Người Việt chi gần 45 tỷ USD để mua sắm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong năm nay đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 44,8 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong năm nay đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 44,8 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm trước.
Như vậy, mỗi người trong tổng số trên 85 triệu dân Việt Nam trong năm vừa qua bỏ ra 8,52 triệu đồng, tương đương 526 USD, cho tiêu dùng.
So với mức 6,9 triệu đồng của năm ngoái, năm nay số tiền dành cho chi tiêu của người dân đã tăng 19%.
Thương nghiệp vẫn đang là ngành có doanh thu lớn nhất với 586.233 tỷ đồng, chiếm tới 80% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa của đất nước. Khách sạn - nhà hàng và các ngành dịch vụ khác lần lượt thu về 86.608 tỷ đồng và 45.346 tỷ đồng.
Loại hình kinh tế cá thể dẫn đầu về doanh thu từ các dịch vụ bán lẻ khi chiếm tới 56,2% tổng mức bán lẻ, thu về 407.892 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân cũng đang chiếm ưu thế với 209.509 tỷ đồng, tương đương 28,8%.
Trong khi đó, các khu vực kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài vẫn khá khiếm tốn, ở mức dưới 10%.
Như vậy, mỗi người trong tổng số trên 85 triệu dân Việt Nam trong năm vừa qua bỏ ra 8,52 triệu đồng, tương đương 526 USD, cho tiêu dùng.
So với mức 6,9 triệu đồng của năm ngoái, năm nay số tiền dành cho chi tiêu của người dân đã tăng 19%.
Thương nghiệp vẫn đang là ngành có doanh thu lớn nhất với 586.233 tỷ đồng, chiếm tới 80% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa của đất nước. Khách sạn - nhà hàng và các ngành dịch vụ khác lần lượt thu về 86.608 tỷ đồng và 45.346 tỷ đồng.
Loại hình kinh tế cá thể dẫn đầu về doanh thu từ các dịch vụ bán lẻ khi chiếm tới 56,2% tổng mức bán lẻ, thu về 407.892 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân cũng đang chiếm ưu thế với 209.509 tỷ đồng, tương đương 28,8%.
Trong khi đó, các khu vực kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài vẫn khá khiếm tốn, ở mức dưới 10%.