Nghịch lý của xúc tiến thương mại Việt Nam
Trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn liên tục tăng, ngân sách cho xúc tiến thương mại lại càng ngày càng bị cắt giảm
Trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn liên tục tăng, ngân sách cho xúc tiến thương mại lại càng ngày càng bị cắt giảm.
Bằng 1/30 mức trung bình thế giới
Ông Tạ Hoàng Linh, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, nói rằng kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2011 hiện nay là quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp.
Cụ thể, năm 2011, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 272 đề án xúc tiến thương mại quốc gia của 72 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ là 405,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2011 chỉ được Bộ Tài chính bố trí kinh phí là 55 tỷ đồng, bằng 31,97 % so với năm 2009 (172 tỷ đồng) và bằng 45,83% năm 2010 (120 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại, nguồn kinh phí trên là quá nhỏ so với nhu cầu xúc tiến thương mại thực tế năm 2011 của các đơn vị chủ trì, do đó Bộ Công Thương gặp rất nhiều khó khăn trong việc phê duyệt chương trình.
"Thực tế đã có rất nhiều đề án tốt, có tính khả thi cao và thiết thực phục vụ trực tiếp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và an sinh xã hội nhưng do không có kinh phí, nên không được đưa vào phê duyệt thực hiện. Ngân sách xúc tiến thương mại được bố trí thấp về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng và khai thác thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo", ông Linh nói.
So với các nước trên thế giới, hiện nay, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam là rất thấp. Cụ thể, theo nghiên cứu của World Bank có tựa đề “Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t”, trung bình các quốc gia trên thế giới bố trí ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại là 0,11% kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, với ngân sách chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Việt Nam năm 2011 là 55 tỷ đồng, tỷ lệ kinh phí xúc tiến thương mại chỉ bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu. Tính theo tỷ lệ phần trăm chỉ tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của toàn thế giới, bằng 1/5 so với Bangladesh, bằng 1/2 so với Philippines, bằng 1/12 so với Thái Lan và chỉ đáp ứng được 13,6% nhu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam do các đơn vị chủ trì đề xuất.
Bất cập mang tên Thông tư 88
Ngân sách ít ỏi, nhưng quy trình để sử dụng được khoản ngân sách đó cũng là vấn đề.
Cụ thể, theo Thông tư 88/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, quá nhiều rắc rối mà cả Cục Xúc tiến thương mại lẫn các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Chẳng hạn, Thông tư 88 quy định mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/doanh nghiệp đối với hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam.
Nhưng theo tính toán của nhiều doanh nghiệp, mức chi này chỉ đủ để thuê… nửa gian hàng tại các hội chợ tổ chức tại Hà Nội hoặc Tp.HCM.
Thông tư 88 cũng quy định mức hỗ trợ tối đa không quá 700.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin đối với nội dung thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo ngành hàng.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, quy định như trên là không khả thi và không phù hợp với thực tế; nếu quy định tối đa không quá 700.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin thì các doanh nghiệp chỉ có thể nhận được những thông tin đơn giản, sơ lược và không đem lại được hiệu quả cao cho doanh nghiệp tham gia.
Một quy định khác trong Thông tư 88 là mức hỗ trợ không quá 40.000.000 đồng/doanh nghiệp tham gia các đoàn “giao dịch thương mại tại nước ngoài” cũng được coi là bất hợp lý.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, mức hỗ trợ này khi áp dụng đối với một số thị trường như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ… thì thậm chí chưa đủ để thanh toán vé máy bay khứ hồi. Hơn nữa, do các hóa đơn chứng từ liên quan sẽ được xuất toàn bộ cho đơn vị chủ trì, nên trong trường hợp phần chi phí vượt quá 40 triệu đồng/doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia không có chứng từ để thanh toán tại doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, trong năm 2011, đến thời điểm giữa năm nguồn ngân sách 55 tỷ đồng mới được duyệt và phải đến cuối năm, một số khoản trong số này mới được... tạm ứng!
Năm 2012, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 236 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí đề xuất là 316 tỷ đồng trong đó có nhiều đề án thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ như: Hội chợ Trung Quốc-ASEAN, Hội chợ Ấn Độ - ASEAN, Hội chợ Việt - Lào, Hội chợ Việt Nam - Myanmar, Hội chợ Việt Nam - Campuchia, Hội chợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế Trung Quốc 2012 tại Quảng Châu,...
Trong hoàn cảnh này, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ trước mắt, trong năm 2012 bố trí khoản kinh phí 150 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012. Về dài hạn, từ 2013 trở đi, kiến nghị đầu tư cho hỗ trợ xúc tiến thương mại ở mức 0,01-0,05% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô).
Bằng 1/30 mức trung bình thế giới
Ông Tạ Hoàng Linh, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, nói rằng kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2011 hiện nay là quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp.
Cụ thể, năm 2011, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 272 đề án xúc tiến thương mại quốc gia của 72 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ là 405,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2011 chỉ được Bộ Tài chính bố trí kinh phí là 55 tỷ đồng, bằng 31,97 % so với năm 2009 (172 tỷ đồng) và bằng 45,83% năm 2010 (120 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại, nguồn kinh phí trên là quá nhỏ so với nhu cầu xúc tiến thương mại thực tế năm 2011 của các đơn vị chủ trì, do đó Bộ Công Thương gặp rất nhiều khó khăn trong việc phê duyệt chương trình.
"Thực tế đã có rất nhiều đề án tốt, có tính khả thi cao và thiết thực phục vụ trực tiếp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và an sinh xã hội nhưng do không có kinh phí, nên không được đưa vào phê duyệt thực hiện. Ngân sách xúc tiến thương mại được bố trí thấp về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng và khai thác thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo", ông Linh nói.
So với các nước trên thế giới, hiện nay, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam là rất thấp. Cụ thể, theo nghiên cứu của World Bank có tựa đề “Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t”, trung bình các quốc gia trên thế giới bố trí ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại là 0,11% kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, với ngân sách chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Việt Nam năm 2011 là 55 tỷ đồng, tỷ lệ kinh phí xúc tiến thương mại chỉ bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu. Tính theo tỷ lệ phần trăm chỉ tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của toàn thế giới, bằng 1/5 so với Bangladesh, bằng 1/2 so với Philippines, bằng 1/12 so với Thái Lan và chỉ đáp ứng được 13,6% nhu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam do các đơn vị chủ trì đề xuất.
Bất cập mang tên Thông tư 88
Ngân sách ít ỏi, nhưng quy trình để sử dụng được khoản ngân sách đó cũng là vấn đề.
Cụ thể, theo Thông tư 88/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, quá nhiều rắc rối mà cả Cục Xúc tiến thương mại lẫn các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Chẳng hạn, Thông tư 88 quy định mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/doanh nghiệp đối với hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam.
Nhưng theo tính toán của nhiều doanh nghiệp, mức chi này chỉ đủ để thuê… nửa gian hàng tại các hội chợ tổ chức tại Hà Nội hoặc Tp.HCM.
Thông tư 88 cũng quy định mức hỗ trợ tối đa không quá 700.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin đối với nội dung thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo ngành hàng.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, quy định như trên là không khả thi và không phù hợp với thực tế; nếu quy định tối đa không quá 700.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin thì các doanh nghiệp chỉ có thể nhận được những thông tin đơn giản, sơ lược và không đem lại được hiệu quả cao cho doanh nghiệp tham gia.
Một quy định khác trong Thông tư 88 là mức hỗ trợ không quá 40.000.000 đồng/doanh nghiệp tham gia các đoàn “giao dịch thương mại tại nước ngoài” cũng được coi là bất hợp lý.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, mức hỗ trợ này khi áp dụng đối với một số thị trường như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ… thì thậm chí chưa đủ để thanh toán vé máy bay khứ hồi. Hơn nữa, do các hóa đơn chứng từ liên quan sẽ được xuất toàn bộ cho đơn vị chủ trì, nên trong trường hợp phần chi phí vượt quá 40 triệu đồng/doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia không có chứng từ để thanh toán tại doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, trong năm 2011, đến thời điểm giữa năm nguồn ngân sách 55 tỷ đồng mới được duyệt và phải đến cuối năm, một số khoản trong số này mới được... tạm ứng!
Năm 2012, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 236 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí đề xuất là 316 tỷ đồng trong đó có nhiều đề án thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ như: Hội chợ Trung Quốc-ASEAN, Hội chợ Ấn Độ - ASEAN, Hội chợ Việt - Lào, Hội chợ Việt Nam - Myanmar, Hội chợ Việt Nam - Campuchia, Hội chợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế Trung Quốc 2012 tại Quảng Châu,...
Trong hoàn cảnh này, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ trước mắt, trong năm 2012 bố trí khoản kinh phí 150 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012. Về dài hạn, từ 2013 trở đi, kiến nghị đầu tư cho hỗ trợ xúc tiến thương mại ở mức 0,01-0,05% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô).