Người miền Nam làm dịch vụ chuyên nghiệp hơn
Khu vực miền Bắc vẫn tiếp tục bị chỉ trích do sự nghèo nàn về dịch vụ và chất lượng phục vụ kém
So với các tỉnh khu vực miền Bắc, thị trường dịch vụ lưu trú phía Nam sôi động hơn rất nhiều.
Một kết quả nghiên cứu khảo sát thị trường mới đây của Grant Thornton Vietnam cho thấy, dịch vụ ở khu vực phía Nam trội hơn hẳn về tính chuyên nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê của Tp.HCM, đã có 1,9 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố, tăng 5% so với cùng kỳ, cao gần gấp đôi so với tăng trưởng lượng khách của cả nước (2,6%), chiếm 54% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Tp.HCM hiện có hơn 1.800 cơ sở lưu trú với 42.000 phòng nghỉ được xếp hạng, cùng với 29.000 doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động ngành du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đóng góp 11 - 15% GDP của thành phố và 6% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
Nếu chỉ tính các khách sạn có hạng từ 3-5 sao, theo thống kê của Grant Thornton, Tp.HCM đang có 138 khách sạn.
Như khảo sát của Savills, công suất cho thuê trung bình của cả thị trường khách sạn trong 3 tháng đầu năm đạt 75%, tăng 1 điểm phần trăm theo quý. Trong khi đó, giá phòng trung bình là 1.791.000 đồng/ phòng/ đêm, giảm khá mạnh 6% theo quý và -11% theo năm, do giá phòng phân khúc 5 sao giảm mạnh trong thời gian qua.
Hiện tại, đối với phân khúc khách sạn 3 và 4 sao hoạt động tốt nhất với công suất cho thuê đạt 79%. Công suất của phân khúc 3 sao tăng 4 điểm phần trăm và của 4 sao tăng 5 điểm phần trăm theo quý. Tình hình hoạt động tốt hơn đã làm doanh thu trên số lượng phòng có sẵn của cả 2 phân khúc này tăng.
Trong khi đó, công suất của phân khúc 5 sao đạt 69%, giảm mạnh 5 điểm phần trăm so với quý trước. Giá phòng của 5 sao là 2.770.000 VND/phòng/đêm, giảm -7% theo quý và -12% theo năm.
Mấy tháng qua, số lượng du khách quốc tế đến Tp.HCM gia tăng mặc dù số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiện giảm. Điều này làm tăng nguồn cầu cho khách sạn 3 đến 5 sao tại Tp.HCM. Trong quý 1/2013, số du khách quốc tế đến Tp.HCM khoảng 1.050.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số du khách quốc đến Việt Nam giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tiềm năng của thị trường khách sạn vẫn còn nhiều, do đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú vẫn thu hút các nhà đầu tư. Savills Vietnam cho biết, từ nay đến cuối năm 2013, sẽ có 4 khách sạn từ 3 đến 5 sao với khoảng 800 phòng dự kiến tham gia vào thị trường.
Trong đó, hai dự án tọa lạc tại quận 1 và 2 dự án còn lại “nằm” bên quận 7. Hai dự án khách sạn 5 sao mới sẽ cung cấp thêm cho thị trường 220 phòng vào thị trường, như vậy, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Theo đánh giá của Grant Thornton, nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng và môi trường, xã hội trong hoạt động của các khách sạn được quan tâm hơn trước. Miền Nam là khu vực thể hiện rõ về điều này. Không chỉ vậy, ngay ở yếu tố chất lượng của các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch, cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Theo lời khuyên của chuyên gia Grant Thornton, Việt Nam cần cải thiện điều đó nếu muốn du lịch tăng trưởng. Đặc biệt, khu vực miền Bắc vẫn tiếp tục bị chỉ trích do sự nghèo nàn về dịch vụ và chất lượng phục vụ kém. Do đó, rất khó giữ chân du khách và níu kéo họ quay lại lần thứ 2, thứ 3.
Tại Tp.HCM, thời gian qua, vấn đề an ninh cho du khách trong quá trình đi tham quan thành phố còn phức tạp. Tình trạng cướp giật túi xách, tư trang của du khách nước ngoài diễn ra liên tục, đây là một trong những điều sẽ khiến cho du khách nản lòng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Một kết quả nghiên cứu khảo sát thị trường mới đây của Grant Thornton Vietnam cho thấy, dịch vụ ở khu vực phía Nam trội hơn hẳn về tính chuyên nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê của Tp.HCM, đã có 1,9 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố, tăng 5% so với cùng kỳ, cao gần gấp đôi so với tăng trưởng lượng khách của cả nước (2,6%), chiếm 54% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Tp.HCM hiện có hơn 1.800 cơ sở lưu trú với 42.000 phòng nghỉ được xếp hạng, cùng với 29.000 doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động ngành du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đóng góp 11 - 15% GDP của thành phố và 6% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
Nếu chỉ tính các khách sạn có hạng từ 3-5 sao, theo thống kê của Grant Thornton, Tp.HCM đang có 138 khách sạn.
Như khảo sát của Savills, công suất cho thuê trung bình của cả thị trường khách sạn trong 3 tháng đầu năm đạt 75%, tăng 1 điểm phần trăm theo quý. Trong khi đó, giá phòng trung bình là 1.791.000 đồng/ phòng/ đêm, giảm khá mạnh 6% theo quý và -11% theo năm, do giá phòng phân khúc 5 sao giảm mạnh trong thời gian qua.
Hiện tại, đối với phân khúc khách sạn 3 và 4 sao hoạt động tốt nhất với công suất cho thuê đạt 79%. Công suất của phân khúc 3 sao tăng 4 điểm phần trăm và của 4 sao tăng 5 điểm phần trăm theo quý. Tình hình hoạt động tốt hơn đã làm doanh thu trên số lượng phòng có sẵn của cả 2 phân khúc này tăng.
Trong khi đó, công suất của phân khúc 5 sao đạt 69%, giảm mạnh 5 điểm phần trăm so với quý trước. Giá phòng của 5 sao là 2.770.000 VND/phòng/đêm, giảm -7% theo quý và -12% theo năm.
Mấy tháng qua, số lượng du khách quốc tế đến Tp.HCM gia tăng mặc dù số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiện giảm. Điều này làm tăng nguồn cầu cho khách sạn 3 đến 5 sao tại Tp.HCM. Trong quý 1/2013, số du khách quốc tế đến Tp.HCM khoảng 1.050.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số du khách quốc đến Việt Nam giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tiềm năng của thị trường khách sạn vẫn còn nhiều, do đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú vẫn thu hút các nhà đầu tư. Savills Vietnam cho biết, từ nay đến cuối năm 2013, sẽ có 4 khách sạn từ 3 đến 5 sao với khoảng 800 phòng dự kiến tham gia vào thị trường.
Trong đó, hai dự án tọa lạc tại quận 1 và 2 dự án còn lại “nằm” bên quận 7. Hai dự án khách sạn 5 sao mới sẽ cung cấp thêm cho thị trường 220 phòng vào thị trường, như vậy, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Theo đánh giá của Grant Thornton, nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng và môi trường, xã hội trong hoạt động của các khách sạn được quan tâm hơn trước. Miền Nam là khu vực thể hiện rõ về điều này. Không chỉ vậy, ngay ở yếu tố chất lượng của các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch, cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Theo lời khuyên của chuyên gia Grant Thornton, Việt Nam cần cải thiện điều đó nếu muốn du lịch tăng trưởng. Đặc biệt, khu vực miền Bắc vẫn tiếp tục bị chỉ trích do sự nghèo nàn về dịch vụ và chất lượng phục vụ kém. Do đó, rất khó giữ chân du khách và níu kéo họ quay lại lần thứ 2, thứ 3.
Tại Tp.HCM, thời gian qua, vấn đề an ninh cho du khách trong quá trình đi tham quan thành phố còn phức tạp. Tình trạng cướp giật túi xách, tư trang của du khách nước ngoài diễn ra liên tục, đây là một trong những điều sẽ khiến cho du khách nản lòng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)