Nghị định mới về kiểm toán có gì khác biệt?
Phó tổng Kiểm toán Nhà nước nói về những điểm khác biệt của nghị định về kiểm toán mới được ban hành
Ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, nói về những điểm khác biệt của nghị định về kiểm toán mới được ban hành.
Thưa ông, công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đã được qui định trong Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán. Vậy Nghị định 91/2008/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành có điểm gì khác biệt?
Trước đây, Luật Kiểm toán Nhà nước qui định việc công khai kết quả kiểm toán tại Điều 58, Điều 59. Để công khai kết quả kiểm toán theo Luật Kiểm toán nhà nước, ngày 26 tháng 7 năm 2007, Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN ban hành “Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước”.
Tuy nhiên, các quy định và quy chế nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, việc công khai kết quả kiểm toán mới chỉ được coi như là một nguyên tắc.
Với các quy định đó, báo cáo kiểm toán chỉ là một tài liệu đi kèm cùng với báo cáo tài chính khi công khai báo cáo tài chính chứ chưa phải là văn bản được công khai một cách độc lập. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 18/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, quy định đầy đủ và toàn diện về công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Lâu nay, tiêu nhiều - tiêu sai - tiêu lãng phí của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước đang là vấn nạn nhức nhối. Nghị định 91/2008/NĐ-CP ra đời, theo ông sẽ góp phần khắc phục tình trạng này như thế nào?
Việc công bố công khai báo cáo kiểm toán thông qua họp báo, đăng trên công báo, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác sẽ tạo ra áp lực mạnh mẽ của công luận xã hội đối với trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và cá nhân liên quan trong việc tuân thủ pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
Đối với những hành vi chi tiêu sai, chi tiêu lãng phí ngân sách Nhà nước sẽ bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị công luận, cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Chính điều này có tác dụng phòng ngừa và răn đe mạnh mẽ đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng đúng pháp luật, tiết kiệm và có hiệu quả ngân sách Nhà nước.
Khi phát hiện sai phạm trong báo cáo, thực hiện kết luận kiểm toán của đơn vị được kiểm toán thì sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?
Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Để bảo đảm cho các kết luận, kiến nghị kiểm toán đó được thực hiện, Kiểm toán Nhà nước có quyền kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Nghị định 91/2008/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm trực tiếp cơ quan chủ quản của đơn vị được kiểm toán: kiểm tra việc thực hiện công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình; xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; không thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định.
Vậy nếu bản thân các bản báo cáo kết quả, kết luận thực hiện kiểm toán có vấn đề thì sao?
Để bảo đảm tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán, nghị định cũng quy định: trong trường hợp có sai sót về số liệu hoặc lỗi kỹ thuật làm thay đổi cơ bản nội dung kết quả kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã công khai kết quả phải kịp thời đính chính, chỉnh sửa những sai sót đó và thông báo công khai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện ra sai sót.
Đặc biệt, để tạo lập cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm toán, nghị định này đã quy định rõ các hành vi vi phạm vể công khai kết quả kiểm toán; đồng thời quy định các hình thức xử lý vi phạm, như: xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Thưa ông, ngân sách Nhà nước là do người dân nộp thuế, khi người dân muốn đóng góp ý kiến của mình về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì họ phải làm gì?
Khi người dân muốn đóng góp ý kiến của mình về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì có thể trực tiếp đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước để phản ánh hoặc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước có bộ phận chuyên trách thu thập nghiên cứu các thông tin phán ánh của người dân về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời báo cáo Tổng kiểm toán Nhà nước xem xét tiếp thu, xử lý.
Thưa ông, công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đã được qui định trong Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán. Vậy Nghị định 91/2008/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành có điểm gì khác biệt?
Trước đây, Luật Kiểm toán Nhà nước qui định việc công khai kết quả kiểm toán tại Điều 58, Điều 59. Để công khai kết quả kiểm toán theo Luật Kiểm toán nhà nước, ngày 26 tháng 7 năm 2007, Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN ban hành “Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước”.
Tuy nhiên, các quy định và quy chế nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, việc công khai kết quả kiểm toán mới chỉ được coi như là một nguyên tắc.
Với các quy định đó, báo cáo kiểm toán chỉ là một tài liệu đi kèm cùng với báo cáo tài chính khi công khai báo cáo tài chính chứ chưa phải là văn bản được công khai một cách độc lập. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 18/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, quy định đầy đủ và toàn diện về công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Lâu nay, tiêu nhiều - tiêu sai - tiêu lãng phí của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước đang là vấn nạn nhức nhối. Nghị định 91/2008/NĐ-CP ra đời, theo ông sẽ góp phần khắc phục tình trạng này như thế nào?
Việc công bố công khai báo cáo kiểm toán thông qua họp báo, đăng trên công báo, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác sẽ tạo ra áp lực mạnh mẽ của công luận xã hội đối với trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và cá nhân liên quan trong việc tuân thủ pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
Đối với những hành vi chi tiêu sai, chi tiêu lãng phí ngân sách Nhà nước sẽ bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị công luận, cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Chính điều này có tác dụng phòng ngừa và răn đe mạnh mẽ đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng đúng pháp luật, tiết kiệm và có hiệu quả ngân sách Nhà nước.
Khi phát hiện sai phạm trong báo cáo, thực hiện kết luận kiểm toán của đơn vị được kiểm toán thì sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?
Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Để bảo đảm cho các kết luận, kiến nghị kiểm toán đó được thực hiện, Kiểm toán Nhà nước có quyền kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Nghị định 91/2008/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm trực tiếp cơ quan chủ quản của đơn vị được kiểm toán: kiểm tra việc thực hiện công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình; xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; không thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định.
Vậy nếu bản thân các bản báo cáo kết quả, kết luận thực hiện kiểm toán có vấn đề thì sao?
Để bảo đảm tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán, nghị định cũng quy định: trong trường hợp có sai sót về số liệu hoặc lỗi kỹ thuật làm thay đổi cơ bản nội dung kết quả kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã công khai kết quả phải kịp thời đính chính, chỉnh sửa những sai sót đó và thông báo công khai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện ra sai sót.
Đặc biệt, để tạo lập cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm toán, nghị định này đã quy định rõ các hành vi vi phạm vể công khai kết quả kiểm toán; đồng thời quy định các hình thức xử lý vi phạm, như: xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Thưa ông, ngân sách Nhà nước là do người dân nộp thuế, khi người dân muốn đóng góp ý kiến của mình về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì họ phải làm gì?
Khi người dân muốn đóng góp ý kiến của mình về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì có thể trực tiếp đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước để phản ánh hoặc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước có bộ phận chuyên trách thu thập nghiên cứu các thông tin phán ánh của người dân về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời báo cáo Tổng kiểm toán Nhà nước xem xét tiếp thu, xử lý.