMG - một trong những nhà sản xuất dịch vụ nội dung lớn nhất Việt Nam - tỏ ra thận trọng khi đưa ra nhận định trên.
Trong câu chuyện với VnEconomy, ông Hà nói:
- Nội dung số thường gắn với hạ tầng nhất định, với hai nền tảng là Internet và di động. Thị trường nội dung số rất tiềm năng, càng ngày càng quan trọng và đóng góp một phần doanh thu rất lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Khi di động đã tiến lên 3G, các smartphone tràn vào thị trường thì lúc đó là mobile Internet sẽ có vị thế lớn. Trước đây, các nhà khai thác di động có thể kiểm soát được toàn bộ về cuộc chơi nội dung số ở Việt Nam, nhưng khi đã là mobile Internet rồi thì không thể kiếm soát được nữa.
Bởi vì đã dùng mobile Internet, với những điện thoại như iPhone hoặc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, người ta sẵn sàng trả tiền cho việc mua ứng dụng, mua nội dung từ nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội dung bây giờ cũng có những lựa chọn, người ta không đưa lên các nhà khai thác mạng mà đưa lên iStore, hay Android Market, dần dần, chính việc mở cửa của thị trường di động sang thị trường Internet sẽ tạo ra cuộc chơi nằm trong tay các nhà cung cấp thiết bị, chứ không phải trong tay của các nhà khai thác hạ tầng nữa.
Theo đánh giá của ông, đến nay, lĩnh vực nội dung số gắn với cả hai hạ tầng trên phát triển như thế nào?
Internet đã có tại Việt Nam từ năm 1997, nhưng số lượng người dùng đến bây giờ mới đạt đến ngưỡng để cho các dịch vụ Internet phát triển, như quảng cáo…
Tuy nhiên, để sống được bằng quảng cáo trên Internet đòi hỏi website hay mạng xã hội đó phải đủ lớn, đủ một lượng người dùng nhất định và một tập khách hàng đủ mạnh. Những website hay mạng xã hội này phải có sự đầu tư lớn, lâu dài và chuyên sâu để thu hút người dùng. Ở Việt Nam, những website đứng ở top 10 thì 5 là của nước ngoài, 5 còn lại là báo điện tử hoặc mạng xã hội.
Trong lĩnh vực nội dung số, nếu chỉ trông chờ vào những doanh nghiệp nhỏ để làm thì thực sự không ai có đủ kiên trì. Khi một doanh nghiệp trên Internet đã thành công thì có nghĩa hàng trăm nghìn những mô hình như thế đã không thành công. Thị trường Internet rất dễ vào, nhưng để thành công thì không dễ.
Ở nền tảng di động, lĩnh vực nội dung số thực sự sôi động hơn. Môi trường này không mở như Internet vì nó phát triển trên hạ tầng mạng di động, do các doanh nghiệp khai thác xây dựng, quản lý, khai thác và đưa ra các luật chơi.
Các dịch vụ nội dung trên di động mới phát triển được khoảng 8 năm. Ban đầu rất sơ khai, chỉ là những dịch vụ rất cơ bản như thoại, sau đến tin nhắn SMS, rồi đến 2G và bây giờ là 3G. Các dịch vụ nội dung trên nền 2G chủ yếu là SMS, các dịch vụ trên 3G có thêm mutilmedia, game, nghe nhạc, video, tivi, những truyện tranh, sách báo…
Những năm vừa rồi, có thời điểm Việt Nam có tới 400 - 500 CP (Content Provider - nhà cung cấp nội dung số) cung cấp dịch vụ cho di động, nhưng đến giờ thực sự chỉ còn khoảng 200.
Đằng sau các CP còn có các doanh nghiệp sản xuất nội dung, các doanh nghiệp trực tiếp hoặc không trực tiếp kết nối với nhà mạng thì cũng phải hơn 1.000. Nhưng những nội dung mà họ cung cấp đến thời điểm này chủ yếu dựa trên nền SMS.
Dù vậy, các dịch vụ nội dung đến giờ vẫn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu vẫn là SMS, vì sao vậy?
Có hai lý do chính. Thứ nhất là cơ chế, chính sách đưa ra để kinh doanh các dịch vụ như mutilmedia, game… chưa rõ ràng, chưa hấp dẫn và cũng chưa thực sự mở.
Dịch vụ SMS dù sao cũng có một chính sách rõ ràng và được hình thành từ lâu rồi, nhiều doanh nghiệp được tham gia và dễ dàng tham gia hơn.
Vì thế, để kết nối dưa dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS, các dịch vụ trên nền data, mobile tivi, game, hay các ứng dụng trên di động, các nhà khai thác di động chưa thành một chính sách chung, khiến doanh nghiệp nội dung chưa thấy cơ hội phát triển rõ ràng, lâu dài.
Thứ hai, còn phụ thuộc vào mức độ những thuê bao 3G hay 2,5G, thuê bao GPRS. Những năm vừa rồi, chúng ta mới đưa ra các dịch vụ 3G, tuy nhiên số lượng thuê bao vẫn thấp nên số lượng dịch vụ chưa nhiều; hơn nữa những khách hàng đó còn phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối có hỗ trợ mutilmedia hay không.
Nhưng theo tôi, đó mới chỉ là điều kiện cần thôi.
Vì sao, thưa ông?
Làm thế nào để khuyến khích, xã hội hóa được phát triển nội dung mới là điều kiện đủ.
Bản thân các doanh nghiệp nội dung cũng chỉ là cầu nối giữa những cá nhân, tổ chức, giữa những doanh nghiệp. Người sản xuất nội dung đến từ rất nhiều nguồn, như người sáng tạo ra bản nhạc, ra trò chơi, truyện tranh… và bắt buộc phải qua doanh nghiệp nội dung, rồi các doanh nghiệp nội dung lại làm qua các nhà khai thác mạng.
Chính vì thế, cần phải có một môi trường cởi mở để khuyến khích mọi người cùng tham gia, xã hội hóa các vấn đề sản xuất nội dung.
Ngành nội dung số đang được nhận định có rất nhiều tiềm năng để phát triển khi lượng thuê bao 3G ngày càng tăng mạnh, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông VMG - một trong những nhà sản xuất dịch vụ nội dung lớn nhất Việt Nam - tỏ ra thận trọng khi đưa ra nhận định trên.
Trong câu chuyện với VnEconomy, ông Hà nói:
- Nội dung số thường gắn với hạ tầng nhất định, với hai nền tảng là Internet và di động. Thị trường nội dung số rất tiềm năng, càng ngày càng quan trọng và đóng góp một phần doanh thu rất lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Khi di động đã tiến lên 3G, các smartphone tràn vào thị trường thì lúc đó là mobile Internet sẽ có vị thế lớn. Trước đây, các nhà khai thác di động có thể kiểm soát được toàn bộ về cuộc chơi nội dung số ở Việt Nam, nhưng khi đã là mobile Internet rồi thì không thể kiếm soát được nữa.
Bởi vì đã dùng mobile Internet, với những điện thoại như iPhone hoặc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, người ta sẵn sàng trả tiền cho việc mua ứng dụng, mua nội dung từ nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội dung bây giờ cũng có những lựa chọn, người ta không đưa lên các nhà khai thác mạng mà đưa lên iStore, hay Android Market, dần dần, chính việc mở cửa của thị trường di động sang thị trường Internet sẽ tạo ra cuộc chơi nằm trong tay các nhà cung cấp thiết bị, chứ không phải trong tay của các nhà khai thác hạ tầng nữa.
Theo đánh giá của ông, đến nay, lĩnh vực nội dung số gắn với cả hai hạ tầng trên phát triển như thế nào?
Internet đã có tại Việt Nam từ năm 1997, nhưng số lượng người dùng đến bây giờ mới đạt đến ngưỡng để cho các dịch vụ Internet phát triển, như quảng cáo…
Tuy nhiên, để sống được bằng quảng cáo trên Internet đòi hỏi website hay mạng xã hội đó phải đủ lớn, đủ một lượng người dùng nhất định và một tập khách hàng đủ mạnh. Những website hay mạng xã hội này phải có sự đầu tư lớn, lâu dài và chuyên sâu để thu hút người dùng. Ở Việt Nam, những website đứng ở top 10 thì 5 là của nước ngoài, 5 còn lại là báo điện tử hoặc mạng xã hội.
Trong lĩnh vực nội dung số, nếu chỉ trông chờ vào những doanh nghiệp nhỏ để làm thì thực sự không ai có đủ kiên trì. Khi một doanh nghiệp trên Internet đã thành công thì có nghĩa hàng trăm nghìn những mô hình như thế đã không thành công. Thị trường Internet rất dễ vào, nhưng để thành công thì không dễ.
Ở nền tảng di động, lĩnh vực nội dung số thực sự sôi động hơn. Môi trường này không mở như Internet vì nó phát triển trên hạ tầng mạng di động, do các doanh nghiệp khai thác xây dựng, quản lý, khai thác và đưa ra các luật chơi.
Các dịch vụ nội dung trên di động mới phát triển được khoảng 8 năm. Ban đầu rất sơ khai, chỉ là những dịch vụ rất cơ bản như thoại, sau đến tin nhắn SMS, rồi đến 2G và bây giờ là 3G. Các dịch vụ nội dung trên nền 2G chủ yếu là SMS, các dịch vụ trên 3G có thêm mutilmedia, game, nghe nhạc, video, tivi, những truyện tranh, sách báo…
Những năm vừa rồi, có thời điểm Việt Nam có tới 400 - 500 CP (Content Provider - nhà cung cấp nội dung số) cung cấp dịch vụ cho di động, nhưng đến giờ thực sự chỉ còn khoảng 200.
Đằng sau các CP còn có các doanh nghiệp sản xuất nội dung, các doanh nghiệp trực tiếp hoặc không trực tiếp kết nối với nhà mạng thì cũng phải hơn 1.000. Nhưng những nội dung mà họ cung cấp đến thời điểm này chủ yếu dựa trên nền SMS.
Dù vậy, các dịch vụ nội dung đến giờ vẫn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu vẫn là SMS, vì sao vậy?
Có hai lý do chính. Thứ nhất là cơ chế, chính sách đưa ra để kinh doanh các dịch vụ như mutilmedia, game… chưa rõ ràng, chưa hấp dẫn và cũng chưa thực sự mở.
Dịch vụ SMS dù sao cũng có một chính sách rõ ràng và được hình thành từ lâu rồi, nhiều doanh nghiệp được tham gia và dễ dàng tham gia hơn.
Vì thế, để kết nối dưa dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS, các dịch vụ trên nền data, mobile tivi, game, hay các ứng dụng trên di động, các nhà khai thác di động chưa thành một chính sách chung, khiến doanh nghiệp nội dung chưa thấy cơ hội phát triển rõ ràng, lâu dài.
Thứ hai, còn phụ thuộc vào mức độ những thuê bao 3G hay 2,5G, thuê bao GPRS. Những năm vừa rồi, chúng ta mới đưa ra các dịch vụ 3G, tuy nhiên số lượng thuê bao vẫn thấp nên số lượng dịch vụ chưa nhiều; hơn nữa những khách hàng đó còn phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối có hỗ trợ mutilmedia hay không.
Nhưng theo tôi, đó mới chỉ là điều kiện cần thôi.
Vì sao, thưa ông?
Làm thế nào để khuyến khích, xã hội hóa được phát triển nội dung mới là điều kiện đủ.
Bản thân các doanh nghiệp nội dung cũng chỉ là cầu nối giữa những cá nhân, tổ chức, giữa những doanh nghiệp. Người sản xuất nội dung đến từ rất nhiều nguồn, như người sáng tạo ra bản nhạc, ra trò chơi, truyện tranh… và bắt buộc phải qua doanh nghiệp nội dung, rồi các doanh nghiệp nội dung lại làm qua các nhà khai thác mạng.
Chính vì thế, cần phải có một môi trường cởi mở để khuyến khích mọi người cùng tham gia, xã hội hóa các vấn đề sản xuất nội dung.