Ngành thép năm 2009: “Thoát” nhờ... chính sách?
Từ chỗ lao đao, nhiều doanh nghiệp bên bờ phá sản, ngành thép bỗng trỗi dậy và đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2009
Khép lại năm 2009, ngành thép trở thành một trong số ít ngành công nghiệp nặng có tốc độ tăng trưởng hai con số.
Sản xuất tăng 25%, tiêu thụ tăng hơn 30% so với năm 2008 (đối với thép xây dựng), một kỳ tích sau giai đoạn khủng hoảng tưởng chừng không dễ thoát.
“Sóng dồn” trong và ngoài
Xuất hiện những dấu hiệu khó khăn đầu tiên từ nửa cuối năm 2008, nhưng phải đến quý 1/2009, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước mới bắt đầu thấy chao đảo.
Trong ba tháng đầu năm, tiêu thụ thép giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, có lúc chỉ còn một nửa. Với thép xây dựng, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nhất, trong tháng 1/2009, tiêu thụ thép xây dựng chỉ bằng 56,24% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tình trạng còn ảm đạm hơn với thép cán nguội (50,4%), ống thép hàn (44,29%) và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu (41,87%).
Đỉnh điểm là vào tháng 4/2009, sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ khiến các doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh giá bán, thậm chí chấp nhận bán dưới giá thành, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt.
Tháng 4/2009, giá thép cuộn xây dựng dao động trong khoảng 10 nghìn đồng/kg tại Hà Nội. Trong khi đó tại Tp.HCM, giá sản phẩm cùng loại nhiều thời điểm rơi xuống đáy với giá bán thấp nhất có lúc chỉ 9.640 đồng/kg.
“Một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản nên đã phải sản xuất cầm chừng, gián đoạn, lao động phải nghỉ việc luận phiên, thu nhập giảm đáng kể”, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhớ lại.
Cung lớn hơn cầu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước chịu thêm sức ép từ nhập khẩu thép xây dựng. Theo đánh giá của Hiệp hội Thép, Việt Nam là một trong những nước bị thép ngoại cạnh tranh khốc liệt nhất.
Do có giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước từ 500-700 nghìn đồng/tấn. Lượng thép cuộn nhập khẩu năm 2009 từ các nước ASEAN và Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt lên khoảng 500 nghìn tấn, tương đương khoảng 11% sản lượng sản xuất, tiêu thụ của năm 2009 (4,6 triệu tấn), đẩy thị phần tiêu thụ thép cuộn xây dựng trong nước giảm từ 25% xuống dưới 20%.
Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng liên thông, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp của việc tăng giảm giá những nguyên liệu cơ bản sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, phôi thép, thép phế và một số vật tư phụ kiện khác.
Ở trong nước, thị trường thép còn chịu tác động lớn từ biến động giá cả nguyên liệu đầu vào quan trọng như điện, than, xăng dầu. Thêm vào đó, việc tăng lương cho cán bộ công nhân viên cũng làm tăng chi phí đầu vào…
“Thoát” nhờ... chính sách?
Bước sang quý 2/2009 và tiếp đến cuối năm, thị trường có chiều hướng tốt hơn. Dù không có đột biến, nhưng từ sau quý 1/2009, lượng thép tiêu thụ bắt đầu tăng lên, kéo theo giá bán cũng tăng tương ứng.
Trong 9 tháng cuối năm, lượng thép xây dựng tiêu thụ luôn đạt khoảng 300 nghìn tấn đến trên 450 nghìn tần mỗi tháng. Trong khi đó, giá thép loại này cũng liên tục duy trì mặt bằng giá cao hơn, nhiều lúc, giá bán thấp nhất cũng trên 11.500 đồng/kg.
“Năm 2009, ngành thép Việt Nam đã được hưởng lợi từ các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ”, ông Nghi nhận xét.
Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất, chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất, triển khai các công trình đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện phát triển ổn định.
Chính sách miễn giảm 50% thuế VAT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009 cũng giúp các doanh nghiệp có điều kiện giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong khi đó, gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỷ USD có tác động rất tốt đến sức tiêu thụ sản phẩm thép, khiến thị trường thép trong nước mở rộng đáng kể. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở cho sinh viên được tiếp thêm vốn đã được triển khai.
Các chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%; tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ 0% lên 3%…
Kết thúc năm 2009, ngành thép Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 25%, tiêu thụ vượt trên 30% so với năm 2008. Sản xuất và tiêu thụ thép cán nguội khoảng 500 nghìn tấn; ông thép hàn khoảng 570 nghìn tấn; và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu khoảng 850 nghìn tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam hy vọng, sự phục hồi của thị trường thép cuối năm 2009 sẽ tiếp tục trong năm 2010 này, với tốc độ tăng trưởng dự kiến từ 10-12%.
Sản xuất tăng 25%, tiêu thụ tăng hơn 30% so với năm 2008 (đối với thép xây dựng), một kỳ tích sau giai đoạn khủng hoảng tưởng chừng không dễ thoát.
“Sóng dồn” trong và ngoài
Xuất hiện những dấu hiệu khó khăn đầu tiên từ nửa cuối năm 2008, nhưng phải đến quý 1/2009, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước mới bắt đầu thấy chao đảo.
Trong ba tháng đầu năm, tiêu thụ thép giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, có lúc chỉ còn một nửa. Với thép xây dựng, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nhất, trong tháng 1/2009, tiêu thụ thép xây dựng chỉ bằng 56,24% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tình trạng còn ảm đạm hơn với thép cán nguội (50,4%), ống thép hàn (44,29%) và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu (41,87%).
Đỉnh điểm là vào tháng 4/2009, sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ khiến các doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh giá bán, thậm chí chấp nhận bán dưới giá thành, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt.
Tháng 4/2009, giá thép cuộn xây dựng dao động trong khoảng 10 nghìn đồng/kg tại Hà Nội. Trong khi đó tại Tp.HCM, giá sản phẩm cùng loại nhiều thời điểm rơi xuống đáy với giá bán thấp nhất có lúc chỉ 9.640 đồng/kg.
Diễn biến giá bán thép xây dựng (loại cuộn) năm 2009.
“Một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản nên đã phải sản xuất cầm chừng, gián đoạn, lao động phải nghỉ việc luận phiên, thu nhập giảm đáng kể”, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhớ lại.
Cung lớn hơn cầu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước chịu thêm sức ép từ nhập khẩu thép xây dựng. Theo đánh giá của Hiệp hội Thép, Việt Nam là một trong những nước bị thép ngoại cạnh tranh khốc liệt nhất.
Diễn biến tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2009.
Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng liên thông, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp của việc tăng giảm giá những nguyên liệu cơ bản sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, phôi thép, thép phế và một số vật tư phụ kiện khác.
Ở trong nước, thị trường thép còn chịu tác động lớn từ biến động giá cả nguyên liệu đầu vào quan trọng như điện, than, xăng dầu. Thêm vào đó, việc tăng lương cho cán bộ công nhân viên cũng làm tăng chi phí đầu vào…
“Thoát” nhờ... chính sách?
Bước sang quý 2/2009 và tiếp đến cuối năm, thị trường có chiều hướng tốt hơn. Dù không có đột biến, nhưng từ sau quý 1/2009, lượng thép tiêu thụ bắt đầu tăng lên, kéo theo giá bán cũng tăng tương ứng.
Trong 9 tháng cuối năm, lượng thép xây dựng tiêu thụ luôn đạt khoảng 300 nghìn tấn đến trên 450 nghìn tần mỗi tháng. Trong khi đó, giá thép loại này cũng liên tục duy trì mặt bằng giá cao hơn, nhiều lúc, giá bán thấp nhất cũng trên 11.500 đồng/kg.
“Năm 2009, ngành thép Việt Nam đã được hưởng lợi từ các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ”, ông Nghi nhận xét.
Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất, chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất, triển khai các công trình đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện phát triển ổn định.
Chính sách miễn giảm 50% thuế VAT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009 cũng giúp các doanh nghiệp có điều kiện giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong khi đó, gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỷ USD có tác động rất tốt đến sức tiêu thụ sản phẩm thép, khiến thị trường thép trong nước mở rộng đáng kể. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở cho sinh viên được tiếp thêm vốn đã được triển khai.
Các chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%; tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ 0% lên 3%…
Kết thúc năm 2009, ngành thép Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 25%, tiêu thụ vượt trên 30% so với năm 2008. Sản xuất và tiêu thụ thép cán nguội khoảng 500 nghìn tấn; ông thép hàn khoảng 570 nghìn tấn; và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu khoảng 850 nghìn tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam hy vọng, sự phục hồi của thị trường thép cuối năm 2009 sẽ tiếp tục trong năm 2010 này, với tốc độ tăng trưởng dự kiến từ 10-12%.