Ngành thép vẫn gian nan tìm quặng
Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu do vậy sản xuất thường bị động và chịu nhiều thiệt hại khi có biến động
Ngành thép những năm gần đây đã có bước phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Tình trạng mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn chậm được khắc phục. Chính điều này đã khiến cho các nhà máy thép luôn “bị động” nguồn nguyên liệu.
Theo Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vẫn vượt gần 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu. Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu (gần 80% thép tấm lá các loại, gần 50% nhu cầu phôi thép, trên 60% lượng thép phế cho lò điện), do vậy sản xuất thường bị động và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động.\
Gian nan tìm quặng
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2009, lượng phôi tự sản xuất trong nước là 2,6 triệu tấn và lượng phôi cần nhập khẩu là khoảng 2,2 triệu tấn nữa. Với lượng phôi sản xuất trong nước chiếm hơn 60% phôi cho cán thép, có thể nói ngành thép đã dần chủ động hơn trong sản xuất.
Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đối mặt với việc nhập khẩu phế liệu bởi nguồn cung phế liệu trong nước không đủ dùng. Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không “mặn mà” với việc nhập khẩu thép phế. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch VSA, nếu làm phôi từ quặng trong nước sẽ có lợi nhuận cao hơn so với luyện phôi từ thép phế nên nhiều nhà đầu tư đã quyết định tập trung vào sản xuất phôi từ quặng trong nước.
Dự án sản xuất phôi của Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) giai đoạn I đã đi vào hoạt động có công suất 230 nghìn tấn gang lỏng, tương đương với hơn 400 nghìn tấn quặng tốt mỗi năm. Tisco tạm yên tâm với nguồn quặng có sẵn ở hai mỏ Trại Cau (Thái Nguyên) và Ngườm Cháng (Cao Bằng). Trong giai đoạn 2, khi nâng công suất lên 500.000 tấn gang lỏng/năm, tương đương với 1 triệu tấn quặng/năm, nguồn cung cấp quặng cho dự án cũng đã được quy hoạch sẵn với mỏ quặng Tiến Bộ (Thái Nguyên).
Tuy nhiên, đến thời điểm này, trữ lượng quặng sắt của tỉnh Thái Nguyên không còn nhiều (theo thống kê toàn tỉnh có khoảng 38 - 40 triệu tấn quặng), trong khi đó Tisco quản lý mỏ Tiến Bộ với 24 triệu tấn và 7 điểm mỏ vùng Trại Cau đều thuộc huyện Đồng Hỷ với 3,5 triệu tấn, số còn lại nằm rải rác ở các địa phương và hàm lượng rất nghèo (khoảng 40 độ). Với trữ lượng này chỉ mới đáp ứng một phần lớn nguyên liệu cho Tisco và Công ty TNHH Kim khí Gia Sàng.
Dự án sản xuất phôi của Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) cũng đang “loay hoay” với việc tìm nguồn quặng cho nhà máy chuẩn bị vận hành vào cuối năm 2009. Công ty Thép Hòa Phát (Kim Môn, Hải Phòng) cũng đang gặp không ít khó khăn do không chủ động được nguồn quặng. Khó khăn hơn là dự án Nhà máy Gang thép Đông Á công suất 300 nghìn tấn/năm tại Đông Triều (Quảng Ninh) đã phải ngừng hoạt động một lò cao sau 1 tháng, bởi thiếu nguyên liệu.
Chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn
Theo Công văn số 8017 của Bộ Công Thương, một dự án đầu tư thép mới khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải qua ít nhất 7 điều kiện liên quan đến quy hoạch ngành. Trong đó, các dự án dùng quặng sắt (để luyện gang trong công nghệ lò cao) phải có nguồn quặng ổn định, đủ cung cấp tối thiểu trong 15 năm. Các dự án dùng nguyên liệu là sắt thép phế (dùng cho công nghệ lò điện), chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có nguồn cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu.
Nhưng muốn có nguồn cung cấp quặng ổn định thì phải được cấp mỏ. Quyền cấp các mỏ không thuộc Quy hoạch phân vùng khai thác quặng sắt do trung ương quản lý, mà thuộc về địa phương. Tại không ít địa phương, chủ đầu tư đã tìm cách “vẽ” ra những dự án “be bé, xinh xinh” để vừa lòng địa phương và giữ chỗ.
Điển hình là Cao Bằng, có 20 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 60 triệu tấn quặng sắt nên trong định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Cao Bằng thì khai thác và chế biến khoáng sản là ngành đầu tiên được đề cập tới.
Trong số 12 dự án gang thép được đưa ra để kêu gọi đầu tư, có những dự án thép có quy mô sản xuất tới 500 nghìn tấn/năm, nhưng cũng có những dự án luyện gang có quy mô khoảng 30 nghìn tấn/năm hay sản xuất ferro (hợp kim của thép) chỉ có quy mô nhỏ với 4 - 5 nghìn tấn/năm.
Theo một doanh nghiệp đang đầu tư tại đây, với chính sách không cho xuất khẩu quặng ra khỏi địa phương, doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào sản xuất gang, thép tại chỗ cho dù cơ sở hạ tầng đều rất khó khăn. Xem ra cái vòng luẩn quẩn trong việc tạo ra một năng lực lớn đủ sức cạnh tranh bền vững cả về giá và các yếu tố môi trường với hàng nhập khẩu vẫn đang là trăn trở lớn của ngành thép.
Theo Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vẫn vượt gần 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu. Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu (gần 80% thép tấm lá các loại, gần 50% nhu cầu phôi thép, trên 60% lượng thép phế cho lò điện), do vậy sản xuất thường bị động và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động.\
Gian nan tìm quặng
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2009, lượng phôi tự sản xuất trong nước là 2,6 triệu tấn và lượng phôi cần nhập khẩu là khoảng 2,2 triệu tấn nữa. Với lượng phôi sản xuất trong nước chiếm hơn 60% phôi cho cán thép, có thể nói ngành thép đã dần chủ động hơn trong sản xuất.
Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đối mặt với việc nhập khẩu phế liệu bởi nguồn cung phế liệu trong nước không đủ dùng. Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không “mặn mà” với việc nhập khẩu thép phế. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch VSA, nếu làm phôi từ quặng trong nước sẽ có lợi nhuận cao hơn so với luyện phôi từ thép phế nên nhiều nhà đầu tư đã quyết định tập trung vào sản xuất phôi từ quặng trong nước.
Dự án sản xuất phôi của Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) giai đoạn I đã đi vào hoạt động có công suất 230 nghìn tấn gang lỏng, tương đương với hơn 400 nghìn tấn quặng tốt mỗi năm. Tisco tạm yên tâm với nguồn quặng có sẵn ở hai mỏ Trại Cau (Thái Nguyên) và Ngườm Cháng (Cao Bằng). Trong giai đoạn 2, khi nâng công suất lên 500.000 tấn gang lỏng/năm, tương đương với 1 triệu tấn quặng/năm, nguồn cung cấp quặng cho dự án cũng đã được quy hoạch sẵn với mỏ quặng Tiến Bộ (Thái Nguyên).
Tuy nhiên, đến thời điểm này, trữ lượng quặng sắt của tỉnh Thái Nguyên không còn nhiều (theo thống kê toàn tỉnh có khoảng 38 - 40 triệu tấn quặng), trong khi đó Tisco quản lý mỏ Tiến Bộ với 24 triệu tấn và 7 điểm mỏ vùng Trại Cau đều thuộc huyện Đồng Hỷ với 3,5 triệu tấn, số còn lại nằm rải rác ở các địa phương và hàm lượng rất nghèo (khoảng 40 độ). Với trữ lượng này chỉ mới đáp ứng một phần lớn nguyên liệu cho Tisco và Công ty TNHH Kim khí Gia Sàng.
Dự án sản xuất phôi của Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) cũng đang “loay hoay” với việc tìm nguồn quặng cho nhà máy chuẩn bị vận hành vào cuối năm 2009. Công ty Thép Hòa Phát (Kim Môn, Hải Phòng) cũng đang gặp không ít khó khăn do không chủ động được nguồn quặng. Khó khăn hơn là dự án Nhà máy Gang thép Đông Á công suất 300 nghìn tấn/năm tại Đông Triều (Quảng Ninh) đã phải ngừng hoạt động một lò cao sau 1 tháng, bởi thiếu nguyên liệu.
Chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn
Theo Công văn số 8017 của Bộ Công Thương, một dự án đầu tư thép mới khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải qua ít nhất 7 điều kiện liên quan đến quy hoạch ngành. Trong đó, các dự án dùng quặng sắt (để luyện gang trong công nghệ lò cao) phải có nguồn quặng ổn định, đủ cung cấp tối thiểu trong 15 năm. Các dự án dùng nguyên liệu là sắt thép phế (dùng cho công nghệ lò điện), chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có nguồn cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu.
Nhưng muốn có nguồn cung cấp quặng ổn định thì phải được cấp mỏ. Quyền cấp các mỏ không thuộc Quy hoạch phân vùng khai thác quặng sắt do trung ương quản lý, mà thuộc về địa phương. Tại không ít địa phương, chủ đầu tư đã tìm cách “vẽ” ra những dự án “be bé, xinh xinh” để vừa lòng địa phương và giữ chỗ.
Điển hình là Cao Bằng, có 20 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 60 triệu tấn quặng sắt nên trong định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Cao Bằng thì khai thác và chế biến khoáng sản là ngành đầu tiên được đề cập tới.
Trong số 12 dự án gang thép được đưa ra để kêu gọi đầu tư, có những dự án thép có quy mô sản xuất tới 500 nghìn tấn/năm, nhưng cũng có những dự án luyện gang có quy mô khoảng 30 nghìn tấn/năm hay sản xuất ferro (hợp kim của thép) chỉ có quy mô nhỏ với 4 - 5 nghìn tấn/năm.
Theo một doanh nghiệp đang đầu tư tại đây, với chính sách không cho xuất khẩu quặng ra khỏi địa phương, doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào sản xuất gang, thép tại chỗ cho dù cơ sở hạ tầng đều rất khó khăn. Xem ra cái vòng luẩn quẩn trong việc tạo ra một năng lực lớn đủ sức cạnh tranh bền vững cả về giá và các yếu tố môi trường với hàng nhập khẩu vẫn đang là trăn trở lớn của ngành thép.