Người tiêu dùng Đông Nam Á đang chuộng những mặt hàng cao cấp hơn?
Doanh số của sản phẩm thuộc phân khúc “cao cấp”— là các sản phẩm có giá cao hơn mức giá trung bình của toàn ngành hàng ít nhất 20%, theo định nghĩa của Nielsen, đang tăng trưởng ở mức độ chóng mặt.
“Hoàn toàn không có nghi ngờ gì khi nói rằng các sản phẩm ở phân khúc phổ thông đang chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, nhưng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt của tầng lớp trung lưu trong khu vực khi họ tăng chi tiêu cho các nhãn hàng cao cấp nhiều hơn. Hiện tượng này chính là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất “cao cấp hóa” các sản phẩm của mình bằng cách đầu tư cải tiến sản phẩm và cung cấp với mức giá cạnh tranh hơn” – nhận định của ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam.
Nghiên cứu này xác định các thuộc tính mà người tiêu dùng đang tìm kiếm trong các sản phẩm cao cấp, và cũng chỉ ra những lý do cơ bản đằng sau thúc đẩy họ mua các sản phẩm đó. “Chúng tôi cũng khám phá xem “cao cấp” có ý nghĩa như thế nào đối với NTD, và chúng tôi xác định những ngành hàng nào mà NTD sẵn sàng chi trả cho mức giá cao hơn. Bên cạnh đó, bởi vì sự sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm cao cấp được hình thành chủ yếu bởi cách người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về tình hình tài chính của họ, do đó chúng tôi nghiên cứu ở khía cạnh về nhận thức khả năng chi tiêu của họ”.
Chi tiêu hào phóng hay thắt chặt hầu bao?
Mức thu nhập đóng một vai quan trọng trong việc NTD cảm nhận như thế nào về khả năng chi tiêu của họ. Điều này được nhấn mạnh thêm khi có đến hơn phân nửa (68%) NTD ở khu vực Đông Nam Á; với tỷ lệ cao nhất là Việt Nam (82%) và Indonesia (74%) nói rằng họ đang có tình trạng tài chính tốt. Và những cải thiện về tình hình tài chính cho thấy khả năng chi tiêu sẽ tăng lên. Tại Việt Nam, 23% NTD nói rằng họ sẵn sàng chi tiêu một cách thoải mái. 51% NTD khác thì cho rằng họ có thể mua những thứ mà họ muốn; trong khi đó 26% lại nói rằng họ chỉ đủ tiền để trang trải có nhu cầu cơ bản của cuộc sống (sinh hoạt phí). Điều này cũng diễn ra tương tự ở Indonesia & Singapore.Tuy nhiên, tình hình lại không được tích cực ở Philippines và Malaysia.
Đối với đại đa số người tham gia trả lời phỏng vấn, khi nói đến việc mua sắm các sản phẩm cao cấp, thì giá cao không phải là tất cả. Mà thật ra, chỉ có ¼ người Việt (25%) cho rằng họ coi một sản phẩm là cao cấp bởi vì nó đắt. Mà thay vào đó, NTD định nghĩa một sản phẩm là cao cấp dựa vào chất lượng tuyệt hảo và hiệu quả hoạt động vượt trội. 63% người Việt nói rằng một sản phẩm cao cấp là được làm từ nguyên/nhiên liệu với chất lượng cao nhất. Đây cũng là câu trả lời phổ biến trong khu vực và ở hầu hết các quốc gia được thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó, 61% NTD Việt nói rằng một sản phẩm cao cấp là một sản phẩm được sản xuất bởi một nhãn hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó,các yếu tố được xem là tạo nên một sản phẩm cao cấp là thiết kế/kiểu dáng đẹp/sang trọng vượt trội (49%) hoặc chức năng/tính năng hoạt động tốt (50%).
Mặc dù các sản phẩm cao cấp về công nghệ, mỹ phẩm và quần áo/giày dép là những dòng sản phẩm được NTD mua nhiều nhất (với 49%, 43% và 43%, theo thứ tự tương ứng), nhưng NTD ở hầu hết các thị trường cũng sẵn sàng xem xét để chi trả cao hơn cho các sản phẩm là thịt/hải sản có chất lượng tốt hơn. Ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp cũng có nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh mẽ. Hơn ¼ NTD Việt cho biết họ sẵn sàng mua các sản phẩm cao cấp thuộc ngành hàng chăm sóc răng miệng (37%), chăm sóc cơ thể (36%) và chăm sóc tóc (32%). Bên cạnh đó, khoảng 3 trong 10 người Việt (32%) nói rằng họ sẽ xem xét để chi trả cao hơn cho các sản phẩm bơ sữa và các sản phẩm thực phẩm trẻ em/sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Khi nói đến khả năng mua sắm các sản phẩm cao cấp, không phải tất cả các thuộc tính sản phẩm đều giống nhau. Một số đặc tính nào đó về chất lượng của sản phẩm sẽ quyết định sản phẩm đó có một mức giá cao hơn trong tâm trí của NTD – và họ sẵn sàng trả một khoản tiền lớn hơn để có được sản phẩm đó. Trong một thế giới mà nhận thức tiêu dùng thiên về các phân khúc phổ thông, đối với nhiều người thì các sản phẩm với các tiêu chí an toàn, mang lại lợi ích cho sức khỏe và môi trường sẽ quyết định sản phẩm có giá cao hơn. Thật vậy, khoảng 6 trong 10 người Việt sẵn sàng để chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có chất lượng cao hơn mức tiêu chuẩn thông thường (62%) hoặc các sản phẩm được làm từ các nguyên/nhiên liệu hữu cơ/các thành phần tự nhiên (54%), cung cấp các chức năng cao cấp hơn/hiệu suất hoạt động tốt hơn (53%) vàthân thiện với môi trường hoặc làm từ các nguyên liệu bền vững (53%).
Khi nói đến các nguồn thông tin có khả năng nhất để thúc đẩy người tiêu dùng thử sản phẩm cao cấp mới, đa số người được hỏi tại Việt Nam chủ yếu dựa trên các khuyến nghị của bạn bè, gia đình (53%) và những nghiên cứu từ chính họ (53%). Các nguồn thông tin phổ biến khác là chủ yếu dựa vào các quảng cáo trên TV (39%), quảng cáo tại cửa tiệm (39%) và quảng cáo trực tuyến (38%).
Mức thu nhập đóng một vai quan trọng trong việc NTD cảm nhận như thế nào về khả năng chi tiêu của họ. Điều này được nhấn mạnh thêm khi có đến hơn phân nửa (68%) NTD ở khu vực Đông Nam Á; với tỷ lệ cao nhất là Việt Nam (82%) và Indonesia (74%) nói rằng họ đang có tình trạng tài chính tốt. Và những cải thiện về tình hình tài chính cho thấy khả năng chi tiêu sẽ tăng lên. Tại Việt Nam, 23% NTD nói rằng họ sẵn sàng chi tiêu một cách thoải mái. 51% NTD khác thì cho rằng họ có thể mua những thứ mà họ muốn; trong khi đó 26% lại nói rằng họ chỉ đủ tiền để trang trải có nhu cầu cơ bản của cuộc sống (sinh hoạt phí). Điều này cũng diễn ra tương tự ở Indonesia & Singapore.Tuy nhiên, tình hình lại không được tích cực ở Philippines và Malaysia.
Đối với đại đa số người tham gia trả lời phỏng vấn, khi nói đến việc mua sắm các sản phẩm cao cấp, thì giá cao không phải là tất cả. Mà thật ra, chỉ có ¼ người Việt (25%) cho rằng họ coi một sản phẩm là cao cấp bởi vì nó đắt. Mà thay vào đó, NTD định nghĩa một sản phẩm là cao cấp dựa vào chất lượng tuyệt hảo và hiệu quả hoạt động vượt trội. 63% người Việt nói rằng một sản phẩm cao cấp là được làm từ nguyên/nhiên liệu với chất lượng cao nhất. Đây cũng là câu trả lời phổ biến trong khu vực và ở hầu hết các quốc gia được thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó, 61% NTD Việt nói rằng một sản phẩm cao cấp là một sản phẩm được sản xuất bởi một nhãn hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó,các yếu tố được xem là tạo nên một sản phẩm cao cấp là thiết kế/kiểu dáng đẹp/sang trọng vượt trội (49%) hoặc chức năng/tính năng hoạt động tốt (50%).
Mặc dù các sản phẩm cao cấp về công nghệ, mỹ phẩm và quần áo/giày dép là những dòng sản phẩm được NTD mua nhiều nhất (với 49%, 43% và 43%, theo thứ tự tương ứng), nhưng NTD ở hầu hết các thị trường cũng sẵn sàng xem xét để chi trả cao hơn cho các sản phẩm là thịt/hải sản có chất lượng tốt hơn. Ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp cũng có nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh mẽ. Hơn ¼ NTD Việt cho biết họ sẵn sàng mua các sản phẩm cao cấp thuộc ngành hàng chăm sóc răng miệng (37%), chăm sóc cơ thể (36%) và chăm sóc tóc (32%). Bên cạnh đó, khoảng 3 trong 10 người Việt (32%) nói rằng họ sẽ xem xét để chi trả cao hơn cho các sản phẩm bơ sữa và các sản phẩm thực phẩm trẻ em/sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Khi nói đến khả năng mua sắm các sản phẩm cao cấp, không phải tất cả các thuộc tính sản phẩm đều giống nhau. Một số đặc tính nào đó về chất lượng của sản phẩm sẽ quyết định sản phẩm đó có một mức giá cao hơn trong tâm trí của NTD – và họ sẵn sàng trả một khoản tiền lớn hơn để có được sản phẩm đó. Trong một thế giới mà nhận thức tiêu dùng thiên về các phân khúc phổ thông, đối với nhiều người thì các sản phẩm với các tiêu chí an toàn, mang lại lợi ích cho sức khỏe và môi trường sẽ quyết định sản phẩm có giá cao hơn. Thật vậy, khoảng 6 trong 10 người Việt sẵn sàng để chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có chất lượng cao hơn mức tiêu chuẩn thông thường (62%) hoặc các sản phẩm được làm từ các nguyên/nhiên liệu hữu cơ/các thành phần tự nhiên (54%), cung cấp các chức năng cao cấp hơn/hiệu suất hoạt động tốt hơn (53%) vàthân thiện với môi trường hoặc làm từ các nguyên liệu bền vững (53%).
Khi nói đến các nguồn thông tin có khả năng nhất để thúc đẩy người tiêu dùng thử sản phẩm cao cấp mới, đa số người được hỏi tại Việt Nam chủ yếu dựa trên các khuyến nghị của bạn bè, gia đình (53%) và những nghiên cứu từ chính họ (53%). Các nguồn thông tin phổ biến khác là chủ yếu dựa vào các quảng cáo trên TV (39%), quảng cáo tại cửa tiệm (39%) và quảng cáo trực tuyến (38%).
Về phương pháp nghiên cứu Dữ liệu doanh số bán lẻ được lấy nguồn từ Dịch vụ Đo lường bán lẻ của Nielsen – các dữ liệu phản ánh doanh số và giá từ các kênh bán lẻ chính trên thị trường. Các kết luận trong báo cáo này được đưa ra dựa trên khảo sát với hơn 30.000 đáp viên trực tuyến tại 63 quốc gia. Mặc dù phương pháp khảo sát trực tuyến cho phép tiếp cận đáp viên ở quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu, nhưng nó cũng cung cấp một khía cạnh nào đó dựa trên thói quen của các đáp viên tham gia phỏng vấn trực tuyến, chứ không phải đại diện cho toàn thể dân số ở khắp các khu vực. Tại các thị trường đang phát triển nơi mà tỉ lệ sử dụng internet vẫn còn thấp, người sử dụng có thể trẻ hơn và giàu có hơn mặt bằng chung dân số ở quốc gia đó. Bên cạnh đó, các phản hồi của khảo sát được dựa trên hành vi hơn là dữ liệu có thiết bị đo lường thực tế. Khác biệt văn hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng ở khắp các quốc gia. Kết quả báo cáo không cố gắng để kiểm soát hay điều chỉnh cho những khác biệt này; do đó, nên cần thận trọng khi so sánh giữa các quốc gia và khu vực, đặc biệt là giữa các khu vực với nhau. |
My Huyền