“Ngộ ra khủng hoảng…”
Một cuốn sách hệ thống hóa nguyên nhân, diễn biến, ảnh hưởng và ứng xử từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Một trong những cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam hệ thống hóa nguyên nhân, diễn biến, ảnh hưởng và ứng xử từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Cuộc khủng hoảng khởi đầu từ nước Mỹ tháng 9/2008 rồi tràn khắp thế giới, làm suy yếu hệ thống tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp; trong đó có những ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam.
“Mở mắt ra thấy khủng hoảng, nhắm mắt lại nghe khủng hoảng, chiêm bao màng được khủng hoảng, tỉnh dậy ngộ ra khủng hoảng…” – câu nói này của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, cũng là thực tế có ở sự quan tâm, trải nghiệm, thậm chí phải trả giá của nhà quản lý, giới nghiên cứu, doanh nhân, nhà đầu tư…
Nắm diễn biến, hiểu nguyên nhân, luận giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, quản trị được khủng hoảng và tìm lối đi cho hậu khủng hoảng. Tại Việt Nam, yêu cầu này đã được đặt ra tại hàng trăm cuộc hội thảo, hàng nghìn bài báo, báo cáo khoa học… Nhưng vẫn thiếu sự hệ thống hóa yêu cầu đó thành một cẩm nang thiết thực.
Đó cũng là lý do mà TS. Nguyễn Đức Hưởng (Chủ biên), cùng tập thể các tác giả TS. Nguyễn Ngọc Bảo, TS. Đoàn Văn Thắng, ThS. Đặng Thị Thu Thủy nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Thách thức với Việt Nam”, do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và chính thức ra mắt độc giả tháng 1/2010.
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu và tương đối toàn diện về cuộc khủng hoảng và những ảnh hưởng của nó đối với kinh tế Việt Nam, được diễn giải logic từ lý thuyết đến thực tiễn sống động.
Có thể tìm thấy tại cuốn sách này nhiều sự kiện và vấn đề được quan tâm trong ngành tài chính không chỉ trong năm 2008 và 2009, mà còn cả lịch sử của các cuộc khủng hoảng điển hình trên thế giới.
Với Việt Nam, cuốn sách là một góc nhìn phản biện ở những vấn đề cụ thể như kỷ lục của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI), những con số của gói kích cầu; hay những phân tích chuyên sâu về 3 lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và ngân hàng trước, trong và hậu khủng hoảng.
Một phần quan trọng của cuốn sách là những dự báo và cả cảnh báo cho năm 2010.
Theo nhóm tác giả, năm 2010 có thể là một năm cơ hội sẽ đến với các nền kinh tế, các doanh nghiệp vì khủng hoảng đã dần dần qua đi, kinh tế bắt đầu hồi phục và đặc biệt mỗi con người, doanh nghiệp đều rút được ra những bài học làm hành trang tiếp cận, chiến đấu với những khó khăn trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Cuốn sách cũng lưu ý năm 2010 cần cảnh giác với cú “hồi mã thương” của lạm phát và khủng hoảng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp ở một số nước có “lực yếu” và không quan tâm đến cải cách hậu khủng hoảng, vì năm 2010 là “điểm rơi” hậu quả của các gói cứu trợ trên thế giới - sự bắt đầu của lạm phát do các nguyên nhân lạm phát đã hội đủ cầu kéo, chi phí đẩy và cả “tâm lý đẩy”. Một trong những nguyên nhân là sức khỏe của các doanh nghiệp sau cú choáng váng bởi khủng hoảng được hồi phục tạm thời nhưng vẫn đang trong tình trạng lúc thì “huyết áp cao”, khi thì “tụt huyết áp”, chưa thăng bằng, đủ mạnh để bước đi vững chắc.
“Trong năm 2010, rất có thể các ngân hàng thương mại của các nước nhỏ sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản” mới, thậm chí dẫn đến mất thanh khoản tạm thời. Dự đoán của tác giả chủ biên cuốn sách này về thị trường chứng khoán, bất động sản tại Việt Nam năm 2010 sẽ là cuộc “tập trận của các đại gia hai sàn chứng khoán, bất động sản” và sự giãy chết của “các đại gia nửa vời trên sàn vàng” nên bất động sản và chứng khoán sẽ có những cơn sốt “trồi ít sụt nhiều”, các nhà đầu tư nghiệp dư phải cẩn trọng, các ngân hàng sẽ căng thẳng vốn, các doanh nghiệp thiếu vốn, tình hình tỷ giá chắc chắn sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên phù hợp với diễn biến của thị trường”, nhóm tác giả nhận định.
Nhưng, cũng theo nội dung cuối sách, năm 2010 sẽ đánh dấu một bước thay đổi về chiến lược tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa; đánh dấu sự lên ngôi của những thế lực ở các quốc gia, nhất là những quốc gia, những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo chiến lược “con kền kền” (kiếm ăn trên xác động vật chết); sẽ có hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán trái phiếu, công cụ phái sinh và xuất hiện nhiều nhà tư bản mới hậu khủng hoảng. Và “đây có thể là cơ hội đầu tư của các nhà tư bản tài chính tích tụ tài sản và phát triển đột phá hậu khủng hoảng”…
Cuộc khủng hoảng khởi đầu từ nước Mỹ tháng 9/2008 rồi tràn khắp thế giới, làm suy yếu hệ thống tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp; trong đó có những ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam.
“Mở mắt ra thấy khủng hoảng, nhắm mắt lại nghe khủng hoảng, chiêm bao màng được khủng hoảng, tỉnh dậy ngộ ra khủng hoảng…” – câu nói này của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, cũng là thực tế có ở sự quan tâm, trải nghiệm, thậm chí phải trả giá của nhà quản lý, giới nghiên cứu, doanh nhân, nhà đầu tư…
Nắm diễn biến, hiểu nguyên nhân, luận giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, quản trị được khủng hoảng và tìm lối đi cho hậu khủng hoảng. Tại Việt Nam, yêu cầu này đã được đặt ra tại hàng trăm cuộc hội thảo, hàng nghìn bài báo, báo cáo khoa học… Nhưng vẫn thiếu sự hệ thống hóa yêu cầu đó thành một cẩm nang thiết thực.
Đó cũng là lý do mà TS. Nguyễn Đức Hưởng (Chủ biên), cùng tập thể các tác giả TS. Nguyễn Ngọc Bảo, TS. Đoàn Văn Thắng, ThS. Đặng Thị Thu Thủy nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Thách thức với Việt Nam”, do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và chính thức ra mắt độc giả tháng 1/2010.
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu và tương đối toàn diện về cuộc khủng hoảng và những ảnh hưởng của nó đối với kinh tế Việt Nam, được diễn giải logic từ lý thuyết đến thực tiễn sống động.
Có thể tìm thấy tại cuốn sách này nhiều sự kiện và vấn đề được quan tâm trong ngành tài chính không chỉ trong năm 2008 và 2009, mà còn cả lịch sử của các cuộc khủng hoảng điển hình trên thế giới.
Với Việt Nam, cuốn sách là một góc nhìn phản biện ở những vấn đề cụ thể như kỷ lục của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI), những con số của gói kích cầu; hay những phân tích chuyên sâu về 3 lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và ngân hàng trước, trong và hậu khủng hoảng.
Một phần quan trọng của cuốn sách là những dự báo và cả cảnh báo cho năm 2010.
Theo nhóm tác giả, năm 2010 có thể là một năm cơ hội sẽ đến với các nền kinh tế, các doanh nghiệp vì khủng hoảng đã dần dần qua đi, kinh tế bắt đầu hồi phục và đặc biệt mỗi con người, doanh nghiệp đều rút được ra những bài học làm hành trang tiếp cận, chiến đấu với những khó khăn trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Cuốn sách cũng lưu ý năm 2010 cần cảnh giác với cú “hồi mã thương” của lạm phát và khủng hoảng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp ở một số nước có “lực yếu” và không quan tâm đến cải cách hậu khủng hoảng, vì năm 2010 là “điểm rơi” hậu quả của các gói cứu trợ trên thế giới - sự bắt đầu của lạm phát do các nguyên nhân lạm phát đã hội đủ cầu kéo, chi phí đẩy và cả “tâm lý đẩy”. Một trong những nguyên nhân là sức khỏe của các doanh nghiệp sau cú choáng váng bởi khủng hoảng được hồi phục tạm thời nhưng vẫn đang trong tình trạng lúc thì “huyết áp cao”, khi thì “tụt huyết áp”, chưa thăng bằng, đủ mạnh để bước đi vững chắc.
“Trong năm 2010, rất có thể các ngân hàng thương mại của các nước nhỏ sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản” mới, thậm chí dẫn đến mất thanh khoản tạm thời. Dự đoán của tác giả chủ biên cuốn sách này về thị trường chứng khoán, bất động sản tại Việt Nam năm 2010 sẽ là cuộc “tập trận của các đại gia hai sàn chứng khoán, bất động sản” và sự giãy chết của “các đại gia nửa vời trên sàn vàng” nên bất động sản và chứng khoán sẽ có những cơn sốt “trồi ít sụt nhiều”, các nhà đầu tư nghiệp dư phải cẩn trọng, các ngân hàng sẽ căng thẳng vốn, các doanh nghiệp thiếu vốn, tình hình tỷ giá chắc chắn sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên phù hợp với diễn biến của thị trường”, nhóm tác giả nhận định.
Nhưng, cũng theo nội dung cuối sách, năm 2010 sẽ đánh dấu một bước thay đổi về chiến lược tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa; đánh dấu sự lên ngôi của những thế lực ở các quốc gia, nhất là những quốc gia, những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo chiến lược “con kền kền” (kiếm ăn trên xác động vật chết); sẽ có hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán trái phiếu, công cụ phái sinh và xuất hiện nhiều nhà tư bản mới hậu khủng hoảng. Và “đây có thể là cơ hội đầu tư của các nhà tư bản tài chính tích tụ tài sản và phát triển đột phá hậu khủng hoảng”…