Nghiêm cấm lập hai hệ thống sổ kế toán trở lên?
Việt Nam hiện là một trong tám nước trên thế giới chưa thực hiện chuẩn kế toán quốc tế
Đề nghị quy định theo hướng nghiêm cấm hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên vì bất kỳ mục đích gì, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu rõ quan điểm khi thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung mốt số điều của Luật Kế toán.
Chiều 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án luật này.
Chỉ dừng ở mức độ sửa đổi, bổ sung 21/64 điều của Luật Kế toán hiện hành, dự thảo luật đặt ra không ít băn khoăn với cả cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phạm vi sửa đổi cho đến quy định cụ thể.
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá sâu hơn về quá trình thực thi luật, đề xuất các nội dung sửa đổi căn bản, toàn diện hơn, tránh tình trạng sửa đổi manh mún, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Liên quan đến quy định lập hệ thống sổ kế toán, dự thảo luật quy định nghiêm cấm hành vi: lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên với dụng ý xuyên tạc số liệu, bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Như vậy, có thể hiểu là chỉ cấm hành vi lập hai sổ kế toán với các mục đích nêu trên, trong trường hợp sử dụng vào mục đích khác thì doanh nghiệp có quyền lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên? cơ quan thẩm tra nêu câu hỏi.
Để bảo đảm chặt chẽ, nhất quán trong việc lập, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán, cơ quan thẩm tra đề nghị quy định theo hướng nghiêm cấm hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên vì bất kỳ mục đích gì.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn: khi doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, người ta phải làm một sổ theo kiểu Việt Nam, rồi làm một sổ theo quy định của công ty “mẹ” ở nước người ta, thì sẽ cấm thế nào?
Nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi theo báo cáo của Chính phủ thì Việt Nam hiện là một trong tám nước trên thế giới vẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc gia mà chưa thực hiện chuẩn mực tài chính quốc tế.
Mình rất tự hào đã hội nhập sâu với thế giới, nhưng trong số 138 nước được thống kê thì mình là một trong tám nước chưa áp dụng chuẩn kế toán quốc tế thì kém quá. Tôi cho rằng cần phải quy định rõ về vấn đề này, luật đã thực hiện mười năm rồi nên lần này cần phải sửa kỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng góp ý.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đặt vấn đề “sửa đổi luật này có tránh được tình trạng chuyển giá để trốn thuế mà dư luận đặt ra lâu nay không?”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu dự án luật theo tinh thần đổi mới căn bản những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp.
Bởi trong 10 năm qua kế toán đã thay đổi nhiều, từ chế độ quyết toán, báo cáo hàng năm, hàng quý của ngân sách đến hoạt động tài chính tiền tệ, từ ngân hàng trước đây sang ngân hàng thương mại hiện nay đều đã thay rồi rất nhiều.
Chiều 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án luật này.
Chỉ dừng ở mức độ sửa đổi, bổ sung 21/64 điều của Luật Kế toán hiện hành, dự thảo luật đặt ra không ít băn khoăn với cả cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phạm vi sửa đổi cho đến quy định cụ thể.
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá sâu hơn về quá trình thực thi luật, đề xuất các nội dung sửa đổi căn bản, toàn diện hơn, tránh tình trạng sửa đổi manh mún, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Liên quan đến quy định lập hệ thống sổ kế toán, dự thảo luật quy định nghiêm cấm hành vi: lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên với dụng ý xuyên tạc số liệu, bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Như vậy, có thể hiểu là chỉ cấm hành vi lập hai sổ kế toán với các mục đích nêu trên, trong trường hợp sử dụng vào mục đích khác thì doanh nghiệp có quyền lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên? cơ quan thẩm tra nêu câu hỏi.
Để bảo đảm chặt chẽ, nhất quán trong việc lập, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán, cơ quan thẩm tra đề nghị quy định theo hướng nghiêm cấm hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên vì bất kỳ mục đích gì.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn: khi doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, người ta phải làm một sổ theo kiểu Việt Nam, rồi làm một sổ theo quy định của công ty “mẹ” ở nước người ta, thì sẽ cấm thế nào?
Nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi theo báo cáo của Chính phủ thì Việt Nam hiện là một trong tám nước trên thế giới vẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc gia mà chưa thực hiện chuẩn mực tài chính quốc tế.
Mình rất tự hào đã hội nhập sâu với thế giới, nhưng trong số 138 nước được thống kê thì mình là một trong tám nước chưa áp dụng chuẩn kế toán quốc tế thì kém quá. Tôi cho rằng cần phải quy định rõ về vấn đề này, luật đã thực hiện mười năm rồi nên lần này cần phải sửa kỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng góp ý.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đặt vấn đề “sửa đổi luật này có tránh được tình trạng chuyển giá để trốn thuế mà dư luận đặt ra lâu nay không?”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu dự án luật theo tinh thần đổi mới căn bản những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp.
Bởi trong 10 năm qua kế toán đã thay đổi nhiều, từ chế độ quyết toán, báo cáo hàng năm, hàng quý của ngân sách đến hoạt động tài chính tiền tệ, từ ngân hàng trước đây sang ngân hàng thương mại hiện nay đều đã thay rồi rất nhiều.