Người già ở Mỹ làm việc ngày càng nhiều
Người già ở Mỹ ngày càng có chiều hướng bỏ qua tuổi nghỉ hưu truyền thống là 65 tuổi
Ngày càng có nhiều người Mỹ làm việc trong những năm tháng lẽ ra là thời gian nghỉ hưu của họ.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố mới đây cho biết khoảng 19% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên làm ít nhất công việc bán thời gian trong quý 2/2017. Tỷ lệ người cao tuổi Mỹ làm việc này là cao nhất trong 55 năm, trước khi người hưu trí ở nước này được hưởng chế độ chăm sóc y tế và an sinh xã hội tốt hơn kể từ cuối thập niên 1960.
Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn. Người Mỹ thuộc thế hệ “babyboomer” (sinh ra trong khoảng thời gian từ 1945-1964) ngày càng có chiều hướng bỏ qua tuổi nghỉ hưu truyền thống là 65 tuổi.
Theo báo cáo, trong quý 2 vừa qua, 32% người Mỹ trong độ tuổi từ 65-69 có việc làm. Thậm chí ngày càng nhiều người trên 70% từ chối, hoặc không thể, nghỉ hưu. Cũng trong quý 2, có 19% người Mỹ từ 70-74 tuổi làm việc, so với mức 11% vào năm 1994.
Thậm chí, những người già trên 65 tuổi còn làm việc nhiều hơn những người già dưới 65 tuổi. Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ dự báo, đến năm 2024, 36% người Mỹ từ 65-69 tuổi sẽ là một bộ phận của thị trường lao động, từ mức 22% vào năm 1994.
Có một số nhân tố khiến người già Mỹ làm việc. Nhiều người có sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn so với các thế hệ trước đây. Một số chọn không nghỉ hưu hoàn toàn vì yêu thích công việc, hoặc muốn giữ sự năng động và tỉnh táo.
Một số khác cần có tiền cho cuộc sống. Càng làm việc lâu, họ càng có cuộc sống thoải mái hơn khi về hưu. Tuổi thọ cao và chi phí y tế gia tăng khiến việc nghỉ hưu trở nên tốn kém hơn, trong khi tiền lương tăng chậm và tiền lương hưu truyền thống suy giảm khiến việc tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi già trở nên khó hơn.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mọi người muốn lùi tuổi nghỉ hưu thực sự. Theo một cuộc khảo sát của Aegon, khoảng 1/3 người lao động ở Nhật, Mỹ và Anh muốn làm việc qua 70 tuổi. Ở Canada, tỷ lệ này là gần 30%.
Tuy nhiên, không phải người già nào muốn làm việc đều có việc làm. Nhiều chủ sử dụng lao động không muốn dùng người lao động lớn tuổi.
“Mặc dù việc phân biệt tuổi tác đã bị coi là bất hợp pháp từ 50 năm trước, các công ty vẫn tiếp tục xem người lao động lớn tuổi là ‘cục nợ’”, giáo sư xã hội học Ruth Milkman thuộc Đại học New York nhận định.
Bởi vậy, nhiều người Mỹ cao tuổi muốn làm việc phải chấp nhận những công việc tạm thời hoặc làm tự do. Theo khảo sát của Cục Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ, những người già làm việc tự do phải chịu mức thu nhập giảm bình quân 18.160 USD/năm.
Có một điều trớ trêu là những người già ở Mỹ dễ giữ công việc nhất - là những người khỏe mạnh, có bằng cấp tốt, và kỹ năng cao, và yêu thích công việc - lại thường là những người ít cần kiếm tiền nhất. Những người già khác ở nước này là những người hầu như có ít lựa chọn việc tốt, nên họ thường quyết định chọn cách nghỉ hưu hoặc sống tằn tiện nhờ tiền trợ cấp hoặc lương hưu.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố mới đây cho biết khoảng 19% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên làm ít nhất công việc bán thời gian trong quý 2/2017. Tỷ lệ người cao tuổi Mỹ làm việc này là cao nhất trong 55 năm, trước khi người hưu trí ở nước này được hưởng chế độ chăm sóc y tế và an sinh xã hội tốt hơn kể từ cuối thập niên 1960.
Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn. Người Mỹ thuộc thế hệ “babyboomer” (sinh ra trong khoảng thời gian từ 1945-1964) ngày càng có chiều hướng bỏ qua tuổi nghỉ hưu truyền thống là 65 tuổi.
Theo báo cáo, trong quý 2 vừa qua, 32% người Mỹ trong độ tuổi từ 65-69 có việc làm. Thậm chí ngày càng nhiều người trên 70% từ chối, hoặc không thể, nghỉ hưu. Cũng trong quý 2, có 19% người Mỹ từ 70-74 tuổi làm việc, so với mức 11% vào năm 1994.
Thậm chí, những người già trên 65 tuổi còn làm việc nhiều hơn những người già dưới 65 tuổi. Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ dự báo, đến năm 2024, 36% người Mỹ từ 65-69 tuổi sẽ là một bộ phận của thị trường lao động, từ mức 22% vào năm 1994.
Có một số nhân tố khiến người già Mỹ làm việc. Nhiều người có sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn so với các thế hệ trước đây. Một số chọn không nghỉ hưu hoàn toàn vì yêu thích công việc, hoặc muốn giữ sự năng động và tỉnh táo.
Một số khác cần có tiền cho cuộc sống. Càng làm việc lâu, họ càng có cuộc sống thoải mái hơn khi về hưu. Tuổi thọ cao và chi phí y tế gia tăng khiến việc nghỉ hưu trở nên tốn kém hơn, trong khi tiền lương tăng chậm và tiền lương hưu truyền thống suy giảm khiến việc tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi già trở nên khó hơn.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mọi người muốn lùi tuổi nghỉ hưu thực sự. Theo một cuộc khảo sát của Aegon, khoảng 1/3 người lao động ở Nhật, Mỹ và Anh muốn làm việc qua 70 tuổi. Ở Canada, tỷ lệ này là gần 30%.
Tuy nhiên, không phải người già nào muốn làm việc đều có việc làm. Nhiều chủ sử dụng lao động không muốn dùng người lao động lớn tuổi.
“Mặc dù việc phân biệt tuổi tác đã bị coi là bất hợp pháp từ 50 năm trước, các công ty vẫn tiếp tục xem người lao động lớn tuổi là ‘cục nợ’”, giáo sư xã hội học Ruth Milkman thuộc Đại học New York nhận định.
Bởi vậy, nhiều người Mỹ cao tuổi muốn làm việc phải chấp nhận những công việc tạm thời hoặc làm tự do. Theo khảo sát của Cục Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ, những người già làm việc tự do phải chịu mức thu nhập giảm bình quân 18.160 USD/năm.
Có một điều trớ trêu là những người già ở Mỹ dễ giữ công việc nhất - là những người khỏe mạnh, có bằng cấp tốt, và kỹ năng cao, và yêu thích công việc - lại thường là những người ít cần kiếm tiền nhất. Những người già khác ở nước này là những người hầu như có ít lựa chọn việc tốt, nên họ thường quyết định chọn cách nghỉ hưu hoặc sống tằn tiện nhờ tiền trợ cấp hoặc lương hưu.