Nguy cơ "kích" nhầm hàng ngoại nhập
Sự lo ngại này rất có lý khi thị trường tiêu dùng Việt Nam, đâu đâu cũng nhìn thấy sản phẩm nhập ngoại, thậm chí kể cả rau
Gói kích cầu, trong đó có kích cầu tiêu dùng đã triển khai được gần 7 tháng. Nhưng từ 1/9 tới, "Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước 2009" của Bộ Công Thương nhằm kích thích tiêu dùng nội địa mới chính thức được bắt đầu. Một sự khởi động đã khá muộn màng lại khó trúng đích.
Muộn màng và khó trúng đích bởi theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh mà hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đang ào ào đổ vào Việt Nam thì giải pháp kích cầu tiêu dùng, nếu không thận trọng sẽ có nguy cơ kích "nhầm" cầu tiêu dùng vào hàng nước ngoài như lịch sử những năm 1998-1999.
Đến rau cũng là đồ... ngoại nhập
Theo PGS.TS Ngô Quang Minh, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, kích cầu của Chính phủ là chủ trương đúng nhưng có thật sự là kích cầu cho tiêu dùng và đầu tư mở rộng sản xuất hay biến thành "kích cung", khuyến khích sản xuất hàng hóa cho... nước khác?
Sự lo ngại này rất có lý khi thị trường tiêu dùng Việt Nam, đâu đâu cũng nhìn thấy sản phẩm nhập ngoại, thậm chí kể cả rau.
TS.Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã đưa ra con số giật mình: 134 triệu USD phải bỏ ra để nhập khẩu rau quả trong những tháng đầu năm.
Ngày 24/8, Tổng cục Thống kê công bố bản danh sách những hàng hóa nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2009. Nhìn vào danh mục 30 mặt hàng nhập khẩu, riêng tháng 8 đã tiêu tốn tới 6,2 tỉ USD, trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu đã ngốn trên 42,3 tỷ USD, mà không khỏi không xót xa.
Chúng ta phải nhập khẩu gần 200 triệu USD thủy sản và 539 triệu USD gỗ và các nguyên phụ liệu gỗ trong 8 tháng đầu năm. Có nhiều mặt hàng mà nguồn trong nước luôn sẵn sàng cung cấp dồi dào, nhưng vẫn phải nhập khẩu tới hàng trăm triệu USD như nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong 8 tháng đầu năm đã lên tới 304 triệu USD, nhập khẩu phôi thép lên tới 554 triệu USD...
Hàng chục tỷ USD đang "chảy máu" vì nhập khẩu và số tiền này có thể còn nhiều hơn nữa nếu kích cầu "nhầm". Ngoài ra còn một mối nguy hiểm khác cần được tiếp tục tính đến là việc nhập khẩu nhiều đến nỗi nhiều người bán hàng cảm thấy "ngại" khi bán hàng nội.
TS.Nguyễn Minh Châu cho biết, có nơi quả nhãn xuồng cơm vàng của ta nhưng người bán cứ nói là nhãn Thái. Tương tự, sầu riêng RI-6, hoặc sầu riêng Chín Hóa nhưng cũng cứ nói là sầu riêng Thái, mặc dù những loại đó của ta ngon không kém gì, thậm chí có phần còn hơn. Rõ ràng, hàng Việt Nam đang ngắc ngoải ngay tại sân nhà.
Vẫn còn rất nhiều hy vọng...
Thị trường nội địa với gần 86 triệu dân là nơi các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu thế hơn như: am hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt; có thể lựa chọn nhiều phương thức tổ chức thị trường phù hợp với khả năng và lợi thế của doanh nghiệp; dễ dàng thiết lập mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối với nhau.
Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể hình thành kênh lưu thông ổn định, tạo ra sức mạnh thị trường..., là khẳng định của Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Võ Văn Quyền. Cũng nhờ những những ưu thế này, sức sống trở lại đối với hàng nội là điều hoàn toàn có thể.
Thực tế thì trong những tháng đầu năm, có nhiều doanh nghiệp đã "sống khỏe" nhờ thị trường này. "Ngành dệt may trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng khoảng 18%, trong đó, tỷ lệ hàng tiêu thụ tại thị trường trong nước khá lớn.
Hay như sản phẩm Điện cơ Thống Nhất, 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 345 tỷ đồng, tăng 15%, doanh thu (không kể VAT) đạt 256 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái", ông Quyền dẫn chứng.
Nhưng để niềm hy vọng người Việt dùng hàng Việt lớn lên thì vẫn còn là một chặng đường rất dài. Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc kích cầu tiêu dùng đúng địa chỉ nhưng cầu này có kích được không còn phụ thuộc rất nhiều vào cả doanh nghiệp và người dân.
Theo TS.Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội Hà Nội, người Việt Nam chỉ dùng hàng Việt Nam khi họ có thông tin đầy đủ về nguồn hàng, chất lượng và giá cả hàng hóa, cũng như khi họ được tiếp cận hệ thống dịch vụ phân phối hàng thuận tiện và tốt nhất có thể có trong so sánh với các hàng hóa ngoại nhập.
Hiện, các nhà quản lý thị trường đang rất hy vọng trong thời gian tới sẽ có một làn sóng say sưa mua sắm hàng nội khi 51 tỷ đồng xúc tiến thương mại nội địa được tung ra để phục vụ một loạt chương trình như hỗ trợ năng lực cộng đồng (hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, thông tin mạng lưới phân phối, thương nhân, tổ chức hội thảo và tọa đàm); tổ chức hội chợ nông sản và sản phẩm làng nghề (phía Bắc vào tháng 11/2009 và phía Nam vào tháng 3/2010); tổ chức thường xuyên các hoạt động bán hàng về nông thôn, các khu công nghiệp và khu đô thị...
Muộn màng và khó trúng đích bởi theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh mà hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đang ào ào đổ vào Việt Nam thì giải pháp kích cầu tiêu dùng, nếu không thận trọng sẽ có nguy cơ kích "nhầm" cầu tiêu dùng vào hàng nước ngoài như lịch sử những năm 1998-1999.
Đến rau cũng là đồ... ngoại nhập
Theo PGS.TS Ngô Quang Minh, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, kích cầu của Chính phủ là chủ trương đúng nhưng có thật sự là kích cầu cho tiêu dùng và đầu tư mở rộng sản xuất hay biến thành "kích cung", khuyến khích sản xuất hàng hóa cho... nước khác?
Sự lo ngại này rất có lý khi thị trường tiêu dùng Việt Nam, đâu đâu cũng nhìn thấy sản phẩm nhập ngoại, thậm chí kể cả rau.
TS.Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã đưa ra con số giật mình: 134 triệu USD phải bỏ ra để nhập khẩu rau quả trong những tháng đầu năm.
Ngày 24/8, Tổng cục Thống kê công bố bản danh sách những hàng hóa nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2009. Nhìn vào danh mục 30 mặt hàng nhập khẩu, riêng tháng 8 đã tiêu tốn tới 6,2 tỉ USD, trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu đã ngốn trên 42,3 tỷ USD, mà không khỏi không xót xa.
Chúng ta phải nhập khẩu gần 200 triệu USD thủy sản và 539 triệu USD gỗ và các nguyên phụ liệu gỗ trong 8 tháng đầu năm. Có nhiều mặt hàng mà nguồn trong nước luôn sẵn sàng cung cấp dồi dào, nhưng vẫn phải nhập khẩu tới hàng trăm triệu USD như nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong 8 tháng đầu năm đã lên tới 304 triệu USD, nhập khẩu phôi thép lên tới 554 triệu USD...
Hàng chục tỷ USD đang "chảy máu" vì nhập khẩu và số tiền này có thể còn nhiều hơn nữa nếu kích cầu "nhầm". Ngoài ra còn một mối nguy hiểm khác cần được tiếp tục tính đến là việc nhập khẩu nhiều đến nỗi nhiều người bán hàng cảm thấy "ngại" khi bán hàng nội.
TS.Nguyễn Minh Châu cho biết, có nơi quả nhãn xuồng cơm vàng của ta nhưng người bán cứ nói là nhãn Thái. Tương tự, sầu riêng RI-6, hoặc sầu riêng Chín Hóa nhưng cũng cứ nói là sầu riêng Thái, mặc dù những loại đó của ta ngon không kém gì, thậm chí có phần còn hơn. Rõ ràng, hàng Việt Nam đang ngắc ngoải ngay tại sân nhà.
Vẫn còn rất nhiều hy vọng...
Thị trường nội địa với gần 86 triệu dân là nơi các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu thế hơn như: am hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt; có thể lựa chọn nhiều phương thức tổ chức thị trường phù hợp với khả năng và lợi thế của doanh nghiệp; dễ dàng thiết lập mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối với nhau.
Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể hình thành kênh lưu thông ổn định, tạo ra sức mạnh thị trường..., là khẳng định của Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Võ Văn Quyền. Cũng nhờ những những ưu thế này, sức sống trở lại đối với hàng nội là điều hoàn toàn có thể.
Thực tế thì trong những tháng đầu năm, có nhiều doanh nghiệp đã "sống khỏe" nhờ thị trường này. "Ngành dệt may trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng khoảng 18%, trong đó, tỷ lệ hàng tiêu thụ tại thị trường trong nước khá lớn.
Hay như sản phẩm Điện cơ Thống Nhất, 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 345 tỷ đồng, tăng 15%, doanh thu (không kể VAT) đạt 256 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái", ông Quyền dẫn chứng.
Nhưng để niềm hy vọng người Việt dùng hàng Việt lớn lên thì vẫn còn là một chặng đường rất dài. Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc kích cầu tiêu dùng đúng địa chỉ nhưng cầu này có kích được không còn phụ thuộc rất nhiều vào cả doanh nghiệp và người dân.
Theo TS.Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội Hà Nội, người Việt Nam chỉ dùng hàng Việt Nam khi họ có thông tin đầy đủ về nguồn hàng, chất lượng và giá cả hàng hóa, cũng như khi họ được tiếp cận hệ thống dịch vụ phân phối hàng thuận tiện và tốt nhất có thể có trong so sánh với các hàng hóa ngoại nhập.
Hiện, các nhà quản lý thị trường đang rất hy vọng trong thời gian tới sẽ có một làn sóng say sưa mua sắm hàng nội khi 51 tỷ đồng xúc tiến thương mại nội địa được tung ra để phục vụ một loạt chương trình như hỗ trợ năng lực cộng đồng (hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, thông tin mạng lưới phân phối, thương nhân, tổ chức hội thảo và tọa đàm); tổ chức hội chợ nông sản và sản phẩm làng nghề (phía Bắc vào tháng 11/2009 và phía Nam vào tháng 3/2010); tổ chức thường xuyên các hoạt động bán hàng về nông thôn, các khu công nghiệp và khu đô thị...